Dịch vụ Tài chính nông thôn giúp nhiều hộ ở Đồng Văn thoát nghèo

16:34, 12/11/2010

HGĐT- Nhờ Dự án Phân cấp giảm nghèo nông thôn (DPPR), huyện Đồng Văn được hưởng nhiều chương trình đầu tư trực tiếp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày một hoàn thiện nhờ sự đầu tư vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.


Một trong những hoạt động nổi bật, đạt được nhiều kết quả có ý nghĩa đó là Tiểu hợp phần Tài chính tín dụng nông thôn. Hoạt động của Tiểu hợp phần đã giúp nhiều hộ trên địa bàn huyện thoát khỏi tình trạng đói nghèo.


Mục tiêu của Tiểu hợp phần đó là tăng khả năng tiếp cận những dịch vụ xã hội thiết yếu cho những phụ nữ khó khăn và con cái của họ bằng cách nâng cao khả năng thu nhập và tiết kiệm thông qua việc thành lập các nhóm Tín dụng tiết kiệm để thu hút chị em phụ nữ tham gia. Nguồn vốn của các nhóm do Dự án cấp phần lớn, số vốn còn lại do chị em tham gia nhóm góp và tiết kiệm. Dự án ưu tiên cho các hộ đặc biệt khó khăn, hộ nghèo và trung bình có độ tuổi từ 18 đến 55.


Cách đây 5 năm, khi bắt đầu triển khai Tiểu hợp phần tại các xã, việc thực hiện các hoạt động trong Tiểu hợp phần gặp không ít khó khăn bởi đa số chị em phụ nữ nghèo ở các thôn, bản đều không biết chữ hoặc không thạo tiếng phổ thông nên việc tuyên truyền và thành lập các nhóm Tín dụng Tiết kiệm (TDTK) gặp rất nhiều khó khăn. Khi đi vào hoạt động, do không hiểu được nội dung tuyên truyền nênnhiều chị em chưa hiểu rõ mục đích, ý nghĩa cũng như quy trình hoạt động của nhóm TDTK, từ đó gây ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả hoạt động. Mặt khác, đội ngũ cán bộ xây dựng các nhóm ở thôn bản vẫn còn kiêm nhiệm nhiều công việc, chưa thực sự nhiệt tình trong công việc, làm ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động. Trước những khó khăn đó, BQL Dự án huyện đã chỉ đạo BQL Dự án các xã đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo, tuyên truyền, vận động. Đội ngũ cán bộ quản lý Dự án các xã xuống tận các thôn, đến từng nhà để tuyên truyền về ý nghĩa, mục đích, phương thức hoạt động của Nhóm để chị em phụ nữ nghèo tham gia. Đội ngũ nhóm trưởng, nhóm phó được tham gia đều đặn các lớp tập huấn nên đã dần nâng cao kỹ năng quản lý, điều hành nhóm... Trong 5 năm qua, Dự án đã tổ chức đào tạo và tập huấn được 92 lớp cho gần 4.000 người tham gia, nội dung tập huấn, đào tạo gôm giới thiệu, phát động chương trình mục tiêu dân số, phân loại hộ giàu nghèo, đào tạo kế toàn tín dụng. Cùng với đó tổ chức được 6 hội thảo điều phối hàng quý cho 600 người tham gia. Do đẩy mạnh công tác đào tạo, tuyên truyền ở nhiều cấp nên chị em ở các xã đã hiểu rõ ý nghĩa, mục đích, từ đó đồng tình tham gia các hoạt động của nhóm. Để các nhóm TDTK hoạt động hiệu quả, Ban Tín dụng các xã còn thường xuyên thăm nhóm, hướng dẫn quy trình cho các Nhóm, giúp các nhóm đi vào hoạt động ổn định. Ngoài ra, để nâng cao năng lực hoạt động, cán bộ làm công tác tín dụng ở cấp xãthường xuyên tham gia các lớp tập huấn, nâng cao trình độ về sử dụng vốn tiết kiệm... Đồng thời các Nhóm cũng được Dự án cung cấp máy tính cá nhân, két sắt, văn phòng phẩm để duy trì hoạt động


