Vốn Ngân hàng Nông nghiệp - PTNT Thanh Thủy giúp doanh nghiệp Trường Thịnh phát triển
HGĐT- Chúng tôi đến thăm Công ty TNHH Trường Thịnh ở thôn Giang
Dây truyền nghiền đá liên hoàn của Doanh nghiệp Trường Thịnh đầu tư từ vốn NHNN. |
Tất cả máy móc, trang thiết bị có vốn đầu tư lớn đều là vốn vay từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp PTNT Thanh Thủy, có thể nói, vốn Ngân hàng gắn liền với sự thành công, phát triển của Công ty từ khi thành lập cho đến nay”.
Công ty TNHH Trường Thịnh được thành lập từ năm 2007 với lĩnh vực hoạt động chính đó là sản xuất vật liệu xây dựng; thi công các công trình giao thông, xây dựng; kinh doanh vận tải, trong đó lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng là chủ đạo. Trao đổi với chúng tôi, anh Ngô Xuân Thình, người sáng lập và là chủ doanh nghiệp đã kể về quá trình hình thành, phát triển của doanh nghiệp và khẳng định: “Trong suốt quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, đơn vị đã nhận được sự giúp đỡ rất lớn từ Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp PTNT Thanh Thuỷ, chính đồng vốn ngân hàng đã giúp doanh nghiệp phát triển lớn mạnh như ngày hôm nay”.
Năm 1998, nhận thấy nhu cầu tiêu thụ vật liệu xây dựng trên địa bàn các xã trong khu vực Thanh Thuỷ rất lớn, anh Thình khi đã mạnh dạn tín chấp nhà ở để vay 3 triệu đồng tiền vốn từ Ngân hàng Nông nghiệp Chi nhánh Thanh Thuỷ về đầu tư mua một máy nghiền đá công suất 15 khối /ngày. Tổ khai thác đá của anh khi đó hoạt động hết công suất nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu của thị trường, tuy nhiên do thiếu vốn nên mãi đến năm 2001 anh mới tiếp tục lập Dự án vay vốn Ngân hàng Nông nghiệp để mở rộng quy mô sản xuất. Nhận thấy Dự án vay vốn có khả thi, Ngân hàng tiếp tục cho anh Thình vay 30 triệu đồng, tất cả số vốn vay anh Thình đầu tư mua 4 máy nghiền đá, mỗi máy công suất 20 khối/ngày. Cở sở sản xuất được mở rộng về quy mô, số lượng nhân công nên để tiện cho việc giao dịch, làm ăn, anh Thình thành lập HTX Trường Giang với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là khai thác, sản xuất vật liệu xây dựng. Sản xuất đá xây dựng gặp thuận lợi, đặc biệt là từ năm 2005 đến nay, do trên địa bàn diễn ra khá sôi động các hoạt động xây dựng như: Xây dựng khu Kinh tế Cửa khẩu Thanh Thuỷ; làm đường dọc biên giới; xây dựng thuỷ điện nên nhu cầu sử dụng đá xây dựng rất lớn. Sản phẩm đá nghiền của HTX luôn được tiêu thụ hết, thậm chí không có đủ để phục vụ. Trước tình hình trên, anh Thình đã mạnh dạn bỏ vốn mua đất làm mặt bằng nhà xưởng quanh mỏ đá và nâng cấp HTX Trường Giang lên Công ty TNHH Trường Thịnh vào năm 2007 để đáp ứng yêu cầu phát triển của đơn vị. Thị trường tiêu thụ đá xây dựng tiếp tục thuận lợi, trong khi đó 4 giàn máy sản xuất đá của đơn vị không đủ công suất đáp ứng nhu cầu nên anh Thình quyết định đầu tư dây truyền sản xuất đá liên hoàn công suất 70 tấn/ngày. Khó khăn cho doanh nghiệp là vốn đầu tư cho dây truyền rất lớn, trên 2 tỷ đồng, trong khi đó vốn của doanh nghiệp trong năm 2008 còn nhỏ vì quy mô sản xuất trước đó không lớn, mặt khác vốn của Công ty lại dồn hết vào việc mua đất, máy móc và duy trì sản xuất kinh doanh. Cho đến cuối năm 2008, đầu 2009, khó khăn về vốn đầu tư của doanh nghiệp đã được giải quyết, Dự án vay vốn đầu tư dây truyền sản xuất nghiền đá liên hoàn của Công ty đã được Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Thuỷ thẩm định và quyết định đầu tư cho vay vốn với số tiền vay 2,1 tỷ. Có vốn, doanh nghiệp mua máy nghiền đá liên hoàn, đầu tư xây dựng Trạm biến áp để đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất. Giá trị gói đầu tư trên 2 tỷ đồng, trong đó có đến 90% là vốn vay Ngân hàng. Anh Thình cho biết: “Dây truyền nghiền đá công suất lớn được hoạt động thường xuyên, gần như chạy 100% công suất, thị trường tiêu thụ cũng thuận lợi nên Công ty làm ăn rất khá, riêng trong năm 2009, dù mới đầu tư dây truyền nhưng doanh thu của Công ty đã lên đến gần 5 tỷ đồng. Tổng tài sản của đơn vị cho đến thời điểm hiện tại cũng lên đến chục tỷ đồng. Năm nay, máy nghiền đá liên hoàn đi vào hoạt động ổn định, có thể khẳng định doanh thu đạt gấp đôi năm ngoái. Cùng với việc sản xuất đá xây dựng, doanh nghiệp còn khai thác cát xây dựng và thi công xây dựng một số công trình giao thông, xây dựng trên địa bàn tỉnh. Hiện nay, Công ty có khoảng 200 công nhân, trong đó có 60 công nhân đang làm việc tại mỏ đá Thanh Thuỷ. Công ty luôn đảm bảo cho công nhân công ăn, việc làm ổn định với mức lương 3 triệu đồng/tháng”.
Trước lúc chia tay, Anh Thình tâm sự: “Có được bước phát triển như ngày hôm nay, Công ty rất biết ơn Ngân hàng Nông nghiệp Thanh Thuỷ, đồng vốn của Ngần hàng đã gắn liền với sự phát triển của Công ty ngày từ những ngày đầu. Từ khi còn là tổ sản xuất nhỏ được vay 3 triệu đồng đến mấy chục triệu, vài trăm triệu và giờ là hàng tỷ đồng tiền vốn. Chúng tôi cũng luôn cam kết thực hiện đầu tư vốn vay đúng mục đích và thực hiện dự án sản xuất kinh doanh hiệu quả. Hàng tháng đơn vị luôn trả lãi đúng hạn, trả vốn đúng hạn”. Dự định trong thời gian tới, Công ty Trường Thịnh sẽ đầu tư thêm ô tô, xe máy trọng tải lớn để phục vụ vật liệu xây dựng đến tận chân công trình. Do đó Công ty sẽ tiếp tục lập dự án vay vốn với số vốn cần vay khoảng 3 tỷ đồng. Tin tưởng rằng, với những thành công của Công ty trong những năm qua, Ngân hàng tiếp tục đầu tư để Công ty Trường Thịnh tiếp tục mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, trở thành doanh nghiệp lớn mạnh, góp phần tạo nên sự sôi động cho Khu kinh tế Cửa khẩu Thanh Thủy.
Ý kiến bạn đọc