Khơi thông nguồn vốn tín dụng nông nghiệp, nông thôn

16:49, 22/09/2010

HGĐT- Là ngân hàng thương mại có vai trò chủ đạo trong việc thực hiện cơ chế, chính sách của Nhà nước nhằm tăng cường đầu tư vốn phát triển nông nghiệp - nông thôn. Những năm qua, Ngân hàng No&PTNT Hà Giang luôn hướng tới khách hàng là nông dân, lấy nông nghiệp, nông thôn là địa bàn chủ yếu.


 
 Nhờ nguồn vốn vay của Ngân hàng No&PTNT, bà con xã Phương Độ (TXHG) đầu tư vào thâm canh lúa mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng đã khơi thông nguồn vốn tín dụng vào nông nghiệp, nông thôn. Góp phần thực hiện XĐGN, nâng cao đời sống nhân dân và từng bước thực hiện CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.


Có thể nói, ngay sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 67/199/QĐ-TTg, Ban Giám đốc Ngân hàng No&PTNT Hà Giang đã nhận thức được đây là một chính sách tín dụng quan trọng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn. Có tác động sâu sắc đến hoạt động ngân hàng, nhất là trong việc mở rộng địa bàn và tăng trưởng tín dụng. Ngân hàng đã bám sát hướng dẫn thực hiện của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng cấp trên triển khai cơ chế, nghiệp vụ đến các Ngân hàng, phòng giao dịch trực thuộc trên địa bàn tỉnh. Sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ, tổng dư nợ cho vay của Ngân hàng No&PTNT đạt 643 tỷ đồng, chiếm 46%/dư nợ của Ngân hàng, chiếm 29%/dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên địa bàn. Với 18.077 khách hàng, trong đó có 17.946 hộ tư nhân cá thể, 131 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất và 1 hợp tác xã.


Nhờ nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng đã giúp bà con nông dân trong tỉnh có đủ vốn kịp thời phát triển sản xuất. Từng bước loại bỏ các tập tục làm ăn cũ, chuyển dần từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Vốn tín dụng đã đầu tư cho các thành phần kinh tế SXKD, tạo công ăn việc làm cho người lao động, góp phần tăng trưởng giá trị gia tăng nền kinh tế của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Thông qua tổ vay vốn các cấp hội, Ngân hàng đã phối hợp chặt chẽ với phòng Kinh tế, Trạm Khuyến nông cac địa phương trong tỉnh hướng dẫn bà con nông dân áp dụng các tiến bộ KHKT đưa vào sản xuất, chăn nuôi. Đồng thời cung cấp nguồn cây, con đạt chất lượng cùng với những thông tin cần thiết về thị trường. Chính vì vậy, hàng trăm, hàng nghìn hộ nông dân đã hạn chế được nhiều rủi ro trong sản xuất, chăn nuôi. Phát huy tốt hiệu quả nguồn vốn vay, vừa hoàn trả vốn và lãi vay đúng kỳ hạn và cơ cơ hội thoát nghèo, vươn lên làm ăn phát triển. Trong đó có hàng trăm hộ nông dân từ hai bàn tay trắng, nhờ tham gia tổ vay vốn đã vươn lên làm giàu nhanh chóng.


Đặc biệt, việc tham gia của các tổ chức chính trị xã hội vào quá trình cho vay đã thúc đẩy việc xã hội hóa hoạt động Ngân hàng. Việc liên kết, giúp đỡ nhau sản xuất trong khuôn khổ của các Hội ở địa phương đã gắn liền với việc cho vay của các tổ chức tín dụng, góp phần làm cho việc sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn, hạn chế tối đa việc cho vay nặng lãi ở nông thôn. Bên cạnh cơ sở hạ tầng cho nông nghiệp, nông thôn đã được tỉnh và các cấp tập trung đầu tư và thực hiện đạt kết quả cao. Vốn tín dụng của Ngân hàng cũng đã góp phần thực hiện làm đường liên thôn, kiên cố hóa kênh mương, cho vay tấm lợp, cho vay xóa nhà tạm đến tận thôn bản. Góp phần làm cho bộ mặt nông thôn của Hà Giang ngày càng khang trang hơn, từ đó tạo điều kiện không nhỏ trong sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh.


