Thoát nghèo nhờ vốn vay của NHCSXH
HGĐT- Nhờ có đồng vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH), không ít chị em phụ nữ ở xã Yên Thành (Quang Bình) đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu một cách chính đáng ngay trên mảnh đất của mình... Điển hình như gia đình chị Hoàng Thị Sơn, 45 tuổi, dân tộc Tày, ở thôn Yên Lập, xã Yên Thành với mô hình VACR.
Chị Hoàng Thị Sơn và đàn lợn rừng của gia đình. |
Trước đây, gia đình chị Hoàng Thị Sơn có hoàn cảnh rất khó khăn, thu nhập hàng năm của gia đình chỉ biết trông chờ vào sản lượng từ vụ lúa, nương ngô... Đến lúc hai con của chị trưởng thành, đi học xa nhà, kinh tế gia đình càng trở nên túng thiếu hơn bao giờ hết. Chị Sơn kể: “Hồi đó cơm nhiều khikhông có để ăn. Mỗi vụ thu hoạch xong, bán thóc, ngô đi cũng chưa đủ để trả nợ cho bà con lối xóm”. Được sự vận động của cán bộ phụ nữ, chị ra nhập Hội phụ nữ thôn, sau đó chị được đi học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, thăm nhiều mô kinh tế ở các địa phương khác rồi về so sánh với địa phương mình. Chị mới thấy điều kiện canh tác, sản xuất ở quê mình còn nhiều thuận lợi so với nhiều địa phương khác nhưng tại sao họ lại làm giàu được? Một câu hỏi lớn cứ đăng đẳng trong suy nghĩ chị, sau nhiều lần bàn bạc với gia đình, chị quyết định làm đơn xin vay vốn ngân hàng để phát triển kinh tế. Vậy là năm 2006, chị được vay vốn của NHCSXH huyện qua tổ phụ nữ xã với số tiền 10 triệu đồng. Lúc đầu, chị đầu tư 5 triệu đồng để mua 1 con trâu nuôi sinh sản, một nửa vốn còn lại chị mua lợn con về nuôi và đầu tư giống lúa, ngô, phân bón vào diện tích nông nghiệp của gia đình. Sau khi đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, với tính chăm chỉ làm ăn của vợ chồng chị, “ông trời đã không phụ người chịu khó”, vụ nào năng suất lúa gia đình chị cũng cao hơn các hộ gia đình khác trong thôn; về nuôi lợn, mỗi năm gia đình chị bán ra thị trường 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa từ 12 - 15 con, tiền lãi từ lợn mỗi năm cũng được khoảng 10 triệu đồng. Sau gần 3 năm, con trâu mẹ cũng cũng sinh sản cho gia đình được mộtnghé con. Tiền lãi hàng năm trừ chi phí tái sản xuất, đến năm 2008 gia đình chị đã trả được vốn cho ngân hàng.
Sau khi hoàn trả vốn cho ngân hàng, chị tiếp tục vay thêmngân hàng 15 triệu đồng nữa. Với kinh nghiệm của nhà nông, chị thấu hiểu được năng suất, sản lượng từ lúa, ngô sẽ không thể XĐGN bền vững và làm giàu chính đáng được. Người xưa có câu “thuận vợ, thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, cầm một khoản vốn lớn trong tay, vớibiết bao suy nghĩ, cân nhắc nên đầu tư nuôi con gì? Trồng cây gì? Để mang lại hiệu quả kinh tế cao. Thấy trên các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu nhiều mô hình làm kinh tế hay, nhất là các tỉnh gần địa phương mình,đầu năm 2009 vợ chồng chị sang tận huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai để tham quan, học hỏi mô hình nuôi lợn rừng, thấy lợn rừng là con vật dễ nuôi, phù hợp với điều kiện gia đình mà mang lại hiệu quả kinh tế cao. Sau chuyến tham quan học hỏi, vợ chồng chị đã quyết định dùng số vốn vay của ngân hàng kết hợp với nguồn vốn của gia đình xây tường rào và mua lợn rừng về nuôi. Lúc đầu, gia đình mua 2 con, đến nay đàn lợn rừng gia đình chị gần 20 con. Chị cho biết thêm: năm 2010 vừa qua, gia đình cũng bán ra thị trường trên 1 tạ thịt lợn rừng, số tiền đó gia đình tiếp tục đầu tư vào mua cá giống, ba ba, gà về nuôi. Nhờ đó mà cuối năm thu nhập tiền cá của gia đình là trên 10 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình chị còn nuôi gần 20 con dê và trên 10 con lợn đen địa phương; hơn 100 con gà thịt... Về trồng trọt, gia đình chị là một trong những gia đình đi tiên phong về trồng rừng, với diện tích đất tự nhiên gần 7 ha, gia đình chị cải tạo trồng cây keo, cây mỡ đến nay một số diện tích đã thu hoạch và một nửa còn lại đang trong độ tuổi thu hoạch, những diện tích đã thu hoạch gia đình lại tiếp tục cải tạo trồng cây xoan... Với nhiều ý tưởng, cách nghĩ, cách làm hay nên gia đình chị Sơn đã vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất của mình. Thông qua mô hình kinh tế của gia đình, chị còn chia sẻ và giúp đỡ hội viên phụ nữ nghèo khác trong thôn về giống vật nuôi, vốn vay... Một niềm vui đang chờ đợi, dự định cuối năm nay gia đình chị sẽ bán trên 100 con ba ba, hiện nay trung bình mỗi con khoảng 2,5 - 3,5 kg; diện tích cây lâm nghiệp cũng đang trong độ tuổi khai thác và gần 20 con lợn rừng... nếu ước tính trừ hết kinh phí thu nhập năm nay sẽ khoảng 70 - 80 triệu đồng. Để có được thành quả sản xuất như ngày hôm nay là cả một quá trình phấn đấu tìm tòi, học hỏi của cả gia đình.
Được biết, hiện nay trên địa bàn xã Yên Thành không chỉ gia đình chị Sơn mà còn có rất nhiều hội viên khác ở xã đang sử dụng vốn vay của ngân hàng rất hiệu quả, đầu tư đúng hướng. Đồng chí Hoàng Thị Sinh, Chủ tịch Hội LHPN xã Yên Thành cho biết: Trong những năm qua, các hội viên của Hội LHPN xã đã sử dụng rất tốt nguồn vốn vay của NHCSXH huyện, đa số các nguồn vốn được chị em đầu tư vào phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Nhờ đó mà đến nay, nhận thức của nhiều chị em ở xã đã thay đổi, xuất hiện nhiều mô hình kinh tế trang trại do chính phụ nữ làm chủ, tạo ra phong trào thi đua làm kinh tế rộng khắp trong toàn xã.
Ý kiến bạn đọc