Hiệu quả chợ nông thôn và những vấn đề đặt ra

16:57, 12/09/2011

HGĐT- Theo số liệu thống kê tính đến nay, trên địa bàn tỉnh ta có tổng số 196 chợ/195 xã, phường, thị trấn; tỷ lệ các xã, phường, thị trấn có chợ là 100%. Trong tổng số 196 chợ, có 20 chợ biên giới, 10 chợ kiên cố, 31 chợ bán kiên cố, 11 chợ trung tâm xã, 39 chợ cụm xã còn lại là chợ tạm, chưa được đầu tư, nâng cấp. Cùng với chợ nông thôn, mạng lưới chợ khu vực biên giới cũng phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi nông sản hàng hoá, giao lưu văn hoá của người dân.


 

 Chợ bò huyện Mèo Vạc - nơi thu hút các thương lái trong, ngoài tỉnh đến mua bán.


Ở nhiều vùng nông thôn đã hình thành lên những chợ phiên hoạt động khá hiệu quả. Đây là yếu tố thuận lợi để mở rộng giao thương, trao đổi hàng hoá nông sản, mạng lưới chợ phát triển nên những sản vật truyền thống, các mặt hàng nông sản của đồng bào các dân tộc ở vùng sâu, vùng xa đã đến được với người dân khắp các vùng, miền trong tỉnh. Thông qua chợ, người dân được tiếp xúc với các sản phẩm chất lượng, được học hỏi kinh nghiệm sản xuất phát triển kinh tế, làm quen với nền kinh tế thị trường. Với đặc thù của tỉnh miền núi, chợ không chỉ là nơi diễn ra các hoạt động mua bán, trao đổi hàng hoá mà còn phản ánh nét văn hoá mang đậm bản sắc dân tộc của người bản địa. Các chợ được mở mới, nâng cấp đã đáp ứng tốt nhu cầu trao đổi hàng hoá, góp phần quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội của địa phương. Vào ngày chợ, người dân từ các xã, thôn mang hàng nông sản như ngô, đậu tương, rượu, lợn, gà, mật o­ng, chè, rau quả... đến trao đổi, mua bán đã giải quyết tốt nhu cầu giao thương của người dân vùng nông thôn. Theo đánh giá chung của các cơ quan chuyên môn, hoạt động mua bán hàng hoá qua mạng lưới chợ, đặc biệt là khu vực nông thôn trong những năm tới vẫn chiếm tỷ trọng cao. Trong năm 2010, tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ, doanh thu dịch vụ đạt 2.438 tỷ đồng; 6 tháng đầu năm 2011, tổng mức luân chuyển hàng hoá bán lẻ, doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh đạt 1.197 tỷ đồng. Các chợ nông thôn vẫn giữ vai trò trọng tâm là cung ứng hàng tiêu dùng, hàng nông sản cho thị trường.


Tuy nhiên, mạng lưới chợ nông thôn bên cạnh kết quả mang lại cũng đã đặt ra những vấn đề cần giải quyết như: Mật độ các chợ chưa phù hợp về khoảng cách, thiếu mặt bằng, không gian kiến trúc; phương thức giao dịch và hình thức kinh doanh chủ yếu là mua bán trao tay hoặc đổi hàng lấy hàng; hàng hoá trao đổi tại chợ chủ yếu là các mặt hàng thông thường, hầu như không có mặt hàng chất lượng, giá trị cao, điều này phản ánh trình độ mua bán ở vùng nông thôn vẫn còn lạc hậu; hệ thống quản lý chợ vẫn chỉ dừng lại ở mức cho thuê chỗ tạm thời không cố định. Những hạn chế trên còn có nguyên nhân khác là các địa phương không quy hoạch, điều tra đánh giá đúng nhu cầu cũng như sự phát triển kinh tế, xã hội, về vị trí địa lý, đường giao thông trước khi mở chợ, xây chợ; nhiều chợ ở khu vực nông thôn được đầu tư, mở mới do nhân dân đóng góp bằng công lao động hoặc bằng vật liệu sẵn có...


