Ứng dụng thành công mô hình “3 giảm 3 tăng” trên cây lúa

18:06, 15/10/2010

HGĐT- Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp của tỉnh ta đạt được những kết quả rất đáng khích lệ: Năng suất và sản lượng cây trồng hàng năm không ngừng nâng lên. Thành công đó khẳng định tỉnh ta đã mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng các tiến độ KHKT trong đầu tư thâm canh... điển hình là mô hình “3 giảm, 3 tăng” trên giống lúa BIO 404 vụ mùa năm nay.


 

 Giống lúa lai 404 đang được nông dân quan tâm đón nhận.


Là một tỉnh miền núi, với diện tích lúa cả năm trên 36 nghìn ha, được gieo cấy trên 11 huyện, thị. Tuy nhiên do điều kiện địa hình chia cắt, tiểu khí hậu không đồng nhất, nên thời vụ thường kéo dài không bố trí tập trung thống nhất trên toàn tỉnh. Do đó những năm qua, trong quá trình đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng, các giống lúa lai được ưu tiên triển khai gieo cấy trên diện rộng, đã góp phần làm tăng tổng sản lượng lương thực trên địa bàn toàn tỉnh lên một mức đáng kể. Song, theo đánh giá của các nhà chuyên môn, năng suất và sản lượng lúa của tỉnh ta còn thấp so với các tỉnh trồng lúa khác, hiệu quả kinh tế trong đầu tư thâm canh chưa cao... trong đó phần nhiều là do áp dụng các biện pháp thâm canh chưa khoa học như: Bón phân không cân đối (thường bón nhiều đạm), bón lai rai không tập trung, tập quán cấy quá dày (4-5 dảnh/khóm), gây tốn giống và hạn chế khả năng đẻ nhánh của lúa, nhất là đối với giống lúa lai; khâu canh tác thiếu khoa học, đã tạo điều kiện cho sâu bệnh bùng phát, gây hại, dẫn đến làm tăng chi phí trong phòng trừ sâu bệnh, đảo lộn hệ sinh thái nông nghiệp, gây ô nhiễm môi trường và là hệ lụy cho dịch sâu bệnh gây hại của những năm sau; nhận thức của người nông dân về sâu bệnh hại trên lúa còn hạn chế, dẫn đến hiệu quả phòng trừ chưa cao, gây tốn kém về kinh tế...


Để giúp người nông dân tiếp cận, ứng dụng thành công kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng trên cây lúa, đồng thời làm thay đổi tập quán canh tác cũ lạc hậu, nâng cao hiểu biết của người dân về sâu bệnh hại trên cây lúa, cũng như nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình thâm canh tăng năng suất lúa, từ vụ Đông xuân năm nay, sở NN-PTNT đã xây dựng và triển khai chương trình “Dự án hỗ trợ công tác BVTV gắn với mô hình 3 giảm, 3 tăng” trên địa bàn xã Trung Thành và thôn Làng Vàng huyện Vị Xuyên. Ruộng mô hình tiến hành các khâu kỹ thuật 3 giảm, 3 tăng gồm: giảm phân đạm 20% xuống còn 240kg/ha, giảm lượng giống 20% còn 24 kg/ha và giảm số lần phun thuốc xuống còn 3 lần (so với bình quân 5 lần của nông dân), đã cho thấy hiệu quả kinh tế rõ rệt. So với mức đầu tư và năng suất thực thu (tạm tính giá thóc Bio 404 là 5000đ/kg) thì ruộng mô hình có mức lãi 5,88 triệu đồng/ha.


Theo đánh giá của các cơ quan chuyên môn sau khi đã đi kiểm tra thực tế tại cánh đồng mô hình đều cho rằng: Vụ đông - xuân 2009-2010 thời tiết tương đối khắc nghiệt, hạn hán kéo dài làm thiếu nguồn nước từ giai đoạn cấy, bén rễ hồi xanh đến kết thúc đẻ nhánh... đã làm ảnh hởng đến sinh trưởng của lúa. Tuy nhiên giống lúa BIO 404 đưa vào gieo cấy thử nghiệm tại xã Trung Thành với diện tích 7,5 ha bước đầu cho thấy những đặc tính ưu việt của giống như: Cứng cây, chịu hạn, đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung, bản lá rộng, góc lá đứng, quang hợp tốt, tích lũy được nhiều chất dinh dưỡng nuôi cây, chống chịu sâu bệnh khá, không có biểu hiện bệnh bạc lá và vàng lá giai đoạn đứng cái làm đòng, thời gian sinh trưởng ngắn (120 ngày)... Thông qua gặt thử nghiệm tại ruộng cho thấy năng suất đạt trên 70 tạ/ha. Một số hộ trực tiếp tham gia trồng thử nghiệm cho biết: giống Bio 404 khá dễ chăm sóc, thời gian sinh trưởng ngắn so với các giống lúa lai khác và năng suất có thể đạt gấp đôi so với giống lúa thuần và hiện đang được bà con nông dân rất quan tâm. Còn trong điều kiện thời tiết vụ mùa năm nay khá thuận lợi, năng suất thu hoạch tại cánh đồng mẫu đã cho sản lượng đạt cao hơn (7,76 tấn). Qua tính toán so với ruộng đại trà của nông dân, mỗi ha ruộng mô hình giảm đầu tư bình quân 1 triệu đồng/ha, nhưng lãi suất bình quân đạt từ 5,5 đến 6 triệu đồng/ha.


