Làm giàu từ tiềm năng và lòng khát khao
HGĐT - Nằm giữa lòng thị trấn Vị Vuyên trong cái sôi động bên ngoài của phố xá, ít ai biết được ở đấy có một trang trại chăn nuôi lợn rừng và gà sao đã hai năm nay, ngày càng phát triển cung cấp mỗi năm hàng tấn thực phẩm thịt chất lượng cao ra thị trường xung quanh huyện và trong tỉnh Hà Giang.
Đó là trang trại của vợ chồng anh Phạm Văn Vọng và chị Triệu Thị Quyên, cả hai là kỹ sư ngành nông - lâm nghiệp, còn trẻ đang là cán bộ công chức, gia đình ở Thị trấn Vị Xuyên - Hà Giang.
Một góc trang tại chăn nuôi của gia đình anh Phạm Văn Vọng ẢNh: Bình Minh
Tôi đã quen biết gia đình anh Vọng, nhưng chuyện làm trang trại chăn nuôi của gia đình thì tôi mới được nghe… Một tối thứ bảy gần cuôí tháng 12.2011, tôi nhận được một cú diện thoại của chị Quyên - vợ anh Vọng, cho biết: Chị đang từ Hà Nội lên nhà để “Tổng kết” tình hình “thực thi” chỉ tiêu kinh doanh trang trại của gia đình năm 2011. Từ đó để rút ra bài học kinh nghiệm cho “nhiệm vụ” năm tới. Chị Quyên có mời mấy ngươì bạn về trang trại nhà mình chơi…
Lợn rừng, gà sao, gà tam hoàng của gia đình anh, chị là nguồn cung cấp thực phẩm cho thị trường. ẢNh: Bình Minh
Sáng chủ nhật vừa rồi tôi tới thăm trang trại của gia đình anh chị Vọng, Quyên. Mặc dù con đường vào trang trại ở khu vực thị trấn nhưng đang nằm trong dự án quy hoạch nên vẫn còn nền đất, gồ ghề, hẹp, nhưng xe ô tô vào tận cổng. Anh Vọng vừa mở cửa khu vườn chăn nuôi, thấy có người đến, hàng trăm con gà sao, gà trĩ chạy, bay tứ tung, kêu ầm ĩ. Hàng chục con gà trĩ còn bay lên vượt cả mái nhà, hàng rào bảo vệ cao 6-7 mét sang mái nhà dân bên cạnh. Trước mắt tôi là những đàn gà đông đúc chen nhau, lông màu vàng sẫmgiống như màu của mật ong rừng. Từng tốp đàn gà trĩ lông màu ghi bay lên cây cao đậu, nhìn giống như những quả mít to trang trí trên cành. Anh Vọng, chị Quyên đưa tôi đi thăm khu chăn nuôi lợn rừng. Từng dãy nhà xây được chia làm nhiều ngăn cho lợn ở. Ngăn nuôi lợn đực giống. Ngăn nuôi lợn nái. Ngăn nuôi lợn con mới sinh; các lứa lợn tuổi khác nhau được nhốt riêng. Trao đổi với tôi, anh Vọng cho biết: Trang trại này có diện tích gần 1600 mét vuông, trước đây là vườn nhà của một gia đình cán bộ đã chuyển vùng về Việt Trì, bán lại cho anh. Gia đình anh ở một thời gian, anh nghĩ khu vườn nhà quá rộng chẳng nuôi trồng thứ gì thật phí, có thể chăn nuôi theo kiểu trang trại nhỏ và vừa được, sao lại không phát huy? Đồng thời hai vợ chồng là kỹ sư nông, lâm nghiệp, kiến thức có, điều kiện có sao lại không làm… Mặc dù vợ chồng đang là cán bộ nhưng lao động thì lại có anh em ở nông thôn dưới xuôi không có việc làm …Nghĩ vậy vợ chồng anh Vọng quyết tâm xây dựng phương án chăn nuôi. Nhưng nuôi con gì là vấn đề. Lợn, gà loại phổ thông thì “thiên hạ” nuôi nhiều rồi? Vậy là mình phải nuôi con gì mới, giá trị kinh tế cao mới có hiệu quả. Nghĩ vậy, vợ chồng anh Vọng quyết định phương án nuôi lợn rừng lấy thịt và nuôi gà sao, gà trĩ có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay đàn lợn rừng của gia đình phát triển tốt. Ảnh: Bình Minh
Qua tìm hiểu tôi được biết, sẵn điều kiện được đi thăm quan, giao lưu nhiều tỉnh trong nước, hiểu biết về giống lợn rừng và hai loại gà trên, từ tháng 4 năm 2009, anh chị đi vào đầu tư cơ sở vật chất như chuồng trại, giống ban đầu: gồm 1 con lợn rừng đực giống, 3 con lợn rừng nái giống lấy từ tỉnh Ninh Thuận, Đắc Lắc, Bắc giang về vớitổng số tiền 40 triệu đồng. Đồng thời mua 1000 con gà giống bằng 15 triệu đồng… Cả đầu tư mua trang trại và xây dựng cơ sở vật chất, giống…, nguồn vốn anh chị bỏ ra và vay ngân hàng lên tới gần 400 triệu