Chăn nuôi dê - hướng xóa đói, giảm nghèo ở Quảng Nguyên

16:55, 30/11/2011

HGĐT- Quảng Nguyên là một xã nghèo của huyện Xín Mần, cách trung tâm huyện 57 km, giao thông đi lại rất khó khăn, toàn xã có 6 dân tộc, trong đó dân tộc Dao chiếm 75%, sống định cư rải rác trên các triền núi cao, trình độ dân trí còn thấp không đồng đều, người dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông, lâm nghiệp và chăn nuôi. Trong chăn nuôi gia súc và gia cầm là vật nuôi truyền thống gắn bó lâu đời với bà con nơi đây. Nhưng bà con chỉ biết chăn nuôi theo truyền thống, chưa biết cách áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, chọn giống chủ yếu có tại địa phương, vì thế nguồn giống bị thoái hóa, nên hiệu quả kinh tế thấp.


Năm 2007, Ban quản lý dự án và bà con trong xã đã cùng kết hợp tổ chức thực hiện rất nhiều hoạt động chăn nuôi, được dự án phân cấp giảm nghèo đầu tư các hoạt động như nuôi trâu, nuôi lợn nhưng chưa thành công. Nguyên nhân là do hay gặp dịch bệnh, chế độ chăm sóc của người dân không đúng kỹ thuật và việc theo dõi dịch bệnh không thường xuyên nên hoạt động chưa thu được kết quả cao. Xét thấy chăn nuôi dê là một trong những điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế của từng hộ gia đình, vì nguồn giống này hộ gia đình nào cũng có sẵn, bên cạnh đó thức ăn cung cấp cho dê rất nhiều và phong phú, thích hợp với điều kiện thời tiết nơi đây. Vì thế, khi có dự án DPPR đầu tư, năm 2007 người dân các thôn đã họp và đề xuất với Ban quản lý Dự án DPPR huyện Xín Mần và xã Quảng Nguyên thực hiện mô hình nuôi dê. Do bà con quen với cách nuôi truyền thống nên khi triển khai thực hiện mô hình cũng gặp những khó khăn, chính vì thế mà Ban quản lý dự án đã triển khai thực hiện mô hình kết hợp với tập huấn kỹ thuật nuôi dê cho bà con, đồng thời để mô hình thành công phát huy hiệu quả kinh tế cao, Ban quản lý dự án của xã đã triển khai thực hiện theo các bước hướng dẫn của dự án, đó là căn cứ vào nhu cầu đề xuất của người dân thông qua kết quả họp thôn chọn địa điểm, chọn hộ thực hiện phải có lao động và nhiệt tình, có điều kiện bảo đảm yêu cầu của dự án và khâu quan trọng là chuồng trại phải khô ráo thoáng mát. Thông qua kết quả họp thôn lựa chọn được 5 hộ dân tộc Dao, tại thôn Nặm Lỳ (Quảng Nguyên) là các hộ gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của thôn, có nhân lực lao động nhưng không có vốn đầu tư, tài sản gia đình chỉ có 1 con trâu để cày kéo, hàng năm lương thực không đủ ăn, Nhà nước phải trợ cấp lương thực, để thực hiện mô hình. Dự án hỗ trợ cho vay là 8,88 triệu đồng, số tiền các hộ mua 10 con dê giống, trong đó có 8 con cái, 2 con dê đực, trọng lượng 10 con là 267 kg và thuốc thú y để tiêm phòng. Trong quá trình thực hiện, Ban quản lý dự án của xã đã hợp đồng với cán bộ khuyến nông xã theo dõi, chỉ đạo, hướng dẫn các quy trình kỹ thuật, đồng thời kết hợp với cán bộ thú y xã theo dõi, kiểm tra các dịch bệnh thường gặp đối với dê để kịp thời chữa trị. Sau một năm thực hiện, mô hình đã đạt kết quả như mong đợi. Số lượng đàn dê tăng lên 20 con, tổng trọng lượng lên đến 450 kg, trong thời điểm đó giá bán là 54.000 đồng/kg, số tiền bán dê trừ các chi phí đầu tư các hộ gia đình đã thu được trên 19 triệu đồng tiền lãi. So sánh với nuôi các con khác như nuôi trâu thì thời gian rất lâu mới thu được kết quả, nuôi lợn thì sự đầu tư lớn lại hay gặp dịch bệnh nên có thể nói là không phù hợp với các hộ nghèo.


