Khai thác khoáng sản - một số vấn đề cần bàn
HGĐT- Một trong các tỉnh có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống của nhân dân các dân tộc còn nhiều khó khăn. Xác định ngành công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản là một trong các ngành động lực phát triển mà tiềm năng sẵn có của địa phương là một số mỏ, điểm mỏ khoáng sản.
Những năm qua ngành khai thác, chế biến khoáng sản đã và đang từng bước góp phần đáng kể vào tăng trưởng GDP của tỉnh, làm thay đổi cơ cấu nền kinh tế, tăng dần giá trị công nghiệp và dịch vụ, đáp ứng cho sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
Trong khai thác, chế biến khoáng sản ngoài những vấn đề như trữ lượng, công nghệ thì còn có vấn đề đặc biệt quan tâm đó là vấn đề môi trường. Nhiệm vụ bảo vệ môi trường gồm: việc sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản; ngăn chặn, giảm thiểu các tác động gây hại; chống ô nhiễm môi trường; phục hồi các tổn thất, không ngừng cải thiện tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên và chất lượng môi trường; đảm bảo sự phát triển kinh tế, xã hội lâu bền của khu vực dự án. Tuỳ theo công nghệ khai thác lộ thiên hay hầm lò và tuỳ theo công nghệ tuyển, luyện mà mức độ ảnh hưởng tới môi trường sẽ khác nhau. Trong giai đoạn thi công xây dựng cơ sở hạ tầng và khi mỏ đi vào hoạt động sẽ gây ra một số tác động tới môi trường không khí, môi trường đất, môi trường nước, tiếng ồn, rung,...
Để thực hiện tốt các quy định của pháp luật vềquản lý khai thác, chế biến khoáng sản cần chú ý đến một số vấn đề chính. Đối với các doanh nghiệp thực hiện dự án khai thác, chế biến khoáng sản phải thực hiện nghiêm chỉnh các biện pháp giảm thiểu, khống chế ô nhiễm môi trường đã đề ra cho các hoạt động đảm bảo các tiêu chuẩn về môi trường (TCVN), bao gồm:Thực hiện đảm bảo vệ sinh môi trường trong toàn khu vực trong cả giai đoạn thi công hạ tầng cơ sở, giai đoạn khai thác và sau khi đóng cửa mỏ; Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cũng như trong giai đoạn sản xuất áp dụng các biện pháp chống bụi bằng phun mù, ẩm, dùng các chụp hút tại điểm phát sinh bụi, nổ mìn vi sai để giảm độ ồn và chấn động; Thực hiện các biện pháp khống chế ô nhiễm, xử lý và kiểm soát nước thải đạt tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5945- 2005. Đối với chất thải rắn nguy hại: thu gom và xử lý đúng quy định về quản lý chất thải nguy hại; Chất thải rắn sản xuất: gồm hai loại chủ yếu là đất đá thải và bùn thải sau tuyển. Sau khi kết thúc khai thác phải tiến hành khôi phục môi trường san tạo mặt bằng, bồi đất màu, trồng cây; Thực hiện các biện pháp an toàn bảo hộ lao động, phòng chống cháy nổ trong thi công hạ tầng cơ sở và trong quá trình khai thác theo tiêu chuẩn chung và tiêu chuẩn ngành mỏ Việt nam; Có biện pháp kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và công an khu vực khai thác, thực hiện giữ gìn an ninh trật tự xã hội; Thực hiện nghiêm túc pháp lệnh về nộp thuế tài nguyên. Khai thác theo đúng theo Giấy phép khai thác mỏ được cấp và công suất khai thác hàng năm theo dự án đã được phê duyệt; Thực hiện ký quỹ phục hồi môi trường và hoàn thổ cũng như các biện pháp giảm thiểu khácsau khi các công trình đã khai thác xong. Mặt khác, các đơn vị thi công và vận hành cần chấp hành đầy đủ những quy định về bảo vệ môi trường, giáo dục CBCNV nâng cao nhận thức và tự giác thực hiện những hành động bảo vệ môi trường; liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với cơ quan tư vấn về môi trường để tìm ra những biện pháp giảm thiểu thích hợp. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước: (UBND các cấp, Sở Công thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên Môi trường, Công an...): tăng cường kiểm tra, giám sát doanh nghiệp thực hiện các hoạt động của dự án theo khuôn khổ của pháp luật (về địa điểm, diện tích, dây truyền công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản, bảo vệ môi trường và an ninh trật tự xã hội...) nhằm ngăn ngừa, phát hiện và xử lý kịp thời những sai phạm của các doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.
Những tác động của dự án đối với môi trường có thể nói là không thể tránh khỏi, tuy nhiên nếu áp dụng các biện pháp tích cực để giảm thiểu ô nhiễm môi trường một cáchtích cực thì những tác động đó có thể giảm thiểu đáng kể nhằm mục tiêu vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường bền vững.
Ý kiến bạn đọc