Triển khai trồng xen canh trên đất trồng cây cao su ở Quang Bình và Bắc Quang

17:10, 29/10/2010

HGĐT- Thực hiện chủ trương của tỉnh về chương trình phát triển cây cao su, huyện Quang Bình và Bắc Quang là 2 trong số 3 địa phương được quy hoạch trở thành những vùng trồng cây cao su của tỉnh ta. Trên cơ sở đó, đến nay các địa phương đã tích cực phối hợp với Công ty Cổ phần Cao su Hà Giang (CPCSHG) tiến hành các bước để triển khai chương trình trồng cao su theo giai đoạn 2010 – 2015. Qua đó, đến nay có hàng ngàn ha đất và rất nhiều hộ dân được vận động tham gia vào chương trình lớn này để trong 5 năm, cả tỉnh sẽ trồng được khoảng 1 vạn ha cao su theo hướng đại điền.


 
 Trong khoảng hơn 3 năm đầu mới trồng cao su,người dân có thể đăng ký trồng xen canh hoa màu để nâng cao thu nhập.

Với những mục tiêu và lợi ích từ việc trồng xen canh hoa màu trên đất trồng cao su là phát huy hết khả năng của đất, chống xói mòn, bảo vệ đất và vườn cây... Hưởng ứng chương trình kinh tế lớn này, đồng thời để tạo thêm sự tin tưởng của người dân, giúp họ có thêm thu nhập, từ sự chỉ đạo của tỉnh về triển khai trồng xen canh hoa màu trên đất trồng cây cao su, đến nay căn cứ vào các diện tích đã trồng cây cao su trong năm 2009 – 2010, 2 huyện Quang Bình và Bắc Quang đã và đang quan tâm triển khai chương trình trồng xen canh hoa màu trên đất trồng cao su.


Tìm hiểu tại huyện Quang Bình, được biết huyện đã vận dụng những cơ chế, chính sách của tỉnh và Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN để triển khai hỗ trợ 50% giá giống và phân bón cho mỗi loại cây trồng xen trên đất trồng cao su, hỗ trợ tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc. Bên cạnh đó, Công ty CPCSHG cũng sẵn sàng tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn không lãi suất để mua giống, phân bón... Trên cơ sở đó, đến nay theo thống kê của huyện, trong thời gian qua nhân dân đã đồng tình và gieo trồng được hàng chục ha hoa màu các loại gồm: Ngô, lạc, vừng, đỗ tương và thậm chí là cả cỏ chăn nuôi... Qua đánh giá kết quả cho thấy, năng suất thu hoạch khá ổn định, có những nơi gieo ngô đạt năng suất khoảng 30 tạ/ha, lạc, đậu tương đạt khoảng 10 tạ/ha... Từ đó, có thể khẳng định việc trồng xen canh trên đất trồng cao su là một hướng đi rất phù hợp với địa bàn huyện Quang Bình, từ đó vừa phát huy, tận dụng hết tiềm năng đất, vừa góp phần tăng sản lượng lương thực của huyện.


Đến huyện Bắc Quang, một địa phương có tiềm năng rất lớn cho chương trình phát triển cây cao su, đồng chí Đinh Văn Minh, Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Quang cho biết, đến nay huyện cũng đang phối hợp, bàn bạc với Công ty CPCSHG trong việc tìm hướng hỗ trợ, khuyến khích người dân trồng xen canh trên đất trồng cao su. Xác định việc trồng xen canh là một trong những biện pháp tích cực nhằm cải thiện đời sống nhân dân, thúc đẩy việc triển khai chương trình trồng cao su nên bước đầu huyện chỉ đạo 2 địa phương trồng cây cao su là Vô Điếm và Kim Ngọc vận động nhân dân đăng ký trồng xen canh. Đến nay, các hộ góp đất đăng ký trồng xen canh được 198,4ha. Trong đó, các hộ góp đất trồng cao su đăng ký trồng xen canh là 160,1ha; các hộ có người làm công nhân cho Công ty cao su đăng ký 22,3ha... Qua đó, nhân dân cũng đang tích cực triển khai trồng xen canh được 20ha với 6ha ngô, 13,5ha vừng và 0,5ha khoai sọ...


Được biết, sau khi thu hoạch xong vụ Hè - thu, các địa phương cũng như người dân sẽ chuẩn bị cho việc triển khai trồng xen canh vụ Đông trên đất trồng cao su. Theo lãnh đạo Công ty CP Cao su Hà Giang cho biết, dựa trên hướng dẫn kỹ thuật của Công ty cũng như thời gian cho phép trồng xen canh trên đất trồng cao su là khoảng hơn 3 năm đầu. Đó là một thời gian tốt để người dân có thể phát huy lợi thế của những diện tích đất đã góp cổ phần với Công ty, vừa được cải thiện được một lượng lương thực cho gia đình, đồng thời người dân còn có thể được Công ty tạo điều kiện giao khoán chăm sóc, làm cỏ và bảo vệ vườn cây, giúp bà con có thêm thu nhập. Thông qua việc trồng xen canh, không chỉ đem lại lợi ích cho người dân, mà qua đây cũng là một chương trình giáo dục về kiến thức khuyến nông, giúp bà con nâng cao nhận thức về việc tận dụng tối đa tiềm năng của đất phục vụ cho phát triển kinh tế. Nhất là việc thực hiện mục tiêu phát triển cao su, một loại cây có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển của địa bàn, góp phần đẩy mạnh mục tiêu XĐGN và xây dựng nông thôn mới.


GIAO THƯ

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kết quả sản xuất vụ mùa ở huyện Quản Bạ
HGĐT- Những tháng đầu năm 2010, mặc dù tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, khô hạn kéo dài, nhưng dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của cấp ủy, chính quyền từ huyện đến xã, vụ Mùa ở huyện Quản Bạ vẫn đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Nền sản xuất nông nghiệp tiếp tục được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa; chất lượng, gieo trồng trên một diện tích canh tác ngày càng cao.
27/10/2010
Toàn tỉnh có 259 công trình xây dựng cơ bản hoàn thành đưa vào sử dụng
HGĐT- Trong 9 tháng đầu năm 2010, các cấp, các ngành chức năng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản.
27/10/2010
Chương trình 135 giai đoạn II, tích cực hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất
HGĐT- Là tỉnh có 6 huyện nằm trong số 62 huyện nghèo của cả nước, điều kiện sản xuất khó khăn, phần lớn đất nông nghiệp sản xuất 1 vụ/năm. Trên cơ sở đó, việc triển khai Quyết định số 07-QĐ/TTg, ngày 10.1.2006 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt chương trình phát triển KT – XH của các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi giai đoạn 2006 – 2010 là một cơ hội
27/10/2010
Cây cải dầu, hướng đi mới trong sản xuất vụ Đông – xuân của huyện Đồng Văn
HGĐT- Đồng Văn là huyện vùng cao núi đá, điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thiếu nước, khô hạn kéo dài nên đa phần ruộng, nương trong huyện bỏ không trong vụ Đông - xuân. Do đó, cuộc sống của đồng bào nơi đây đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Đây cũng là nỗi trăn trở của Đảng bộ, chính quyền các cấp, các ngành của huyện Đồng Văn trong nhiều năm qua, với việc mong mỏi tìm được
27/10/2010