đồng. Do vợ chồng anh chị Vọng đang là cán bộ công chức, thời gian cho công việc cho trang trại ít, nên anh chị đã quyết định mời vợ chồng con người chị ở huyện Sơn Dương, Tuyên Quang vào làm tại trang trại chăn nuôi gà, lợn. Anh chị Vọng đã tích cực chỉ bảo người cháu những kiến thức cơ bản về chăn nuôi lợn rừng và hai loại gà sao, gà trĩ. Được sự hỗ trợ đắc lực về chuyên môn của anh chị, cộng với tinh thần ham học , nhiệt tình chăm chỉ trong công việc của vợ chồng người cháu, đàn lợn rừng nái đều sinh sản được lứa lợn đầu tiên rất tốt. Nhưng chẳng may con lợn rừng đực bị sổng chuồng trong đêm chạy lên rừng bị mất, nhưng nó cũng kịp để lại cho anh một đàn lợn rừng congiống hệt bố. Nhìn đàn lợn rừng và đàn gà cả ngàn con khoẻ mạnh, mỡ màng, cứ ngỡ bình thường, nhưng khi được anh chị Vọng cho biết công tác chăm sóc, phòng bệnh cho chúng chẳng dễ chút nào. Qui trình phòng bệnh là cứ một tháng phun thuốc khử trùng một lần. Gà lợn đều phải tuân thủ nghiêm ngặt tiêm phòng theo qui trình kỹ thuật. Ví dụ khi lợn con đẻ ra phải tiêm bổ trợ chất sắt. Một tháng tuổi tiêm phòng cộng cho ăn thức ăn có chất kháng sinh. Tiêm thuốc chống tụ huyết trùng; thuốc chống lở mồm, long móng gia súc; thuốc chống bệnh nhiệt thán, lép tô, dịch tả, tẩy giun sán… Nếu là gà con mới sinh còn phải nhỏ mắt, mũi, nuôi dưới bóng đèn, đủ nhiệt độ thoáng… Được một tháng tuổi phải thả ra ngoài cho thích nghi môi trường; cho ăn trộn thuốc chống dịch cúm…Khu chuồng trại phải vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, cho ăn thức ăn phải sạch…Vậy là nuôi gà để cho kết quả không dễ chút nào, giống như con người nuôi con mọn… Theo Chị Quyên nói thì năm 2009 trên địa bàn huyện Vị Xuyên có dịch bệnh gà xảy đồng loạt, nhưng 1000 con gà của trang trại anh chị không bị chết con nào. Đàn lợn rừng ngày càng phát triển tốt. Anh chị đã mua bổ sung thêm một con lợn rừng đực Việt
Kết quả là năm 2010 gia đình anh chị Vọng, Quyên đã thu được từ chăn nuôi lợn gà tổng cộng 200 triệu đồng. Năm 2011 trang trại của vợ chồng anh Vọng, Quyênhiện nay đàn lợn rừng có 7 nái, 2 con đực, tổng số đàn lợn con cỡ vài kg đến 50 kg lên đến 100 con. Đàn gà trĩ, gà sao gần 1000 con, với giá thị trường hiện nay, vừa giá lợn giống và lợn thịt, gà thịt, kết thúc năm năm 2011 gia đình anh dự tính doanh thu 400 triệu đồng.
Nhìn những đàn lợn rừng con đang gặm cỏ ngon lành (một loại cây rất giầu chất dinh dưỡng) gia đình anh chị trồng với diện tích 1000 mét vuông, phục vụ cho chăn nuôi cùng những đàn gà đông đúc, con nào cũng béo ngậy, tròn trĩnh, cụt đuôi, tôi thầm nghĩ “Trời” đã không phụ công vợ chồng anh chị. Kết quả đó là cả một quá trình của sự dám nghĩ dám làm, biết phát huy tiềm năng thế mạnh của mình, không ngại khó, ngại khổ của cặp vợ chồng công chức… Thế mới đáng trân trọng.
Khi năm cũ sắp qua, năm mới đến gần, tôi nhận ra trên khuôn mặt vợ chồng anh chị Phạm Văn long, Triệu Thị Quyên một dung nhan như hoa đào gặp Xuân về. Trước khi tạm biệt, chị Quyên nói với tôi: Năm tới có khả năng chồng em - anh Vọng sẽ chuyển vùng về Hà Nội (Bởi hiện nay chị Quyên đã chuyển công tác về Sở Nông nghiệp Hà Nội được gần một năm rồi). Nhưng chúng em vẫn duy trì, giữ vững trang trại nuôi lợn rừng và gà sao, gà trĩ để phục vụ nhu cầu thị trường Hà Giang. Dù có ở xa nhưng Vị Xuyên, Hà giang vẫn là quê hương của chúng em. Nhất định chúng em vẫn thường xuyên lên với Hà Giang; sẽ tiếp tục đầu tư thêm đàn lợn rừng lên 50 con lợn nái và khoảng trên 1000 con gà sao…
Tôi thầm nghĩ Vợ chồng anh Vọng, Quyên là nói thật. Bởi sự tồn tại của con người cũng chỉtừ sự chân thật và chia sẻ...
Ý kiến bạn đọc