Cần chủ động trong phòng, chống dịch bệnh hại cây trồng

17:39, 16/09/2011

HGĐT- Thực tế cho thấy, với sự đa dạng về tự nhiên đã tạo điều kiện nông nghiệp ở tỉnh ta cho phát triển. Năng suất, sản lượng cây trồng chính qua các năm đều tăng, đặc biệt là cây lượng thực có hạt như cây lúa năm 2006 năng suất đạt 45,4 tạ/ha và đến năm 2010 năng suất tăng đạt 54,4 tạ/ha; sản lượng lúa bình quân của tỉnh cũng tăng từ 158.205 tấn/năm của năm 2006 lên192.527 tấn/năm của năm 2010. Tượng tự như cây lúa, năng suất cây ngô là loại lương thực chính của đồng bào các huyện vùng cao, năm 2006 mới đạt 20,9 tạ/ha thì đến năm 2010 đã tăng vọt lên 29,2 tạ/ha.


Mục tiêu phát triển ngành Nông nghiệp của tỉnh trong năm năm tới giai đoạn 2011 - 2015, là tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng của tỉnh, nhằm đưa giống mới năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất. Đồng thời tập trung sản xuất luân canh tăng vụ, tăng hệ số sử dụng đất... tuy nhiên nền sản xuất nông nghiệp của tỉnh ta hiện đang tồn tại thực trạng, bà con nông dân dùng quá nhiều loại giống, thời vụ gieo cấy không đồng nhất, nhận thức của bà con nông dân về công tác phòng chống dịch bệnh trên cây trồng còn hết sức hạn chế. Đây chính là nguyên nhân cơ bản để dịch bệnh trên cây trồng khi gặp điều kiện thời tiết thuận lợi phát triển thành dịch và bùng phát trên quy mô rộng. Đặc biệt, những năm gần đây với trình độ ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống mới, gắn với trình độ thâm canh tăng vụ đã được bà con nhân dân áp dụng vào sản xuất ngày càng phát triên mở rộng. Song cũng đồng nghĩa với dịch hại sâu bệnh phát sinh đa dạng và trên nhiều phương diện, đặc biệt trên nhiều loại cây trồng và xuất hiện nhiều lần trên một vụ. Cụ thể là, vụ Xuân năm 2007 dịch rầy nâu hại lúa xảy ra trên diện rộng, với diện tích trên 2.170 ha, trong đó gây thiệt hại nặng tại các huyện Bắc Mê, Vị Xuyên, thành phố Hà Giang. Vụ mùa năm 2008, trên địa bàn các huyện Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình có tới 1.261 ha diện tích lúa bị ảnh hưởng do bệnh Bạc lá. vụ Mùa năm 2009, dịch sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuất hiện trên địa bàn toàn tỉnh, với diện tích trên 5.200 ha. Vụ Xuân năm 2010, dịch rầy nâu xảy ra trên địa bàn huyện Bắc Mê và thành phố Hà Giang với diện tích bị ảnh hưởng gần 600 ha. Đặc biệt vụ Mùa năm 2011 này, với diện tích trên 5.000 ha lúa của các huyện, thành phố trong toàn tỉnh đã bị nhiễm dịch sâu cuốn lá nhỏ, gây ảnh hưởng không nhỏ đến năng suất và sản lượng lúa của tỉnh. Ngoài dịch trên cây lúa, cây ngô thì dịch bệnh trên các loại cây như cây đậu tương, cây cam, cây chè là những loại cây trồng trọng tâm của tỉnh hiện cũng đã bắt đầu xuất hiện sâu bệnh ở ngưỡng thấp, tình trạng sâu bệnh sảy ra cục bộ. Nhưng không vì thế mà có thể chủ quan, vì những năm gần đây điều kiện khí hậu, thời tiết có sự biến đổi phức tạp, đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho một số loại cây trồng chính của tỉnh có nguy cơ phát sinh dịch bệnh, trong khi đó trên thực tế nhận thức về biện pháp phòng chống dịch hại trên cây trồng của bà con nông dân trong tỉnh thực sự chưa cao.


