Thực hiện mô hình bảo tồn và phát triển cây lê Đài Loan và đào Vân Nam tại tỉnh ta
HGĐT- Năm 1993, Trung tâm KHKT giống cây trồng Phó Bảng (nay là Trung tâm Giống cây trồng và gia súc (GCTGS) Phó Bảng) đã cùng với các chuyên gia Trung Quốc ghép và trồng khảo nghiệm 29 cây đào Vân Nam (Trung Quốc) tại thị trấn Phó Bảng, huyện Đồng Văn.
Năm 2001, với sự hợp tác của Trung tâm cải tiến nông nghiệp châu Á Thái Bình Dương, Trung tâm GCTGS Phó Bảng đã thực hiện thành công Đề tài “Tiếp nhận tiến bộ khoa học kỹ thuật nhân trồng khảo nghiệm giống lê Đài Loan” và đã ghép 45 cây lê Đài Loan trên gốc mắc coọc của địa phương, cho đến naycòn 39 cây lê Đài Loan thuộc 5 dòng.
Qua theo dõi cho thấy, cây đào Vân
Thực hiện chủ trương của tỉnh về chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, đồng thời từng bước cải tạo và tăng nhanh diện tích, chất lượng vườn đào, vườn lê, đưa cây đào, cây lê trở thành cây ăn quả đặc sản, mũi nhọn của các huyện vùng cao. Với sự thành công trong việc ghép và trồng khảo nghiệm thành công hai giống cây ăn quả đào Vân Nam và lê Đài loan chất lượng cao của Trung tâm GCTGS Phó Bảng là những thuận lợi rất lớn cho công tác phát triển cây ăn quả cho các huyện vùng cao của tỉnh.
Tiếp đó, Đề tài “Hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây lê Đài Loan và đào Vân
Về bảo tồn vườn cây đầu dòng, Trung tâm đã tiến hành lập hồ sơ quản lý hoàn thiện lý lịch giống của vườn cây đầu dòng trên quy mô 1800m2. Nhờ thực hiện chếđộ chăm sóc đầy đủ, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời và thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, nên vườn cây đầu dòng sinh trưởng và phát triển tốt, năng suất quả hàng năm ổn định. Việc thực hiện mô hình, đã lưu giữ được nguồn gen cây ăn quả quý làm vật liệu nhân giống cung cấp cho các địa phương trong tỉnh thực hiện mục tiêu phát triển cây ăn quả có giá trị kinh tế cao, theo hướng sản xuất hàng hoá.
Về thực hiện mô hình nhân giống và mô hình trồng mở rộng: Đơn vị chủ trì Đề tài đã thực hiện xây dựng vườn ươm giống với quy mô 1.500m2 trong đó đã triển khai gieo trồng 120.000 cây gốc ghép, tiến hành ghép và tạo được 100.000 cây giống đủ tiêu chuẩn, bao gồm 40.000 cây đào Vân Nam và 60.000 cây lê Đài Loan, để cung cấp theo nhu cầu trồng và phát triển cây ăn quả cho các huyện trong tỉnh và thực hiện mô hình mở rộng tại 2 huyện Đồng Văn và Mèo Vạc.
Mô hình trồng mở rộng cây lê Đài Loan và đào Vân
Bên cạnh đó, Đề tài đã xây dựng mô hình cải tạo giống lê địa phương sang giống lê Đài Loan bằng phương thức ghép cải tạo trên quy mô 0,5 ha. Kết quả bước đầu cho thấy, cây lê địa phương sau 18 tháng cưa đốn, ghép, đã ra tán tương đương với trước khi cải tạo, thời gian cho quả nhanh, chất lượng quả được cải thiện tốt, đồng thời giảm chi phí đầu tư cho cải tạo vườn, nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh tế đem lại từ mô hình.
Thông qua triển khai thực hiện Đề tài, đã góp phần đào tạo và nâng cao tay nghề của đội ngũ cán bộ kỹ thuật của Trung tâm trong công tác sản xuất nhân giống cây ăn quả, đảm bảo cung cấp giống cây ăn quả đào Vân Nam và lê Đài Loan có chất lượng cao, thực hiện mục tiêu phát triển cây ăn quả hàng hoá của tỉnh.
Đề tài “Hỗ trợ bảo tồn và phát triển cây lê Đài Loan và đào Vân Nam (Trung Quốc) tại Hà Giang” thực hiện thành công, đã góp phần lưu giữ và phát triển giống cây ăn quả quý, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho nông hộ tại địa phương và tạo ra các vùng sản xuất cây ăn quả đặc sản có giá trị kinh tế cao của tỉnh.
Ý kiến bạn đọc