Quản Bạ quan tâm phát triển chăn nuôi gia súc

17:30, 15/10/2010

HGĐT- Trong những năm gần đây, huyện Quản Bạ có bước phát triển khá mạnh trên lĩnh vực phát triển chăn nuôi gia súc, tốc độ tăng trưởng tổng đàn bình quân hàng năm đạt 6,5%. Phát triển mạnh chăn nuôi gia súc là yếu tố quan trọng giúp huyện thực hiện thắng lợi công tác xoá đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho người dân.


 

 Cỏ Goa -tê-ma-la được người dân Quyết Tiến trồng để phát triển đàn gia súc.


Để đạt được những kết quả tích cực đó là nhờ huyện thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, nâng cao ý thức của người dân trong việc trồng cỏ tạo nguồn thức ăn cho gia súc, đồng thời tích cực triển khai có hiệu quả các chính sách, chương trình hỗ trợ người dân phát triển chăn nuôi.


Trong những năm gần đây, Quản Bạ luôn đặt nhiệm vụ phát triển chăn nuôi gia súc gắn với trồng cỏ là nhiệm vụ trọng tâm hàng năm bởi đó là yếu tố quan trọng giúp huyện thực hiện thắng lợi công tác xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống cho người dân. Sự quan tâm đó được cụ thể hoá bằng những hành động, việc làm cụ thể. Trước hết, hàng năm huyện chủ động, tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của T.Ư và địa phương nhằm khuyến khích người dân đầu tư cho việc tăng trưởng đàn gia súc. Do đó, từ năm 2005 cho đến nay, người dân trên địa bàn huyện được hưởng lợi từ các chương trình, chính sách đầu tư cho phát triển chăn nuôi như: Chương trình 135 giai đoạn II; Chương trình nông, lâm nghiệp trọng tâm; Chương trình Nghị quyết 30a của Chính phủ; Chương trình hỗ trợ cho người dân nuôi trâu, bò từ các cơ quan, ban ngành, các tổ chức, doanh nghiệp quyên góp, ủng hộ... Tính riêng trong năm 2009, huyện thực hiện chính sách hỗ trợ tăng đàn gia súc cơ học từ nguồn vốn Chương trình 135 gia đoạn II, mức hỗ trợ từ 250 đến 500 trăm nghìn/con gia súc đối với những hộ dân mua trâu, bò từ các địa phương khác về nuôi. Chương trình 30a cũng hỗ trợ cho 300 hộ dân mua 300 con trâu, bò về nuôi với mức 5 triệu/con, cùng với đó hỗ trợ cho 1.000 hộ, mỗi hộ 1 triệu đồng để tu sửa chuồng trại. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam hỗ trợ cho 302 hộ nghèo, mỗi hộ 8 triệu đồng mua trâu, bò. Ngoài các chương trình, chính sách trên, huyện cũng chỉ đạo các ngành chuyên môn, các xã tích cực vận động bà con vốn Ngân hàng Chính sách Xã hội huyện để phát triển chăn nuôi theo chính sách huyện hỗ trợ 100% lãi suất vốn vay. Ngoài việc thực hiện tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển chăn nuôi, huyện cũng thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động người dân phát triển trồng cỏ nhằm tạo nguồn thức ăn cho gia súc, từ đó dần hình thành phương thức chăn nuôi gia súc nhốt chuồng với quy mô vừa. Những năm 2005, 2006, khi bắt đầu triển khai chương trình trồng cỏ chăn nuôi, do là chương trình mới triển khai nên huyện thực hiện chính sách hỗ trợ tiền cho bà con mua giống với mức hỗ trợ 900 nghìn/ha. Chỉ sau 2 năm phát triển, bà con tự nhận thức ý nghĩa của việc trồng cỏ đối với phát triển chăn nuôi gia súc của gia đình mình, qua đó tự giác nhân giống, mua giống về trồng, không chông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước. Qua đó diện tích cỏ chăn nuôi trên địa bàn mỗi năm một tăng, đến nay toàn huyện có trên 3.500 ha, diện tích trên cơ bản đáp ứng một phần không nhỏ nhu cầu thức ăn cho đàn gia súc. Qua việc triển khai, thực hiện tốt các chính sách, chương trình về phát triển chăn nuôi, huyện đạt được những thành quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng đàn bình quân hàng năm đạt 6,5%; tổng đàn trâu, bò đến thời điểm hiện tại đạt 18.730 con, trong đó có 11.250 con bò, 7.480 con trâu, tăng 5.000 con so với năm 2005. Điều quan trọng đó là người dân trong huyện đã dần thay đổi tập quán chăn nuôi truyền thống sang chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Trên địa bàn các xã xuất hiện nhiều hộ chăn nuôi theo hướng hàng hoá với quy mô từ 10 con trâu, bò trở lên. Đây là nền tảng vững chắc giúp huyện phát triển chăn nuôi hàng hoá trong những năm tiếp theo.


