Người dân Nấm Dẩn thu nhập cao nhờ trồng thảo quả
HGĐT- Qua khảo sát sơ bộ, giá thu mua bình quân mỗi kg thảo quả tươi35 – 45 ngàn đồng/ kg. Mỗi ha thảo quả thu hoạch từ 2 đến 3 tạ quả, năm nay đồng bào trong xã Nấm Dẩn (Xín Mần) thu háikhoảng 5 – 7 tấn quả thảo quả, doanh thu cả trăm triệu đồng. Đã có nhiều hộ thoát nghèo nhờ cây thảo qua, vươn lên làm giàu. Song điều đáng ghi nhận trong cách làm chính là tận dụng “Lợi thế” tự nhiên là “Giữ rừng- trồng thảo quả”. Hướng làm ăn đó đã và đang mở ra lối làm hiệu quả để đồng bào thoát nghèo, vươn lên.
Cán bộ Phòng NN-PTNT huyện Xín Mần thăm kiểm tra quá trình phát triển quả thảo quả ở thôn Nấm Chanh, xã Nấm Dẩn.
|
Khám phá rừng Đèo gió.
Vùng lõi của rừng đặc dụng Đèo gió có diện tích trên 3.700 ha. Đèo gió được biết đến là rừng nguyên sinh đa dạng sinh học được đưa vào bảo vệ nghiêm ngặt. Hệ thực vật nơi đây đại diện cho rừng nguyên sinh nhiệt đới gió mùa rất giàu có. Kéo dài một dải từ xã Chế Là về phía Đông sang Tây giáp xã Bản Ngò, kéo xuống phía
Thảo quả làm giàu.
Bí thư Đảng uỷ xã Nấm Dẩn, Cháng Kháy Vần hồ hởi: Đã 7 năm qua đi bây giờ mới nhìn thấy thành quả của cuộc vận động đồng bào giữ rừng- trồng thảo quả. Cả xã có 12 thôn bản, thì 11 thôn bản trồng thảo quả nên ăn, sướng thật. Anh Vần khoe rằng thảo quả năm nay sai lắm. Cả đại ngàn trong rừng Đèo gió quả thảo quả bạt ngàn núp bóng rừng ấp ủ niềm tin của cả trăm hộ đồng bào Nấm Dẩn nuôi ước mơ làm thay đổi cuộc sống. Trong buổi thị sát thực tế rừng Đèo gió xem thảo quả chúng tôi đã tận mắt thấy thảo quả sai chĩu chịt dưới tán rừng xanh mát Đèo gió. Các Trưởng thôn trong 11 thôn bản của xã Nấm Dẩn cho biết, xã giao đất rừng khoanh nuôi bảo vệ về cho từng thôn. Thôn đứng ra cam kết với chính quyền cơ sở đảm bảo chặt khâu quản lý rừng đầu nguồn giao về từng hộ dân. Từng hộ ký cam kết với thôn cùng giữ rừng, cùng nhau trông coi bảo vệ rừng và trồng xen cây thảo quả dưới tán rừng. Với quy ước từ thôn bản, ai vi phạm chặt phá rừng, thôn nào để xảy ra hiện tượng chặt phá rừng, cá nhân, thôn bản vi pham đều phải chịu phạt tiền, cộng với hình thức trồng rừng trả bù theo lỗi vi phạm. Quy ước trên được sự giám sát của toàn dân và cũng được toàn dân tham gia thực hiện. Dựa trên cơ sở đó, đồng bào của 11 thôn trong xã đã cùng nhau khoanh nuôi bảo vệ rừng đầu nguồn Đèo gió trồng thảo quả. Tính đến thời điểm hiện nay, xã Nấm Dẩn đã có trên 340 ha thảo quả được thu hoạch từ giải pháp trồng xen rừng đầu nguồn. Gần như toàn bộ diện tích rừng được giao cho các thôn đều có thảo quả cho thu hoạch. Hiện tượng chặt phá rừng trong các năm qua không còn xảy ra. Cả Đèo gió nằm trong khu vực xã Nấm Dẩn được bảo vệ an toàn trong 7-8 năm liên tục không bị chặt phá. Sau gần 1 giờ vào rừng thảo quả hiện ra trước mắt nằm lồ lộ dưới tán lá xanh sai đến không ngờ. Một Trưởng thôn đi cùng reo lên: Ôi thảo quả, ôi tiền tuơi, thóc thật đây rồi, nhiều quá..!
Bí thư Huyện uỷ Xín Mần Dương Minh Hoà cùng đi cũng thốt lên: Thảo quả, nhiều vô cùng- hướng đi mới cho Nấm Dẩn đã thành hiện thực sau 7 năm kiên trì sự chỉ đạo của Đảng bộ, chính quyền các cấp. Chúng tôi cứ như bị thôi miên bởi ma lực của thảo quả trong rừng Đèo gió đi mãi, khen mãi và cũng chiêm ngưỡng mãi vẻ đẹp, sự hùng vĩ, giàu có của thảo quả trồng trong Đèo gió, sự giàu có của tự nhiên khi và chỉ khi con người biết cách tôn trọng, khai thác hợp lý. Theo tính toán của đồng bào địa phương, trồng thảo quả dưới tán rừng sau 4-5 năm cây mới cho thu hái quả. Mỗi ha trồng, chăm sóc cẩn thận bước sang năm thứ 5 trở lên sẽ thu vài chục triệu/năm là không mấy khó khăn. Có điều, trồng thảo quả thì phải giữ rừng, mà có rừng thì nhất định trồng thảo quả nên ăn. Nắm bắt được điều trên và thành công hôm nay, Chủ tịch xã Nấm Dẩn Đào Xuân Hoà cho biết, Nấm Dẩn đã tiến hành tổ chức cho đồng bào thăm quan trực tiếp kết quả trồng thảo quả tại rừng, phổ biến sâu rộng mô hình, cách làm cho toàn dân. Hội nghị chuyên đề mới đây tại xã, UBND xã đã tập hợp ý kiến nhân dân đi đến thống nhất trồng thảo quả thành cây hàng hoá tại Đèo gió trong các năm tiếp theo. Phấn đấu đến hết năm 2015, xã Nấm Dẩn có trên 500- 650 ha Thảo quả, trong đó có trên 400 ha cho thu hoạch. Giải pháp là tranh thủ và sử dụng “Lồng ghép” các nguồn vốn hỗ trợ trong Chương trình 30a Cp để hỗ trợ đồng bào trồng cấy. Sử dụng, giống tại chỗ, gieo ươm tại chỗ và trồng tại chỗ. Các thôn tiếp tục thực hiện các biện pháp giữ rừng- trồng thảo quả. Đồng thời, tăng cường công tác “quản lý chéo” để thực hiện triệt để công tác phát triển rừng, trồng thảo quả trên diện rộng trong 11 thôn bản. Cơ sở trên sẽ làm cho không chỉ riêng tôi, mà cả du khách trở lại Nấm Dẩn lần sau sẽ thực sự hấp dẫn khi về Nấm Dẩn khám phá Đèo gió.
Ý kiến bạn đọc