Tuy nhiên bên cạnh những kết quả đã đạt được trong công tác thực hiện Quyết định 67 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn 10 năm qua trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Hoạt động trên một địa bàn tỉnh miền núi, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí thấp nên việc tiếp nhận KHKT vào sản xuất, chăn nuôi còn hạn chế do đó năng suất vật nuôi, cây trồng chưa cao. Địa hình chủ yếu là vùng cao núi đá không thuận lợi cho việc canh tác. Hơn nữa, thời tiết khí hậu khắc nghiệt đã ảnh hưởng phần nào đến đời sống và canh tác của bà con nông dân. Đặc biệt, món vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn thường nhỏ lẻ, do đó khối lượng của mỗi cán bộ tín dụng là tương đối lớn. Các kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế của từng địa phương như vấn đề quy hoạch, tiêu thụ sản phẩm nông sản, bảo hiểm cho sản phẩm nông nghiệp của nông dân khi gặp thiên tai, rủi to... còn nhiều bất cập vì thế hiệu quả đầu tư vốn tín dụng của Ngân hàng còn hạn chế.


Trao đổi với chúng tôi về mục tiêu phát triển của Ngân hàng No&PTNT Hà Giang trong thời gian tới. Đồng chí Nguyễn Ngọc Hải, Giám đốc Ngân hàng No&PTNT cho biết: Để không ngừng phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư vốn tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn. Trong thời gian tới, Ngân hàng tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị định 41 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (thay thế cho Quyết định 67/QĐ-TTg nay không còn phù hợp). Đẩy mạnh công tác huy động vốn, thực hiện cơ cấu lại nguồn vốn tín dụng chuyển dần dư nợ từ lĩnh vực khác để đầu tư cho khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh.


Vai trò của tín dụng nông nghiệp, nông thôn đã từng bước góp phần tăng trưởng, ổn định kinh tế- chính trị- xã hội ở nông thôn. Không ngừng nâng cao năng lực quản trị điều hành, xử lý tác nghiệp, phương pháp tổ chức hoạt động và chất lượng phục vụ khách hàng. Tạo điều kiện tốt nhất cho các tổ chức, cá nhân trong việc tiếp cận nguồn vốn tín dụng và dịch vụ tiện ích của ngân hàng để mở rộng SXKD, nâng cao năng lực kinh doanh và uy tín với bạn hàng. Củng cố vị thế của Ngân hàng để Ngân hàng No&PTNT Hà Giang trở thành một Ngân hàng chủ đạo, chủ lực trong vai trò cung cấp tín dụng cho CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn phù hợp với định hướng phát triển của tỉnh và của ngành. Phấn đấu và duy trì nguồn vốn tín dụng của Ngân hàng luôn chiếm thị phần cao trong hoạt động ngân hàng so với các Ngân hàng khác trên địa bàn. Mở rộng tín dụng an toàn, hiệu quả, hiện đại hóa ngân hàng trong việc giao dịch, triển khai nhiều sản phẩm mới hiện đại, tiện ích đáp ứng nhu cầu tín dụng, thanh tón cho mọi khách hàng.


MINH TÂM

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ghi nhận ở Chi nhánh Ngân hàng NN-PTNT Thanh Thủy
Chi nhánh Ngân hàng NN - PTNT Thanh Thuỷ có nhiệm vụ huy động vốn nhà dỗi và đầu tư tín dụng trên địa bàn các xã khu vực, thực hiện dịch vụ thanh toán biên mậu tại Cửa khẩu Quốc gia Thanh Thuỷ.
22/09/2010
HTX mây, tre đan xuất khẩu Việt Quang (Bắc Quang): Mô hình kinh tế tập thể hiệu quả
HGĐT- Hợp tác xã (HTX) mây, tre đan xuất khẩu Việt Quang, huyện Bắc Quang được thành lập năm 2002, với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính là chế biến cây mây thành sản phẩm hàng xuất khẩu. Gần 8 năm hoạt động, trải qua bao khó khăn, đến nay, với những sản phẩm có chất lượng, độ thẩm mỹ cao, HTX đã ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường trong và ngoài nước.
21/09/2010
Góp phần khẳng định thương hiệu VBSP Bank
HGĐT- Công đoàn Ngân hàng CSXH tỉnh là đơn vị trực thuộc Công đoàn Ngân hàng CSXH Việt Nam. Với tổng số 141 ĐVCĐ sinh hoạt ở 11 Công đoàn bộ phận tại các Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH các huyện trong tỉnh.
17/09/2010
Tập huấn hội nhập kinh tế quốc tế
HGĐT- Ngày 17.9, tại Sở Nông nghiệp - PTNT, UBND tỉnh đã tổ chức lớp tập huấn về Hội nhập kinh tế Quốc tế. Dự Hội nghị có các đồng chí lãnh đạo Sở Khoa học - Côngnghệ; Chi cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng cùng các học viên là chuyên viên của các sở, ban, ngành trong tỉnh; lãnh đạo, chuyên viên UBND các huyện, thị.
17/09/2010