Tuy nhiên, phát triển chăn nuôi ở huyện vẫn còn những điểm còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương, ngành chăn nuôi chưa đóng vai trò chủ đạo gúp người dân nâng cao thu nhập và làm giàu chính đáng. Do đó, huyện xác định trong những năm tiếp theo sẽ tập trung phát triển chăn nuôi gia súc, đưa ngành chăn nuôi gia súc trở thành ngành sản xuất chính trong cơ cấu nông nghiệp, chiếm 40% giá trị sản xuất ngành vào năm 2015. Tốc độ tăng trưởng đàn hàng năm đạt trên 6% trở lên, phấn đấu đến năm 2015 mỗi hộ có từ 3 con trâu, bò trở lên, tổng đàn đạt trên 25 nghìn con. Để đạt được mục tiêu đó, huyện xây dựng chương trình hành động phát triển chăn nuôi đại gia súc giai đoạn 2010- 2015 với những giải pháp cụ thể. Những giải pháp được đưa ra trên nền tảng từ kết quả đạt được trong phát triển chăn nuôi những năm vừa qua, đó là vừa quan tâm thực hiện các chính sách, chương trình phát triển chăn nuôi của Đảng, Nhà nước kết hợp với việc vận động người dân tích cực trồng cỏ đi đôi với chế biến thức ăn gia súc, đảm bảo cho việc tăng trưởng đàn. Cùng với đó, huyện sẽ quan tâm hơn đến việc giúp đỡ người dân làm chuồng trại kiên cố; đẩy mạnh công tác thú y, phòng chống bệnh cho gia súc; hỗ trợ kỹ thuật, khuyến nông, thông tin tuyên truyền...Đặc biệt, huyện sẽ hình thành thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mối liên kết giữa cơ sở sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi thuộc các thành phần kinh tế, hình thành các chợ gia súc tại chợ Tráng Kìm, Đồng Hà, chợ trung tâm huyện...


Hy vọng rằng, với những thành quả đạt được trong phát triển chăn nuôi những năm vừa qua, ngành chăn nuôi đại gia súc ở huyện vùng cao Quản Bạ tiếp tục có bước phát triển mạnh hơn trong những năm tiếp theo, xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn, giúp người dân xoá đói, giảm nghèo và làm giàu chính đáng.


KHÁNH TOÀN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Trồng cây cao su - hướng đi mới ở xã Tiên Yên
HGĐT- Tiên Yên là một xã thuần nông, còn gặp nhiều khó khăn của huyện Quang Bình, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn được chính quyền địa phương quan tâm và tìm nhiều giải pháp nhằm thay đổi phương hướng phát để triển kinh tế...
29/09/2010
Gắn kết hoạt động nghiên cứu khoa học với sản xuất kinh doanh
HGĐT- Là một đơn vị sự nghiệp khoa học trực thuộc Sở NN-PTNT, Trung tâm Giống Cây trồng và gia súc Phó Bảng (Đồng Văn) đã trở thành địa chỉ tin cậy, nơi khởi nguồn cung cấp các loại giống cây, con mới cho bà con nông dân trong tỉnh.
29/09/2010
Nhiều mô hình thâm canh hiệu quả ở thị xã Hà Giang
HGĐT- Những năm qua, thị xã Hà Giang có những bước tiến mới trong việc nghiên cứu áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thâm canh cây trồng, vật nuôi đem lại hiệu quả kinh tế cao.
29/09/2010
KBNN - Cục thuế - Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Hà Giang: Ký kết thỏa thuận liên tịch thu NSNN trên địa bàn TXHG
HGĐT- Ngày 28.9, tại Hội trường KBNN tỉnh đã diễn ra buổi lễ ký kết thỏa thuận liên tịch phối hợp thu NSNN giữa KBNN, Cục thuế tỉnh và Ngân hàng TMCP Công thương Chi nhánh Hà Giang. Tới dự và chỉ đạo buổi lễ có các đồng chí trong Ban Giám đốc, Trưởng, phó các phòng, ban của 3 cơ quan.
29/09/2010