Qua tìm hiểu tại huyện Vị Xuyên, hiện đang là huyện sử dụng nhiều nhất giống lúa lai Bio 404, vụ mùa năm nay hầu hết các xã trong huyện đều đưa vào gieo cấy giống lúa Bio 404, đã làm tăng diện tích lúa lai toàn huyện ước đạt trên 4.170 ha, chiếm gần 66% tổng diện tích và tăng 470 ha so với năm 2009. Tổng sản lượng lương thực có hạt cả năm ước đạt trên 44.300 tấn, tăng hơn 430 tấn so với năm ngoái. Đồng chí Lưu Bá Định, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Xuyên cho biết thêm: Do vụ mùa thời tiết thuận lợi, theo đó giống lúa lai 3 dòng Bio 404 có điều kiện sinh trưởng tốt, đã cho năng suất cao và chất lượng hơn so với các giống lúa lai trước đây và đang được người nông dân đánh giá tốt.


Từ thực tiễn đã được đánh giá: Chương trình 3 giảm, 3 tăng là một tiến bộ khoa học mới trong thâm canh đã được áp dụng thành công ở nhiều vùng trên cả nước và đã được Bộ Nông nghiệp – PTNT khuyến cáo mở rộng trên toàn quốc. Đối với tỉnh ta, nhìn từ huyện Vị Xuyên, mô hình đã làm thay đổi đáng kể tập quán canh tác lâu đời của nhân dân là cấy nhiều dảnh/khóm, ngoài ra từ kết quả của mô hình, góp phần nâng cao nhận thức của người nông dân về kỹ thuật mới trong thâm canh tăng năng suất từ phương pháp bón phân cân đối, hợp lý với từng giai đoạn sinh trưởng; giảm chi phí thuốc trừ sâu bệnh, làm giảm ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng nông sản và ổn định hệ sinh thái trong nông nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế trong quá trình thâm canh.


Mô hình thực hiện 3 giảm, 3 tăng cũng đã vừa được sở Nông nghiệp-PTNT và các đơn vị chuyên môn tổ chức đánh giá, qua đó đều khẳng định và cho rằng mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế rõ nét, cùng với nhiều ưu thế vượt trội. Đây là giống lúa được Bộ Nông nghiệp-PTNT công nhận là giống lúa Quốc gia và đã có mặt ở nhiều tỉnh thành trong cả nước và đã đạt Thương hiệu Vàng nông nghiệp năm 2009. Đồng thời khuyến cáo các huyện nên sử dụng mô hình và đưa vào cơ cấu giống năm 2011 để có đánh giá làm cơ sở nhân rộng ra địa bàn toàn tỉnh, bởi đây là giống lúa có năng suất và khả năng thích ứng cao. Tuy nhiên từng địa phương, từng vùng, cần có quy trình chăm sóc thích hợp với đồng đất để đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn; tiếp tục ứng dụng KHKT, theo dõi để mở rộng diện tích thâm canh đại trà, góp phần đáng kể trong việc đảm bảo an ninh lương thực và xóa đói giảm nghèo bền vững.


NHẤT LINH

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

KBNN - Cục thuế - Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Hà Giang: Ký kết thỏa thuận liên tịch thu NSNN trên địa bàn TXHG
HGĐT- Ngày 28.9, tại Hội trường KBNN tỉnh đã diễn ra buổi lễ ký kết thỏa thuận liên tịch phối hợp thu NSNN giữa KBNN, Cục thuế tỉnh và Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Hà Giang. Tới dự và chỉ đạo buổi lễ có các đồng chí trong Ban Giám đốc, Trưởng, phó các phòng, ban của 3 cơ quan.
29/09/2010
Nhiều mô hình thâm canh hiệu quả ở thị xã Hà Giang
HGĐT- Những năm qua, thị xã Hà Giang có những bước tiến mới trong việc nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
29/09/2010
Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh
HGĐT- Là một đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Sở NN-PTNT, Trung tâm Giống Cây trồng và gia súc Phó Bảng (Đồng Văn) đã trở thành địa chỉ tin cậy, nơi khởi nguồn cung cấp các loại giống cây, con mới cho bà con nông dân trong tỉnh.
29/09/2010
Trồng cây cao su - hướng đi mới ở xã Tiên Yên
HGĐT- Tiên Yên là một xã thuần nông, còn gặp nhiều khó khăn của huyện Quang Bình, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn được chính quyền địa phương quan tâm và tìm nhiều giải pháp nhằm thay đổi phương hướng phát để triển kinh tế...
29/09/2010