“Đòn bẩy” cho quá trình XDNTM

17:34, 17/12/2010

HGĐT- Hiện nay, nhu cầu lao động có trình độ, năng lực nhằm phục vụ cho công tác xây dựng và phát triển nông thôn tại tỉnh ta đang là vấn đề cấp thiết.


 
 Đồng chí Sèn Chỉn Ly, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở LĐ - TBXH thăm lớp học nghề tại xã Sủng Trái (Đồng Văn).

Để giải quyết vấn đề này, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động & TBXH phối hợp với 11 huyện, thành phố triển khai: Đào tạo nguồn nhân lực tại chỗ là con em đồng bào tại các vùng khó khăn như các lớp may, sửa chữa xe máy, điện dân dụng, xây dựng...; hướng dẫn và tuyển chọn các lao động tham gia các khoá đào tạo ngắn hạn, trung hạn để XKLĐ; thông qua sự hỗ trợ, “đặt hàng” của các doanh nghiệp đào tạo công nhân lành nghề làm việc cho các doanh nghiệp...


Theo đánh giá của Sở Lao động &TBXH, từnăm 2006 đến tháng 9/2010 toàn tỉnh đã giải quyết việc làm cho 68.420 lao động, trong đó có 2.695 đối tượng tham gia LĐXK, 5.825 đối tượng làm việc tại các tỉnh lân cận, còn lại là các lao động qua đào tạo ngắn hạn phục vụ phát triển kinh tế địa phương. Riêng về công tác XKLĐ, qua 5 năm các đối tượng đã gửi số tiền hơn 141 tỷ đồng về gia đình, giúp trả nợ ngân hàng và phát triển kinh tế. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu nhất là vào các thời điểm cuối năm 2008 và năm 2009, nên tình hình XKLĐ tại tỉnh ta cũng chịu nhiều ảnh hưởng tiêu cực, toàn tỉnh đã có hơn 200 lao động phải về nước trước thời hạn, các đối tượng lao động khi không may phải về nước đa số đều được các doanh nghiệp XKLĐ đền bù một phần về kinh tế. Những ảnh hưởng tiêu cực của kinh tế thị trường đã tác động không nhỏ đến thị trường lao động tại tỉnh ta, gây ra những xáo trộn trong công tác bố trí và giải quyết việc làm cho lao động, nhất là lao động nông thôn. Về vấn đề này phía Ngân hàng, chủ yếu là Ngân hàng CSXH và Ngân hàng NN&PTNT, đều có chủ trương giãn nợ cho người lao động, hỗ trợ lãi suất vay qua uỷ thác của các Hội nên tâm lý người lao động phần nào yên tâm hơn khi đưa con em tham gia XKLĐ. Từ năm 2006 đến năm 2010, Ngân hàng CSXH tỉnh đã giải ngân được 38.770 triệu đồng cho hơn 2.053 lượt hộ nghèo vay vốn XKLĐ với mức trung bình 19 triệu đồng/hộ; cho vay vốn XKLĐ theo Quyết định 71/2009/QĐ - TTg cho 67 lao động với số tiền 1.595 triệu đồng; Ngân hàng NN&PTNT Chi nhánh Hà Giang đã giải ngân 2.853 triệu đồng cho 323 lượt hộ vay vốn phục vụ phát triển kinh tế nông thôn và XKLĐ. Ngoài ra tỉnh ta cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ cho công tác đào tạo lao động nên vấn đề nguồn nhân lực đang đào tạo và sau đạo tạo hứa hẹn những kết quả tốt đẹp.


Nhìn chung, qua 5 năm triển khai công tác đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động tỉnh ta, bộ mặt nông thôn đã có nhiều khởi sắc, trình độ người lao động tại nông thôn được nâng lên rõ rệt; ý thức, tư duy lao động tại các doanh nghiệp, công ty trong và ngoài nước dần chuyên nghiệp hoá. Những “gam màu sáng” cho bức tranh lao động tại tỉnh ta đã và sẽ tạo động lực lớn cho quá trình phát triển kinh tế, xã hội, đặc biệt là xây dựng tiêu chí nguồn lao động nông thôn phù hợp với quá trình XDNTM.


PHẠM DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khai mạc Hội chợ Công nghiệp và thương mại Quốc tế
HGĐT- Tối 26.11, tại sân vận động C10 (thành phố Hà Giang) đã khai mạc Hội chợ Công nghiệp và thương mại Quốc tế, Hà Giang - 2010.
29/11/2010
Quang Bình tích cực gieo trồng cây vụ Đông
HGĐT- Cho đến thời điểm hiện tại, hơn 3.165 ha diện tích lúa vụ Mùa của huyện Quang Bình đã được thu hoạch để chuẩn bị giải phóng quỹ đất nông nghiệp cho bà con nông dân sản xuất vụ Đông kịp thời vụ.
29/11/2010
Lũng Cú vào vụ mới
HGĐT- Chúng tôi đến Lũng Cú vào một ngày đầu Đông. Trung tâm xã hiện ra tươi mới với hệ thống cơ sở vật chất khá đầy đủ và khang trang từ trụ sở xã, trạm y tế, trường học đến nhà khách, bưu điện...Trên đỉnh núi Rồng, cờ đỏ sao vàng tung bay trong gió...
27/11/2010
Quang Bình tổng kết 2 năm trồng cây cao su
HGĐT- Sáng 14.12, tại UBND xã Vĩ Thượng, UBND huyện Quang Bình, Công ty Cao su Hà Giang tổ chức tổng kết, đánh giá kết quả trồng cây cao su trên đất Quang Bình qua 2 năm 2009 - 2010.
15/12/2010