“Cơ hội vàng” của nhà đầu tư biết làm giàu trên đá

18:35, 09/09/2011

HGĐT- Nằm trong vùng lõi của Công viên địa chất (CVĐC) toàn cầu, huyện Đồng Văn đang chiếm ưu thế và có triển vọng thu hút đầu tư trội hơn so với các huyện còn lại của Cao nguyên đá.


Di tích Nhà Vương, điểm tham quan hấp dẫn của du khách trên hành trình khám phá vẻ đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn.

CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn trải dài trên địa bàn 4 huyện Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh, Quản Bạ với nhiều điểm di sản địa chất, địa mạo có giá trị khoa học, những di tích văn hóa độc đáo, những kiến tạo tuyệt vời của tạo hóa...luôn thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học, của du khách thì phần lớn tập trung ở Đồng Văn. Vì vậy, vùng lõi của Cao nguyên đá hàng năm luôn đón nhận hàng trăm nghìn lượt du khách trong và ngoài nước đến tham quan theo nhiều hình thức du lịch khác nhau. Đặc biệt, từ khi Cao nguyên đá Đồng Văn chính thức gia nhập mạng lưới CVĐC toàn cầu, lượng khách quốc tế đến với vùng lõi đã tăng vọt, các cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn hiện có không đáp ứng được nhu cầu của du khách.


Khai thác tiềm năng, thế mạnh, đặc biệt trong lĩnh vực du lịch nhằm tạo đòn bẩy cho phát triển KT-XH, nâng cao đời sống người dân đang trở thành nhu cầu bức thiết của Đồng Văn. Du lịch được xác định là một trong những thế mạnh nổi bật của Đồng Văn, trên vùng đất này có nhiều dân tộc cùng chung sống như Mông, Tày, Lô Lô, Pu Péo...với những nét văn hóa độc đáo còn được lưu giữ qua nhiều thế hệ, đây là yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển loại hình du lịch cộng đồng, du lịch trải nghiệm. Khi du lịch phát triển, lượng khách tăng cao, các nhu cầu dịch vụ nhà hàng, khách sạn, siêu thị cũng tăng lên, Đồng Văn đang rất cần được đầu tư mở rộng, nâng cấp loại hình dịch vụ này. Ở lĩnh vực sản xuất nông - lâm nghiệp, Đồng Văn cũng mong nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư nhằm nâng cao năng suất, sản lượng các loại cây trồng, cây dược liệu, chăn nuôi theo quy mô trang trại... nhằm tạo ra nền nông nghiệp hàng hóa có tính cạnh tranh cao trên thị trường.


Những năm qua, được sự quan tâm, đầu tư của Đảng, Nhà nước, thông qua các chương trình dự án, các điểm di sản, di tích văn hóa đã thu hút lượng lớn du khách đến tham quan...nên đã có tác động lớn cho quá trình tăng trưởng của nền kinh tế, đời sống người dân Đồng Văn từng bước được cải thiện rất nhiều. Tuy nhiên, kinh tế tăng trưởng chưa bền vững, quy mô nhỏ, chưa hình thành được các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa. Chăn nuôi đại gia súc tuy được xác định là thế mạnh nhưng chưa được đầu tư, khai thác có hiệu quả, điều này dẫn đến khả năng cạnh tranh của từng sản phẩm chưa cao. Đến nay, huyện vẫn chưa hoàn thiện được quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH, quy hoạch chi tiết các ngành, lĩnh vực, các ngành, nghề truyền thống chưa được mở rộng, việc kêu gọi, thu hút các nguồn lực để khai thác, phát huy các tiềm năng, thế mạnh, đáp ứng yêu cầu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn hạn chế... nên rất cần được đón nhận sự quan tâm của các nhà khoa học, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Những điểm còn thiếu, còn yếu hiện nay ở Đồng Văn lại đang chính là thời cơ vàng đối với nhà đầu tư nhanh chân triển khai dự án ở vùng lõi CVĐC toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.


