Bài toán lãi suất: Vẫn thiếu lời giải

09:48, 15/09/2010
Đã gần nửa năm từ khi có chủ trương hạ mặt bằng lãi suất của Chính phủ, bất chấp những nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước, nhiều doanh nghiệp hiện vẫn phải đi vay với lãi suất cao đến 15-16% một năm.

Bài toán lãi suất: Vẫn thiếu lời giải
Cam kết của các thành viên Hiệp hội Ngân hàng từ tháng 6 vừa qua sẽ đưa lãi suất về đích "vào 10 ra 12”, nghĩa là lãi suất huy động 10%, lãi suất cho vay 12%/năm vào tháng 9 này cũng đã lỡ hẹn. Bài toán giảm lãi suất vẫn đang dậm chân tại chỗ và sẽ không thể có lời giải nếu Ngân hàng Nhà nước không có những giải pháp điều hành quyết liệt hơn trong thời gian tới.


Là DN trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc diện được hưởng ưu đãi lãi suất, nhưng nửa năm qua, DN Aprocimex vẫn phải đi vay với lãi suất cao, bất chấp chủ trương hạ lãi suất của Chính phủ. Cụ thể, nếu năm ngoái mức lãi họ phải trả cho ngân hàng khoảng 1 tỷ đồng một tháng, thì năm nay con số đó đã tăng hơn gấp đôi. Lợi nhuận và mức cổ tức mà công ty đặt ra từ đầu năm theo đó chắc chắn là không đạt được.

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT Aprocimex cho rằng: “Lãi suất 14, 15, 16% thì chắc chắn kinh doanh gì cũng chẳng lãi. Với lãi suất như thế này, phải tính phát triển hay dừng lại đều phải tính”.

Lãi suất cao vẫn đang siết chặt các doanh nghiệp, đó là thực tế trong6 tháng đầu năm nay. Có những doanh nghiệp còn ngậm ngùi tiết lộ, nửa đầu năm, lợi nhuận của họ đã bị giảm bớt tới 75 đến 80% so với cùng kỳ năm ngoái, mà một trong những nguyên nhân vẫn là do lãi suất cao. Và đích đến “lãi cho vay sẽ giảm xuống mức 12% một năm” như dự tính vẫn còn rất xa vời...

Doanh nghiệp khó là đương nhiên, song thực tế ngân hàng cũng đang phải loay hoay để huy động vốn nhằm đối phó với Thông tư 13 với hàng loạt các quy định làm tăng chi phí của ngân hàng. Thế nên, ngân hàng cũng vướng vào vòng luẩn quẩn dù có muốn giảm lãi suất cũng không biết phải giảm bằng cách nào...

Hơn 65 nghìn tỷ đồng là con số ước tính mà NHNN đã bơm ròng ra lưu thông qua kênh thị trường mở trong 5 tháng qua. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, lượng tiền bơm ra là không nhỏ, tuy nhiên, lãi suất vẫn chưa giảm được, lý do được chỉ ra là ở sự luẩn quẩn của dòng tiền.

TS.Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia: “Được biết, NHTƯ cung khá nhiều tiền, nhưng khảo sát sơ bộ tiền luẩn quẩn giữa ngân hàng TƯ, ngân sách và các ngân hàng lớn mà không thực sự đi vào sản xuất”.

Sự luẩn quẩn của dòng tiền được TS.Nghĩa giải thích là do tiền từ NHNN bơm ra không được các NHTM đưa vào nền kinh tế mà chủ yếu là đổ vào trái phiếu chính phủ.

Cụ thể, thời gian qua, NHNN bơm tiền ra bằng cách cho các NHTM thế chấp các giấy tờ có giá để vay với lãi suất thấp khoảng 7,5%/năm. Tuy nhiên, thay vì cho các DN vay vốn để SXKD thì các NHTM lại lấy tiền này để mua trái phiếu Chính phủ với lãi suất trên 10%. Dễ dàng thấy là ngân hàng lập tức được hưởng ngay khoản chênh lệch lãi suất khoảng 2,5%. Rồi một vòng luẩn quẩn lại tiếp tục khi ngân hàng tiếp tục mang trái phiếu Chính phủ thế chấp tại NHNN để vay tiền lãi suất thấp.

Rõ ràng là tiền bị quay vòng giữa NHNN và NHTM mà không ra lưu thông là bao nhiêu. Nền kinh tế vẫn thiếu tiền thì lãi suất không có cửa giảm.

Trước thực tế này, UB GSTCQG đã kiến nghị NHNN chính thức tính toán lại cung tiền để nếu thiếu, phải bơm thêm một liều lượng đủ lớn cho nền kinh tế. Điều này không đáng ngại tại thời điểm này khi lạm phát đang được kiểm soát ổn định.

TS.Lê Xuân Nghĩa, Phó Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia: “Tôi có thể trả lời một cách mạch lạc và chính xác là, NHTƯ phải cung tiền, làm số dư tiền mình cung ra đủ để đảm bảo số dư còn lại trong lưu thông tương đối lớn, đủ để đảm bảo KL luân chuyển hàng hóa tăng lên, lúc bấy giờ mới giảm lãi suất được”.

Các chuyên gia nhận định, những NHTM nắm nhiều giấy tờ có giá trong tay chủ yếu là các NHTM quốc doanh. Nếu để sự ách tắc của dòng tiền tiếp diễn, thì cái lợi chỉ rơi vào túi các ngân hàng này, mà việc bơm tiền của NHNN chẳng giúp được gì nhiều cho mục tiêu hạ lãi suất.


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Tăng cao sức hút đầu tư ở Xín Mần
HGĐT- Theo lãnh đạo huyện Xín Mần cho biết, đến thời điểm hiện tại lượng vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế vào địa bàn ước đạt trên 1.000 tỷ đồng. Đầu tư lớn nhất là các công trình thủy điện đã khởi công xây dựng.
30/08/2010
HTX Thành Công đi lên từ sản phẩm ván bóc xuất khẩu
HGĐT- Tháng 6.2002, HTX Thành Công (Vị Xuyên) được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính đó là chế biến lâm sản. Sau 8 năm đi vào hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX đã có sự lớn mạnh cả về quy mô sản xuất cũng như doanh thu hàng năm, từ đó có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà. Dấu ấn của sự thành công đó chỉ bắt đầu khi
25/08/2010
Dự án đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá qua 8 tháng thực hiện
HGĐT- 8 tháng đầu năm 2010, Dự án đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá ở tỉnh ta tiếp tục được chính quyền và nhân dân triển khai rộng khắp mặc dù còn gặp phải nhữngkhó khăn nhất định. Cùng với rất nhiều cố gắng của Ban quản lý dự án các huyện, sự nhận thức đầy đủ của nhân dân, dự án đã có những kết quả khá khả quan.
25/08/2010
Ngành Công Thương tỉnh quyết tâm thực hiện đạt 100% kế hoạch đã đề ra
HGĐT- Tính đến giữa tháng 7, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều trận mưa lớn kèm gió lốc gây sạt, lở làm ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của nhân dân, nhưng bình quân chung thì lượng mưa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 70% và mực nước trên Sông Lô (con sông lớn của tỉnh) thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ hàng năm.
25/08/2010