Kinh tế tập thể ở Hoàng Su Phì
HGĐT- Nghị quyết T.Ư 3 khoá VIII của Đảng xác định phát triển HTX là hướng đi tất yếu trong quá trình thực hiện từng bước HĐH- CNH đất nước. Chủ trương đó đã được Đảng bộ huyện Hoàng Su Phì sớm triển khai thực hiện và bước đầu đã khẳng định hiệu quả của nó, song cũng còn không ít khó khăn cần tháo gỡ đểHTX phát triển, thúc đẩy công tác xoá đói, giảm nghèo bền vững.
Kết quả bước đầu.
Theo báo cáo của huyện Hoàng Su Phì hết quý II/ 2011 toàn huyện có 48 HTX, thì chỉ còn 36 HTX đang hoạt động sản xuất, kinh doanh. Đã có 9 HTX buộc phải ngừng hoạt động vì không theo kịp quá trình vận động của cơ chế thị trường ngày một khắc nghiệt. Trong số 36 HTX đang làm ăn thì có tới 27 HTX dịch vụ tổng hợp ở 25 xã và thị trấn. Nhiệm vụ chủ yếu của các HTX trên là làm nhiệm vụ tương đói thuần tuý là cung ứng vật tư Nông lâm nghiệp cho bà con nông dân thông qua kênh làm đại lý uỷ nhiệm của Cửa hàng Vật tư NLN cho doanh nghiệp cổ phần VTNLN tỉnh. Nội dung cốt lõi của các HTX trên địa bàn đã nêu là bán cung ứng: Phân bón, gống cây trồng, cùng các mặt hàng chính sách, trợ cước, trợ giá của Chính Phủ, của tỉnh đến với bà con nông dân trong địa bàn huyện. Đồng thời làm một phần nho nhỏ thu mua hàng hoá nông sản địa phương mang tính trao đổi trở ra thị trường tiêu thụ, tuy nhiên chưa cao, chưa mang tính chuyên nghiệp, hiệu quả còn thấp. Song mặt tích cực của các HTX rất đáng ghi nhận là cung ứng kịp thời giống, vật tư phân bón cho sản xuất nông nghiệp của hàng ngàn hộ nông dân vùng sâu, xa tại địa phương, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông, lâm nghiệp của huyện có nền kinh tế thuần nông, giúp bà con tạo ra những vụ mùa thắng lợi. Bên cạnh đó, vai trò của các HTX đứng chân trên địa bàn còn góp phần nhỏ thu mua sản phẩm nông nghiệp của nhà nông làm ra từ các vùng, miền trong huyện, góp phần tạo thành thói quyen sản xuất hàng hoá, phá vỡ tình hình ứ đọng sản phẩm từ các vùng sâu, xa trên địa bàn, kích thích sản xuất phát triển. Thực tế đã chứng minh, trong vài năm gần đây HSP đã có nhiều sản phẩm nông nghiệp hàng hoá được thị trường trong, ngoài biết đến như những thương hiệu mạnh và được bán rộng trên thị phần cả nước. Các sản phẩm từ, lúa gạo chất lượng cao, đến các sản phẩm chế biến từ nông nghiệp như: Chè thiên nhiên sạch 100% có chất lượng tuyệt hảo, rượu thóc Nàng Đôn không thua chất lượng hàng nhập ngoại được thị trường mong đợi, các sản phẩm đậu tương- váng đậu tương HSP cũng là các sản phẩm do các HTX trong huyện chế biến ra ngày có mặt càng nhiều trên thị trường được người tiêu dùng đón nhận. Có thể khẳng định, hiệu quả lớn nhất trong phát triển các HTX tại HSP trong những năm qua có được chính là sự góp phần thúc đẩy khá toàn diên từ sản xuất đến tiêu dùng trong đời sống xã hội địa phương. Các HTX đã trở thành cầu nối trong sản xuất cho đến lưu thông hàng hoá trong địa bàn. Tích cực hơn nữa là thông qua các hoạt động của HTX trong cơ chế thị trường nó tạo ra suy nghĩ tích cực cho mọi người dân tự nhận và thay đổi tư duy sản xuất từ đơn giản đến sản xuất hàng hoá bước đầu ngay trong mỗi hộ gia đình. Qua đó, tạo cho cả xã hội cùng chung mục tiêu sản xuất làm ra đồng loạt các sản phẩm thị trường yêu cầu bán qua lại cho các HTX trong quá trình mua, bán trao đổi. Kết quả đó còn phản ánh sự chăm lo, hỗ trợ tích cực của Đảng bộ, chính quyền địa phương trong các năm đã tạo cơ chế thúc đẩy các HTX hoạt động. Trong vai trò đó có cơ chế cho các HTX vay vốn ưu đãI, cơ chế tạo mối quan hệ hàng hoá giữa các HTX với các Doanh nghiệp cung ứng hàng hoá, vật tư vào địa bàn để các HTX hoạt động. Trú trọng công tác cán bộ, bố trí cán bộ trong các HTX đối với các cán bộ cơ sở, dựa vào đó đểcác HTX hoạt động, và bước đầu đã mang lại kết quả đáng ghi nhận.
Hạn chế cần tháo bỏ.
Ngoài mặt tích cực nêu trên trong quá trình khôI phục lại các HTX trên địa bàn đến nay đã bộc lộ hạn chế cần sớm tháo bỏ. Trước hết trông vào đội ngũ cán bộ quản lý trong các Ban QT. Số liệu điều tra cho thấy: trong phần lớn số các Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm các HTX họ đều là các cán bộ công chức kiêm nhiệm 17 người ,chiếm 64,5% công chức xã. Đối tượng là hộ kinh doanh thuần tuý chỉ có 3 người, chiếm có 12,5% trong tổng số cán bộ các HTX. Cho nên tính ỷ lại cao, tính năng động hạn chế vì mức độ va chạm thị trường vốn thay đổi từng ngày của các thành viên quản trị trong các HTX không có. Từ chỗ kinh doanh có sự nâng đỡ ban đầu, lâu không thay đổi đã vô tình tạo ra rào cản hạn chế tư duy (kinh doanh trong bầu sữa mẹ). Kiêm nhiệm làm hạn chế thời gian va đập thị trường, sự nhạy cảm cũng làm cho các HTX trên địa bàn trở nên thụ động không theo kịp cơ chế ngày càng cao của xã hội đòi hỏi năng động, sáng tạo hơn. Và từ đó làm cho hoạt động kinh doanh của các HTX chưa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn hiện nay đề ra. Bên cạnh đó, cũng cần thường xuyên bồi dưỡng kiến thức, cập nhật thông tin và nhất thiết phải đào tạo lại đội ngũ cán bộ trong các Ban QT để họ đủ sức đọ sức trên thương trường cạnh tranh ngày càng mạnh. Có được con người đủ trình độ cho kinh doanh, cộng sự hỗ trợ tích cực của chính quyền và một cơ chế hỗ trợ thoả đáng thì, nhất định nền kinh tế tập thể ở Hoàng Su Phì sẽ phát triển như mong muốn, đáp ứng mục tiêu đề ra.
Ý kiến bạn đọc