Nhằm thoát khỏi tình trạng một trong những huyện nghèo nhất nước, Đồng Văn xác định: Khai thác mạnh mẽ tiềm năng, lợi thế, đặc biệt nguồn lực tại chỗ để sớm thoát khỏi đói nghèo, thu hút đầu tư phát triển du lịch - dịch vụ, chuyên nghiệp hóa các hoạt động này...đáp ứng tốt nhu cầu phát triển của huyện. Vấn đề Đồng Văn đang quan tâm và mong muốn các nhà khoa học, nhà đầu tư hiến kế, triển khai dự án, có các giải pháp tạo bước đột phá trong tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa, năng suất, chất lượng và hiệu quả; giải pháp về chính sách phát triển nguồn nhân lực; khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch của Cao nguyên đá nhưng vẫn bảo tồn được các giá trị địa chất, địa mạo, bản sắc văn hóa truyền thống; giải quyết vấn đề chất đốt cho người dân để bảo vệ được rừng và cảnh quan, môi trường sinh thái của CVĐC toàn cầu, vừa phù hợp với tập quán, thu nhập của người dân bản địa; kinh nghiệm, cách thức tiếp cận nguồn vốn của các tổ chức quốc tế; ứng dụng mạnh mẽ thành tựu KHCN trong sản xuất, đời sống...


Sẵn sàng đón “làn sóng” đầu tư mới, huyện Đồng Văn cam kết: Tập trung làm tốt công tác quy hoạch, công bố công khai những quy hoạch được phê duyệt, các danh mục, dự án kêu gọi, thu hút đầu tư, đồng thời thường xuyên cung cấp thông tin về mục tiêu, yêu cầu đầu tư, thủ tục hành chính trong đầu tư, trách nhiệm các ngành trong huyện đối với từng công đoạn của quy trình đầu tư cũng như trách nhiệm của doanh nghiệp đối với địa phương khi tham gia đầu tư trên địa bàn, làm cơ sở cho các doanh nghiệp lựa chọn cơ hội đầu tư; ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư có ý định làm ăn nghiêm túc, lâu dài, đủ năng lực tài chính, khả năng, kinh nghiệm để thực hiện, quản lý dự án. Đẩy mạnh cải cách hành chính theo hướng: Phối hợp chặt chẽ với các ngành của tỉnh nhằm tạo điều kiện thuận lợi, kịp thời xử lý những khó khăn, vướng mắc, kiến nghị của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; giải quyết nhanh, gọn các thủ tục hành chính, tạo môi trường thông thoáng cho nhà đầu tư. Thực hiện tốt chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quy định của Nhà nước, tạo môi trường đầu tư thông thoáng, hấp dẫn, phù hợp với các quy định của pháp luật và điều kiện thực tế của địa phương.


Những tiềm năng, lợi thế của Đồng Văn rất nhiều và hầu như còn đang bỏ ngỏ, đây thực sự là cơ hội “hái ra vàng” nếu các nhà đầu tư biết chớp thời cơ ngay từ bây giờ.


THIÊN THANH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thông xe kỹ thuật cầu treo Vĩnh Hảo
HGĐT- Nhằm lập thành tích chào mừng 66 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2.9, ngày 28.8, UBND huyện Bắc Quang tổ chức thông xe kỹ thuật công trình cầu treo trung tâm xã Vĩnh Hảo.
31/08/2011
Để cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đến với đông đảo nhân dân
HGĐT- Cuộc vận động (CVĐ) “Người ViệtNam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” do Bộ Chính trị phát động đã trở thành một phong trào thi đua rộng khắp trong cả nước, với mục tiêu là hướng người Việt Nam dùng hàng Việt Nam, coi đây thể hiện lòng yêu nước, nét đẹp trong văn hoá tiêu dùng người Việt.
31/08/2011
Xã Vĩnh Phúc được mùa lạc
HGĐT- Vĩnh Phúc là một xã vùng 2 của huyện Bắc Quang, có địa hình lòng chảo tương đối bằng phẳng, khí hậu nhiệt đới mưa nhiều, lượng mưa hàng năm trên 600mm rất phù hợp cho sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là cây lạc đã đem lại hiệu quả kinh tế cao, giúp cho bà con xã Vĩnh Phúc xoá đói giảm nghèo, đời sống dần được cải thiện.
31/08/2011
Người dân Nấm Dẩn thu nhập cao nhờ trồng thảo quả
HGĐT- Qua khảo sát sơ bộ, giá thu mua bình quân mỗi kg thảo quả tươi35 – 45 ngàn đồng/ kg. Mỗi ha thảo quả thu hoạch từ 2 đến 3 tạ quả, năm nay đồng bào trong xã Nấm Dẩn (Xín Mần) thu háikhoảng 5 – 7 tấn quả thảo quả, doanh thu cả trăm triệu đồng. Đã có nhiều hộ thoát nghèo nhờ cây thảo qua, vươn lên làm giàu. Song điều đáng ghi nhận trong cách làm chính là tận dụng “Lợi
31/08/2011