“Chìa khoá vàng” mở cửa tương lai

18:43, 15/08/2011

HGĐT- Nhờ sử dụng vốn vay của Ngân hàng hiệu quả nên nhiều hộ gia đình trong tỉnh đã từng bước vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng. Với nhiều mô hình chăn nuôi, trồng trọt hàng năm cho thu nhập vài chục triệu đồng.


 

 Chị Hoàng Thị Miến và đàn lợn của gia đình.


Là một trong những người lên Hà Giang lập nghiệp từ những năm 90 của thế kỷ trước, anh Nguyễn Tiến Lộc, thôn Nà Tho, xã Tân Bắc (Quang Bình) luôn được mọi người biết đến bởi gia đình anh có nhiều cách làm hay và hiệu quả trong phát triển kinh tế. Anh cho biết: mới ngày đầu lên Hà Giang lập nghiệp gia đình rất khó khăn, đất đai lại nhiều; suy nghĩ, cân nhắc để lựa chọn nuôi con gì, cây gì cho hiệu quả kinh tế cao là việc anh trăn trở. Năm 2002 anh vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện Bắc Quang (thời điểm đó chưa tách huyện) 5 triệu đồng, kết hợp với vốn vay khác gia đình anh quyết định đầu tư vào chăn nuôi gà, lợn. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài” đàn gà, lợn gia đình anh không ngừng tăng lên về số lượng. Sau 3 năm gia đình anh đã dành dụm được một khoản vốn, lúc này anh quyết định đầu tư phát triển theo quy mô rộng hơn là tăng thêm con giống kết hợp với trồng khoảng 3 ha rừng cây keo, cây luồng, trồng chè, các khe đồi thuận tiện nguồn nước đắp đập thả cá... Đến nay, tổng đàn lợn của gia đình anh khoảng 80 con lợn, trên 100 con gà thịt, tổng diện tích đất lâm nghiệp đã phủ kín màu xanh, nhiều diện tích đã bắt đầu cho thu hoạch. Ngoài ra, anh mở 1 xưởng chè với 2 máy sao chè, để tự sao chế chè; để đảm bảo nguồn chè, gia đình kết hợp với thu mua của địa phương, do vậy, xưởng chè gia đình tạo công ăn việc làm cho gần 10 lao động địa phương, mang lại thu nhập mỗi năm gần 100 triệu đồng.


Cùng hoàn cảnh như gia đình anh Lộc, gia đình chị Hoàng Thị Miến, thôn Trung, xã Bằng Lang (Quang Bình), cũng vươn lên làm giàu từ nguồn vốn vay Ngân hàng. Chị cho biết: là người địa phương, hoàn cảnh khó khăn nên chị học hết THPT đầu năm 1994 lập gia đình. Thời gian đó, vợ chồng chị gặp rất nhiều khó khăn, đôi vợ chồng trẻ phải tách ra ở riêng với ngôi nhà đất 3 gian, cứ mỗi khi mưa gió là nỗi lo rình dập, thu nhập gia đình chỉ biết trông chờ vào mấy thửa ruộng bố mẹ chia cho... Với sức lực của tuổi trẻ, nhiều bạn bè cùng trang lứa ai đấy đều có cuộc sống ổn định, chẳng lẽ mình lại “chịu thua”!... Nghĩ vậy anh chị chăm chỉ lao động, thu nhập cũng tạm đủ ăn, song niềm khát khao làm giàu cứ luôn cháy bỏng trong suy nghĩ vợ chồng chị và làm thì cũng phải có vốn. Năm 2008 gia đình chị được vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp được 10 triệu đồng. Cầm một khoản tiền lớn trong tay với biết bao suy nghĩ là phải nuôi con gì? Trồng cây gì cho thu nhập? Sau bao đêm suy nghĩ, tìm hiểu cách làm ăn của bạn bè, chị quyết định trích 5 triệu đồng mua lợn về nuôi, số vốn còn lại dành để mua thức ăn cho lợn và đầu tư phân bón trồng lúa, cam... Cần cù chịu khó, đàn lợn gia đình chị Miến phát triển rất nhanh, lứa đầu chị bán đã cho lãi hơn 3 triệu đồng. Đến lứa thứ hai chị đầu tư nuôi nhiều hơn, nhờ đầu tư chăn nuôi đúng khoa học kết hợp với nấu rượu nên lứa lợn nào chị bán ra cũng cho lợi nhuận từ 3-5 triệu đồng. Ngoài ra, gia đình chị còn trồng thêm gần 8 ha diện tích cây keo, gần 1 ha cây cam... Hiện nay, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định, hơn 3 năm qua, mỗi năm gia đình chị thu nhập từ 60-80 triệu đồng.


Có thể khẳng định, vốn vay của Ngân hàng là chiếc “chìa khoá vàng” mở cửa cho nhiều hộ gia đình vươn lên làm giàu một cách chính đáng. Qua trao đổi với chúng tôi, đa số các hộ gia đình đang vay vốn cho biết; Hiện nay, lãi suất Ngân hàng cao, thời hạn trả ngắn... hy vọng, thời gian tới Ngân hàng Nông nghiệpvà PTNTsẽ có nhiều chương trình chính sách hỗ trợ hơn nữa để nhiều hộ gia đình được tiếp cận vốn vay, an tâm đầu tư sản xuất.


ĐỨC TRỌNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nhiều hoạt động liên doanh trong lĩnh vực khai khoáng chưa phát huy hiệu quả
HGĐT- “Đa số các dự án liên doanh, liên kết giữa doanh nghiệp trong nước và đối tác nước ngoài triển khai ở lĩnh vực khai thác, chế biến khoáng sản đều chưa đáp ứng được năng lực, vì vậy, một số dự án phải dừng hoạt động, hoặc lệ thuộc quá nhiều vào đối tác nước ngoài”. Ông Lưu Tùng Giang, Phó Giám đốc Sở Công thương khẳng định với chúng tôi như vậy.
29/07/2011
Xuất hiện dịch sâu róm hại thông tại 2 huyện Yên Minh và Xín Mần
HGĐT- Trên địa bàn Hà Giang, cây thông được trồng chủ yếu tại các huyện vùng cao như Yên Minh, Đồng Văn, Hoàng Su Phì và Xín Mần.
29/07/2011
Người dân xã Bạch Đích mua 166 máy phay đất phục vụ sản xuất
HGĐT- Nhằm đẩy nhanh tiến độ sản xuất để thực hiện mục tiêu luân canh tăng vụ, năm 2010, huyện Yên Minh đã hỗ trợ 40% tổng kinh phí mua máy phay đất phục vụ sản xuất cho người dân xã Bạch Đích.
12/08/2011
Hỗ trợ người lao động khi giá cả tăng cao
Thời gian qua, giá cả hàng hóa, dịch vụ thiết yếu biến động, nhất là giá lương thực, thực phẩm tăng cao, khiến đời sống của người lao động (NLÐ) nghèo, nhất là công nhân tại các khu công nghiệp (KCN) trong cả nước gặp nhiều khó khăn.
10/08/2011