NHCSXH huyện Quang Bình cung ứng đầy đủ vốn cho các mô hình kinh tế phát triển

16:40, 12/11/2010

HGĐT- Hiện nay, trên địa bàn huyện Quang Bình nhiều mô hình kinh tế hộ gia đình đã và đang phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, nổi bật là các mô hình chăn nuôi, các mô hình trồng xen canh cây nông nghiệp. Để cung ứng đầy đủ vốn cho nông dân phát triển kinh tế, Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Quang Bình đã có nhiều chính sách hỗ trợ vốn vay cho nông dân, đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư, góp phần giải quyết việc làm và các vấn đề an sinh xã hội.


 
 Mô hình chăn nuôi trâu của chị Hoàng Thị Loan thôn Trung (Xuân Giang - Quang Bình) đem lại hiệu quả kinh tế cao cho gia đình.

Trong 9 tháng đầu năm, NHCSXH huyện Quang Bình đã giải ngân 22.198 triệu đồng cho 1.487 hộ gia đình vay vốn; doanh số thu nợ đạt 10.707 triệu đồng, tổng dư nợ 113.520 triệu đồng đạt 96,5% kế hoạch tỉnh giao. Nguồn vốn vay đã đáp ứng kịp thời nhu cầu đầu tư của các thành phần kinh tế, các hộ gia đình, kích thích phát triển các mô hình kinh tế, từng bước giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập, cải thiện và nâng cao mức sống của người dân, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.


Cùng với NHNN&PTNT các mô hình kinh tế tại huyện Quang Bình đã được NHCSXH huyện chủ động huy động vốn vay, tư vấn số vốn vay phù hợp với điều kiện phát triển mô hình kinh tế của gia đình mình. Theo thống kê, hiện nay trên toàn bộ 15 xã của huyện Quang Bình có tới hơn 400 hộ gia đình phát triển các mô hình chăn nuôi theo hướng tập trung, các mô hình chăn nuôi bao gồm: Nuôi trâu, lợn, dê, gia cầm và nuôi cá... ngoài ra nhiều gia đình còn mạnh dạn đầu tư vốn nuôi rắn và nhím, bước đầu đã cho những hiệu quả kinh tế nhất định. Các xã có mô hình chăn nuôi phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao như xã Yên Hà, Tân Bắc, Xuân Giang, thu nhập bình quân từ các mô hình kinh tế đạt 50 triệu đồng/năm. Căn cứ vào nhu cầu vay vốn trong dân, NHCSXH huyện Quang Bình đã mạnh dạn đề xuất nhiều phương án cho vay vốn theo thời gian ngắn, trung hoặc dài hạn theo yêu cầu của nông dân, trung bình mỗi hộ được vay khoảng 30 triệu đồng để phát triển kinh tế hộ. Để thực hiện tốt công tác giải ngân, đáp ứng vốn cho nhân dân nhằm tăng trưởng mức đầu tư tín dụng, NHCSXH huyện đã thực hiện tốt công tác huy động nguồn vốn, triển khai đa dạng các sản phẩm dịch vụ mới, đồng thời xác định chỉ đạo các tổ nghiệp vụ nhanh chóng triển khai các kế hoạch thu hồi nợ xấu, nợ rủi ro, đảm bảo sự cân bằng tài chính, kịp thời giải ngân cho các hộ dân có nhu cầu vay vốn sản xuất. Các nguồn vốn từ Ngân hàng được đầu tư phát triển, các mô hình sản xuất, mua sắm các thiết bị phục vụ chăn nuôi, sản xuất... các hộ dân khi được vay vốn đã phát triển hệ thống chăn nuôi theo mô hình đạt hiệu quả, từng bước ổn định kinh tế gia đình.


Xác định khách hàng của NHCSXH chủ yếu là nông dân, hoặc là vốn vay được ủy thác qua các Hội, đoàn thể do vậy để tạo niềm tin đối với khách hàng, cán bộ, nhân viên Ngân hàng CSXH huyện Quang Bình đã tích cực triển khai các biện pháp nghiệp vụ như: Rà soát các hộ dân có tiềm năng sản xuất, phát triển kinh tế để hướng dẫn cho vay vốn; hướng dẫn tỉ mỉ các thủ tục giải quyết cho vay vốn và trả lãi xuất đúng kỳ hạn; tiếp tục triển khai các gói kích thích mới, các sản phẩm dịch vụ mới trong hỗ trợ lãi xuất. Những biện pháp thúc đẩy niềm tin từ các khách hàng cũng là chiến lược cạnh tranh trong kinh doanh của Ngân hàng CSXH, trong tìm kiếm những khách hàng tiềm năng để hỗ trợ đầu tư vốn.Chị Hoàng Thị Loan, thôn Trung (xã Xuân Giang – Quang Bình) hồ hởi cho biết, “năm 2009, gia đình có vay 30 triệu đồng từ NHCSXH huyện để đầu tư mua gia súc, gia cầm, phát triển kinh tế chăn nuôi tập trung, đến nay gia đình đã hoàn lại vốn cũ cho Ngân hàng. Trong quá trình vay vốn tôi được các cán bộ NHCSXH huyện tận tình hướng dẫn, tư vấn về khả năng phát triển từ mô hình chăn nuôi nên tôi rất yên tâm và sẽ mạnh dạn vay vốn tiếp, mở rộng phát triển các mô hình nhằm ổn định kinh tế...”


PHẠM DƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên minh HTX tỉnh thực hiện tốt chức năng tư vấn hỗ trợ các HTX trong tỉnh phát triển
HGĐT- Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6.232 tổ hợp tác với 60.280 người tham gia. Trên thực tế các tổ hợp tác được hình thành chủ yếu từ cơ sở các hộ gia đình tự thành lập nhằm trợ giúp lẫn nhau trong sản xuất nông, lâm nghiệp là chính chứ không đăng ký với chính quyền địa phương.
29/10/2010
Dịch vụ Tài chính nông thôn giúp nhiều hộ ở Đồng Văn thoát nghèo
HGĐT- Nhờ Dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR), huyện Đồng Văn được hưởng nhiều chương trình đầu tư trực tiếp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện nhờ sự đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
12/11/2010
Qua 2 năm hoạt động của Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang
HGĐT- Ngày 13.11 năm nay là thời điểm đánh dấu 2 năm kể từ ngày Công ty CPCSHG ra đời. Hai năm với biết bao trăn trở, vất vả trên vùng đất mới, những hàng cây cao su đầu tiên đang vươn mình mạnh mẽ, bắt đầu khép tán. Sương gió cũng đã điểm trên gương mặt của những cán bộ, công nhân viên chức Công ty CPCSHG, tất cả đang hướng đến một mục tiêu đem cây mới, tư duy sản xuất mới
12/11/2010
Quang Bình: Vượt chỉ tiêu giao đất trồng cao su
HGĐT- Tính đến hết tháng 10, huyện Quang Bình đã xác minh và thẩm định được 1.937,5 ha diện tích đất trồng cao su, trong đó huyện đã giao sơ bộ cho Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang là 1.119 ha, thuộc các xã: Yên Hà 676,758 ha; Tiên Yên 207,47 ha; Xuân Giang 235,345 ha, đạt trên 126% kế hoạch năm 2010.
10/11/2010