Cây khoai tây, mũi nhọn phát triển kinh tế vụ Đông tại Phố Cáo

18:06, 16/12/2011

HGĐT- Xã Phố Cáo, huyện Đồng Văn được thiên nhiên ưu đãi có diện tích đất nông nghiệp tương đối rộng và bằng phẳng, trải dài trên 6 thôn; có hệ thống kênh mương dẫn nước đầu nguồn về phục vụ cho tưới tiêu. Toàn xã có 188,7 ha đất trồng lúa, tại các thôn Sủa Pả A,B; Chúng Pả A,B; Séo Lủng và Sảng Pả.


 

 Người dân xã Phố Cáo trồng khoai tây vụ đông.


Hằng năm, sau khi thu hoạch lúa xong, nhân dân thường trồng cây khoai tây vụ Thu đông, năng suất thường đạt trên 9-10 tấn/ha; sản phẩm thu được chủ yếu để phục vụ làm thực phẩm cho gia đình vào dịp tết, một số hộ bán tại chợ của xã với giá từ 5-7 ngàn đồng/1kg, quy mô trồng manh mún, tự phát trong từng hộ gia đình. Xác định đây là cây trồng phù hợp với thổ nhưỡng khí hậu vào vụ Đông của xã, năng suất sản lượng cao, giá trị kinh tế lớn, có thể trồng đại trà trên toàn diện tích trồng lúa, tạo việc làm cho người dân lúc nông nhàn, tăng hiệu suất sử dụng đất, thiết thực giúp nhân dân xóa đói giảm nghèo. Xã Phố Cáo đã đề xuất huyện hỗ trợ giống và trực tiếp liên hệ hợp đồng với đơn vị cung ứng giống, với giá 16.000 đồng/1 kg (huyện hỗ trợ 10.000 đồng/1kg, hộ dân phải bỏ 6000 đồng/1kg), sau khi thu hoạch sản phẩm bán lại cho đơn vị cung ứng giống với giá thấp nhất 5000 đồng/1kg.


Từ cơ chế và những điều kiện bảo đảm cho người dân của huyện, xã đã tập trung lãnh, chỉ đạo tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, chuẩn bị làm đất, phân chuồng...


Kết quả, nhân dân đã đăng ký và trực tiếp nhận từ đơn vị cung ứng giống được 41 tấn, tương đương với 41 ha. Ngoài ra, trước khi có cơ chế hỗ trợ của huyện nhân dân đã tự liên hệ mua khoảng 20 tấn giống; đây là cây trồng quen thuộc của bà con hàng năm nên việc vận động làm đất, chuẩn bị phân chuồng gặp nhiều thuận lợi, ngành chuyên môn huyện kịp thời hướng dẫn kỹ thuật chonhân dân, đến nay trên toàn xã đã cơ bản trồng xong 61 ha. Cấp ủy, chính quyền địa phương xã xác định đây là năm đầu triển khai trên diện rộng, với quy mô lớn nên đã thành lập Ban chỉ đạo trồng, chăm sóc và thu hoạch; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên phụ trách từng nhóm hộ gia đình để theo dõi chỉ đạo; MTTQ và các đoàn thể từ xã đến các thôn đã tập trung tuyên truyền vận động hội viên, đoàn viên trồng, chăm sóc theo đúng kỹ thuật...


Với sự chỉ đạo sâu sát của lãnh đạo huyện và ngành chuyên môn huyện; sự quyết liệt lãnh chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền; sự đồng tình ủng hộ tham gia của người dân, tin tưởng rằng cây khoai tây vụ Đông 2011 sẽ cho thu hoạch bội thu với thời gian 90 ngày, với năng suất bình quân ước đạt trên10 tấn/ha, sản lượng 61 ha cho thu hoạch ước đạt trên 610 tấn.


MAI SỸ VINH (Bí thư Đảng ủy xã Phố Cáo)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kinh nghiệm hoạt động của Nhóm tín dụng tiết kiệm thôn Yên Lập 2
HGĐT- Hoạt động của các Nhóm Tín dụng Tiết kiệm (TDTK) ở huyện Quang Bình được đánh giá là một trong những hoạt động thành công mà Dự án DPPR huyện triển khai.
30/11/2011
Hiệu quả từ chăn nuôi bò vỗ béo ở Cán Tỷ
HGĐT- “Chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Cán Tỷ chưa thật sự rõ nét, nhưng những năm qua, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo và bước đầu đã mang lạihiệu quả, giúp họ thoát nghèo. Đó cũng là chiến lượcphát triển kinh tế của xã trong giai đoạn hiện nay”.
30/11/2011
Chăn nuôi dê - hướng xóa đói, giảm nghèo ở Quảng Nguyên
HGĐT- Quảng Nguyên là một xã nghèo của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện 57 km, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn xã có 6 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 75%, sống định cư rải rác trên các triền núi cao, trình độ dân trí còn thấp không đồng đều, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc và gia cầm là vật nuôi
30/11/2011
6 năm đồng hành cùng người nghèo Xín Mần
HGĐT- Tính đến thời điểm hiện nay, Dự án DPPR huyện Xín Mần đã đi được những chặng đường dài, đồng hành cùng đồng bào nghèo huyện Xín Mần trong quá trình hỗ trợ xoá đói, giảm nghèo với nhiều giải pháp và cách làm hiệu quả.
30/11/2011