Để công tác pòng trừ sâu bệnh hại trên cây trồng trên địa bàn tỉnh thực sự hiệu quả, đồng thời làm tốt công tác quản lý phát hiện sớm diễn biến sâu bệnh, kịp thời có các biện pháp diệt trừ nhanh chóng, hiệu quả, không để bùng phát thành dịch, hạn chế thấp nhất sự thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo ngành chuyên môn xây dựng phương án phòng chống dịch hạimột số cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015. Theo đó, trong thời gian tới tỉnh sẽ tập trung đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về khâu phòng chống dịch bệnh thông qua việc củng cố, kiện toàn lại mạng lưới khuyến nông viên cơ sở, coi đây là nòng cốt trong công tác phòng chống dịch hại trên cây trồng tại cơ sở từ thôn bản. Phấn đấu áp dụng triệt để các biện pháp kỹ thuật về công tác gieo trồng, trên cơ sở chọn các giống cây trồng có khả năng chông chịu sâu bệnh cao, đảm bảo gieo cấy đúng thời vụ, tập trung đồng loạt để tránh chu kỳ phát sinh, phát triển của sâu bệnh hại; chăm sóc tốt cây trồng để cây sinh trưởng và phát triển tốt, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh; chú trong công tác thăm đồng kịp thời phát hiện sớm các ổ dịch bệnh; theo dõi thời tiết khí hậu và diễn biến sâu bệnh hại qua các kỳ thông báo của cơ quan chuyên môn. Khi phát hiện những ổ sâu bệnh có nguy cơ lây lan, cần có sự chủ động phun thuốc bảo vệ thực vật ngay theo phương pháp 4 đúng: Đúng thuốc, đúng nồng độ liều lượng, đúng cách và đúng thời điểm. Nhằm sử dụng đạt hiệu quả cao nhất nguồn kinh phí trên 6,6 tỷ đồng, tỉnh ta dự trù cho công tác phòng chống dịch bệnh giai đoạn 2011 - 2015. Theo nhận định của các dồng chí lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chuyên môn, nếu tỉnh ta triển khai thực hiện tốt phương án bảo vệ phòng chống dịch hạimột số cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, bà con nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ nâng cao được nhận thức về vai trò và trách nhiệm của mình trong sản xuất nông nghiệp, có ý thức cao hơn trong khâu bảo vệ sản xuất và được hưởng các sản phẩm nông nghiệp an toàn. Ngoài ra, sẽ hạn chế được tình trạng bạc màu của đất trồng cây, môi trường không khí, môi trường nước không bị ô nhiễm. Đặc biệt, bà con nông dân sẽ giảm được tối đa công lao động, cũng như chi phí cho sản xuất, năng suất cây trông của tỉnh được đảm bảo sự thiệt hại sẽ hạn chế ở ngưỡng dưới 5%. Nếu so sánh với việc không chủ động phòng chống dịch bệnh sự thiệt hại của bà con nông dân có thể bị mất trắng 100% không có thu hoạch, mới thấy được sự cần thiết và tầm quan trọng của công tác phòng chống dịch hạimột số cây trồng chủ yếu trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, quan trọng đến nhường nào.


ĐỨC DŨNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng No&PTNT Quản Bạ: Phấn đấu duy trì tỷ lệ huy động nguồn vốn tăng trên 20%
HGĐT- Là một trong những huyện khó khăn của tỉnh nên việc huy động và duy trì nguồn vốn đối với Chi nhánh Ngân hàng No&PTNT huyện Quản Bạ gặp không ít những trở ngại, khó khăn. Song, được sự lãnh đạo, giúp đỡ trực tiếp của Ngân hàng No&PTNT tỉnh, sự quan tâm, động viên khuyến khích của cấp ủy, chính quyền địa phương cùng với sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên, công tác
16/09/2011
Giải pháp thu hút vốn đầu tư nước ngoài
HGĐT- Số liệu thống kê mới công bố của Cục đầu tư nước ngoài FIA/MPI cho biết: Trên địa bàn tỉnh ta hiện có 7 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng số vốn đăng ký 9,89 triệu USD, trong đó vốn điều lệ chiếm 9,31 triệu USD. Viêc thu hút vốn vào địa bàn tỉnh ta đang phải cạnh tranh với các địa phương khác có lợi thế hơn về vị trí và quy hoạch thu hút vốn đầu tư nước
14/09/2011
Tăng cường công tác bảo vệ và phát triển rừng
HGĐT- Nhiều năm qua, công tác quản lý, bảo vệ rừng, tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, trọng tâm là Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và các văn bản quy phạm pháp luật trong nhân dân, đã có những chuyển biến tích cực, rừng ngày càng được mở rộng, bảo vệ tốt hơn. Kết quả đó đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội
14/09/2011
Làm gì để “giàu” từ khoáng sản?
HGĐT- Nguồn tài nguyên “chiến lược”:Trong các nguồn tài nguyên có 2 nhóm khoáng sản được các quốc gia trên thế giới xếp vào loại “Tài nguyên chiến lược” là: dầu mỏ - và mỏ kim loại. Trong giai đoạn bùng nổ kinh tế hiện nay nhiều quốc gia đã cạn kiệt nguồn tài nguyên chiến lược buộc phảI thắt chặt công tác quản lý sử dụng.
14/09/2011