Theo quan điểm của các nhà quản lý trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, để nâng cao vai trò, phát huy hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ vùng biên, chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh trước hết cần có sự quy hoạch phát triển hài hoà, vừa duy trì được các hoạt động mua bán truyền thống, vừa đáp ứng được các phương thức giao dịch theo hướng hiện đại, tiện lợi trong từng giai đoạn. Phát triển chợ phải gắn với xây dựng cơ sở hạ tầng, dịch vụ- thương mại, mở rộng thị trường, đa dạng hoá nhiều loại hình lưu thông hàng hoá trong phát triển kinh tế xã hội; xây dựng phát triển chợ phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế, quy mô giao dịch dòng vận hành nông sản hàng hoá, điều kiện giao thông, nguồn nhân lực của địa phương gắn với phong tục tập quán hình thành các loại chợ mang nét đặc trưng, phù hợp với từng vùng, miền; phân bố mạng lưới chợ hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm; phát huy nội lực, thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm, tranh thủ sự đầu tư của Trung ương, địa phương để phát triển, mở rộng mạng lưới chợ, nhất là chợ khu vực nông thôn... Trên cơ sở đánh giá hiệu quả, lợi ích của chợ mang lại và chỉ ra được những tồn tại hạn chế, cũng như hướng khắc phục, tỉnh ta đã, đang quy hoạch, hoàn thiện mạng lưới chợ trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng kế hoạch phát triển chợ theo từng năm, trong từng giai đoạn, cụ thể từ nay đến năm 2015 tỉnh sẽ tiếp tục xây dựng, nâng cấp chợ đầu mối hoa quả Vĩnh Tuy (Bắc Quang), nâng cấp chợ Nà Chì và chợ cửa khẩu mốc 5 Xín Mần; đầu tư nâng cấp chợ Lũng Phìn thành chợ đầu mối gia súc của 4 huyện vùng cao phía Bắc, xây dựng chợ cửa khẩu Bạch Đích (Yên Minh), Lao Chải (Vị Xuyên); chợ đầu mối nông - lâm sản khu vực ngã ba Tân Quang - Hoàng Su Phì đi Thông Nguyên và chợ Trung tâm xã Cốc Pài (Xín Mần)... nhằm mở rộng quy mô, thu hút các thương nhân đến trao đổi hàng hoá và nâng cao giá trị trao đổi tại các chợ vùng nông thôn, biên giới. Xây dựng các chợ cửa khẩu Bản Máy (Hoàng Su Phì), Nghĩa Thuận (Quản Bạ), Lũng Táo (Đồng Văn), Sơn Vĩ (Mèo Vạc); tập trung cải tạo, nâng cấp, xây dựng mới các chợ đã có, các chợ đã quy hoạch tại các cụm dân cư, hoàn thành xây dựng chợ tại các cụm xã thuộc trung tâm cụm xã...


Với những kết qủa mà mạng lưới chợ nông thôn mang lại cho người dân, cùng quan điểm chỉ đạo, định hướng phát triển chợ vùng biên, chợ nông thôn như hiện nay, hy vọng mạng lưới chợ nông thôn sẽ khắc phục được những nhược điểm, hoạt động hiệu quả hơn, đóng góp tích cực cho sự phát triển chung của tỉnh.


HOÀNG NGỌC

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thông xe kỹ thuật cầu treo Vĩnh Hảo
HGĐT- Nhằm lập thành tích chào mừng 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, ngày 28.8, UBND huyện Bắc Quang tổ chức thông xe kỹ thuật công trình cầu treo trung tâm xã Vĩnh Hảo.
31/08/2011
Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến với đông đảo nhân dân
HGĐT- Cuộc vận động (CVĐ) “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã trở thành một phong trào thi đua rộng khắp trong cả nước, với mục tiêu là hướng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, coi đây thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng người Việt.
31/08/2011
Người dân Nấm Dẩn thu nhập cao nhờ trồng thảo quả
HGĐT- Qua khảo sát sơ bộ, giá thu mua bình quân mỗi kg thảo quả tươi35 – 45 ngàn đồng/ kg. Mỗi ha thảo quả thu hoạch từ 2 đến 3 tạ quả, năm nay đồng bào trong xã Nấm Dẩn (Xín Mần) thu háikhoảng 5 – 7 tấn quả thảo quả, doanh thu cả trăm triệu đồng. Đã có nhiều hộ thoát nghèo nhờ cây thảo qua, vươn lên làm giàu. Song điều đáng ghi nhận trong cách làm chính là tận dụng “Lợi
31/08/2011
Xã Vĩnh Phúc được mùa lạc
HGĐT- Vĩnh Phúc là một xã vùng 2 của huyện Bắc Quang, có địa hình lòng chảo tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, lượng mưa hàng năm trên 600mm rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lạc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho bà con xã Vĩnh Phúc xoá đói giảm nghèo, đời sống dần được cải thiện.
31/08/2011