Trồng cây cao su - hướng đi mới ở xã Tiên Yên
HGĐT- Tiên Yên là một xã thuần nông, còn gặp nhiều khó khăn của huyện Quang Bình, trong những năm gần đây việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn được chính quyền địa phương quan tâm và tìm nhiều giải pháp nhằm thay đổi phương hướng phát để triển kinh tế...
Cây cao su được trồngtrên đất Tiên Yên. |
Trên cơ sở đó, từ chủ trương phát triển cây cao su do tỉnh đề ra, năm 2009 đến nay, huyện Quang Bình giao cho xã quy hoạch, vận động nhân dân trồng 300 ha trong tổng số 7500 ha cây cao su theo dự án phát triển của toàn huyện đến năm 2015. Nhận thức được tầm quan trọng và vị thế kinh tế của cây cao su, các ban, ngành, đoàn thể của xã đã tuyên truyền, vậnđộng đểnhân dân góp và bàn giao đất cho Công ty Cao su Hà Giang. Tuy nhiên, là một loại cây trồng mới được đưa vào nên lúc đầu, việc vận động còn gặp không ít khó khăn, trở ngại... Nhưng, nhờ sự nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, dần dần người dân nhận biết được lợi ích kinh tế mà cây cao su đem lại nên đã đồng tình ủng hộ.
Mục tiêu là đưa cây cao su trở thành nguồn lực để phát triển kinh tế,XĐGN và giải quyết việc làm cho lao động là con em đồng bào dân tộc ở địa phương, xã Tiên Yên với vị trí, địa lí và thổ nhưỡng đất đai thích hợp với sự phát triển của cây cao su, đến nay toàn xã đã trồng đượcgần 100 ha tại 3 thôn (thôn Kem, Tân Bể và Yên Chung) và đang đẩy nhanh tiến độ khai hoang 200 ha còn lại để đáp ứng chỉ tiêu của huyện bàn giao, sau gần một năm trồng những đồi cao su đang dần phát triển và phủ màu xanh tươi tốt, hứa hẹn những đổi thay về phát triển kinh tế - xã hội. Hiện nay Công ty Cao su đang khuyến khích các hộ gia đình trồng xen canh các cây hoa màu ngắn ngày để có thêm thu nhập như: Lúa nương, lạc, đậu tương, cỏ chăn nuôi gia súc... Mặt khác, giúp công ty có điều kiện chăm sóc cây tốt hơn. Hiện nay có khoảng 50 công nhân là nhân dân trongxã đang tham gia lao động cho công ty, lúc đầu là khuyến khích những hộ gia đình tham gia góp đất cho công ty và sau đó huy động lưc lượng lao động trong xã. Với những chính sách hợp lí trên đến nay những công nhân của xã lao động cho Công ty đều có thu nhập ổn định từ 1,8 - 2 triệu đồng/1người/1 tháng, góp phần tạo việc làm cho nhân dân trong xã. Ông Lục Bát Duệ, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Đây là một chủ trương rất đúng đắn của tỉnh trong chuyển dịch cơ cấu cây trồng bền vững, gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, XĐGN ở từng địa phương và là bước đột phá khẳng định được vị trí, thế mạnh của cây cao su để XĐGN ở xã Tiên Yên. Hiện nay xã đang vận động người dân góp đất ở vùng cằn cỗi, nơi trồng những cây không có giá trị kinh tế cao để trồng cây cao su để tăng thêm diện tích canh tác.
Có thể khẳng định cây cao su là hướng đi mớivà đúng đắn để nhân dân xã Tiên Yên mở ra triển vọng về cuộc sống mới đang hiện hữu ngay trên quê hương mình để xua đi những nghèo đói từ bao đời nay. Với những thành công ban đầu, hy vọng thời gian tới cây cao su sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao để đưa đời sống của nhân dân xã Tiên Yên khởi sắc hơn góp phần vào công cuộc XĐGN ở địa phương.
Ý kiến bạn đọc