Qua mô hình nuôi dê tại thôn Nậm Lỳ, ngoài số tiền lãi thu được các hộ còn được trang bị những kiến thức về kinh nghiệm chăn nuôi mà lâu nay bà con không biết. Từ đó đã giúp cho người dân dần thay đổi phong tục tập quán chăn nuôi nhỏ lẻ, chưa biết áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật sang chăn nuôi hàng hóa có sự đầu tư hỗ trợ về kỹ thuật. Đồng thời việc đầu tư thực hiện mô hình giúp cho các hộ nghèo có thêm con giống tốt, tạo điều kiện cho các hộ phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Quan trọng là giúp cho các hộ thực hiện thu được số tiền từ 5 – 10 triệu đồng mỗi năm. Từ mô hình nuôi dê các hộ có tiền mua lương thực hàng năm cho gia đình và sắm được trang thiết bị, vật dụng phục vụ cho sản xuất, đặc biệt là tạo được việc làm vào thời điểm nông nhàn. Bởi vậy, có thể khẳng định là mô hình nuôi dê phù hợp với khả năng đầu tư của người dân, vì nuôi dê không như nuôi trâu và nuôi lợn, vốn đầu tư ít, ít dịch bệnh và hợp với điều kiện tự nhiên, khí hậu của địa phương, nguồn thức ăn khá phong phú, nên có thể áp dụng và nhân rộng được trên 50 hộ. Tuy nhiên, năng suất chăn nuôi dê còn thấp cần phải được cải tiến hơn về kỹ thuật trong nuôi dưỡng, chăm sóc hoặc lai tạo với các giống dê khác chất lượng tốt, năng suất cao hơn từ đó dần thay đổi các con giống và tránh được sự thoái hóa giống. Với mong muốn của người dân sẽ tiếp tục duy trì mô hình và đầu tư thực hiện các mô hình khác để bà con có thêm cơ hội học hỏi, tiếp thu các tiến bộ KHKT, nâng cao năng suất, sản lượng trong chăn nuôi để phát triển kinh tế, dần thoát được đói, giảm được nghèo...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hiệu quả từ chăn nuôi bò vỗ béo ở Cán Tỷ
HGĐT- “Chăn nuôi gia súc hàng hóa ở Cán Tỷ chưa thật sự rõ nét, nhưng những năm qua, nhiều hộ gia đình đã biết tận dụng nguồn vốn vay của Ngân hàng Chính sách để đầu tư phát triển chăn nuôi bò vỗ béo và bước đầu đã mang lạihiệu quả, giúp họ thoát nghèo. Đó cũng là chiến lượcphát triển kinh tế của xã trong giai đoạn hiện nay”.
30/11/2011
IAN 873, giống cao su đang phát triển tốt trên đất Hà Giang
HGĐT - Đợt rét đậm, rét hại kéo dài kỷ lục cuối năm 2010 và đầu năm 2011 chính là một kinh nghiệm thực tiễn quý báu cho những người trồng cao su. Nhưng qua 3 mùa đông và gần 1 năm kể từ cái rét lịch sử, một loại giống cao su đã khẳng định khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng, vượt qua được điều kiện thời tiết khắc nghiệt, đó là giống cao su ian 873.
28/11/2011
Diễn đàn xúc tiến thương mại Việt Nam tại Trung Quốc
Hoạt động này diễn ra tối 25/11 tại thành phố Thiên Tân, Trung Quốc do Đại sứ quán Việt Nam tổ chức
26/11/2011
Ông Phạm Đình Lân, người đi đầu trong mô hình trồng bưởi Diễn ở xã Vĩnh Hảo
HGĐT - Bưởi là loại cây có múi cùng họ với cam quýt, những năm trước đây khi cây cam, quýt phát triển mạnh, cây bưởi trên địa bàn xã Vĩnh Hảo đã được trồng nhưng chưa thể trở thành hàng hoá. Nhận thức rõ lợi ích kinh tế từ cây bưởi đem lại, Ông Phạm Đình Lân, trú tại thôn Vĩnh Chính,xã Vĩnh Hảo đã trở thành người tiên phong đưa cây bưởi Diễn vào trồng, mở đầu cho phong trào
25/11/2011