Nhờ sự cố gắng chung của toàn Dự án, 9 Ban Tín dụng xã đã thành lập được 55 nhóm TDTK với 1.064 thành viên tham gia, trong đó hộ nghèo chiếm 99%. Lúc đầu các nhóm mới thành lập và đi vào hoạt động, hàng tháng sinh hoạt nhóm đều đặn. Các thành viên đóng góp tiền tiết kiệm đầy đủ. Sau khi nhóm đóng quỹ được từ 300.000 đến 500.000, các thành viên trong nhóm bình xét cho chị em nghèo, khó khăn nhất vay trước số tiền quỹ tiết kiệm được. Với khoản tiền đóng góp của các thành viên và với hoạt động cho vay như vậy, các nhóm đã biết sử dụng và quản lý đồng vốn mà mình tự đóng góp, từ đó nâng cao được kiến thức về tiết kiệm cũng như sử dụng vốn vay. Biết thu lãi và giám sát thành viên vay vốn, biết sử dụng vốn đúng mục đích. Tính đến thời điểm này, tiền tiết kiệm mà các nhóm đã huy động được trên 183 triệu đồng. Sau khi các Nhóm được thành lập và hoạt động 12 tháng mới được nhận vốn viện trợ lần 1 từ Dự án, 9 tháng sau được nhận vốn viên trợ lần 2. Tổng số tiền Dự án đã cấp là trên 1 tỷ 100 triệu đồng. Đến nay, sau 5 năm triển khai, đã có 955 thành viên vay với số tiền 1 tỷ 342 triệu đồng. Tổng tiền lãi thu được trên 120 triệu đồng. Đa số các Nhóm đều hoạt động hiệu quả, ban đầu chỉ có 1 vài thành viên tham gia những qua quá trình hoạt động lâu dài, bình quân mỗi nhóm có 20 thành viên tham gia. Các thành viên tham gia đều được vay vốn khi có nhu cầu sử dụng và được Nhóm bình xét. Từ đồng vốn này, chị em phụ nữ biết đầu tư đúng mục đích, phát huy hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế gia đình và trả vốn đúng kỳ hạn.


Qua hoạt động của nhóm Tín dụng, quan hệ cộng đồng của chị em được cải thiện. Cùng với đó, chị em đã mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp xúc với xã hội, vai trò phát triển kinh tế gia đình được nâng cao. Có thể khẳng định, hoạt động của Tiểu hợp phần dịch vụ tài chính nông thôn có ý nghĩa không nhỏ giúp chị em phụ nữ vùng cao phát triển kinh tế, xoá đói, giảm nghèo, nâng cao vài trò trong xã hội.


CAO THỊ HÀ (Trường Chính trị tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Liên minh HTX tỉnh thực hiện tốt chức năng tư vấn hỗ trợ các HTX trong tỉnh phát triển
HGĐT- Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh có 6.232 tổ hợp tác với 60.280 người tham gia. Trên thực tế các tổ hợp tác được hình thành chủ yếu từ cơ sở các hộ gia đình tự thành lập nhằm trợ giúp lẫn nhau trong sản xuất nông, lâm nghiệp là chính chứ không đăng ký với chính quyền địa phương.
29/10/2010
Triển khai trồng xen canh trên đất trồng cây cao su ở Quang Bình và Bắc Quang
HGĐT- Thực hiện chủ trương của tỉnh về chương trình phát triển cây cao su, huyện Quang Bình và Bắc Quang là 2 trong số 3 địa phương được quy hoạch trở thành những vùng trồng cây cao su của tỉnh ta. Trên cơ sở đó, đến nay các địa phương đã tích cực phối hợp với Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang (CPCSHG) tiến hành các bước để triển khai chương trình trồng cao su theo giai đoạn
29/10/2010
Kết quả sản xuất lúa vụ Mùa ở Xín Mần
HGĐT- Vụ Mùa năm nay, huyện Xín Mần gieo cấy được gần 3.000 ha lúa nước, trong đó diện tích lúa lai chiếm trên 60% tổng diện tích toàn huyện. Hiện nay, tranh thủ thời tiết thuận lợi bà con nông dân đang tập trung thu hoạch, năng suất bình quân lúa đạt gần 52tạ/ha, tăng gần 2 tạ so với vụ Mùa năm 2009.
29/10/2010
Tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2010
HGĐT- Sáng 9.11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp (SXNLN) năm 2010. Đồng chí Nguyễn Văn Sơn, Ủy viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì Hội nghị.
10/11/2010