Tăng cao sức hút đầu tư ở Xín Mần

17:46, 30/08/2010

HGĐT- Theo lãnh đạo huyện Xín Mần cho biết, đến thời điểm hiện tại lượng vốn đầu tư từ các tổ chức kinh tế vào địa bàn ước đạt trên 1.000 tỷ đồng. Đầu tư lớn nhất là các công trình thủy điện đã khởi công xây dựng.


 
 Công trình Thủy điện Sông Chảy 5 đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.

Trong đó có thủy điện Nậm Lì I ở Quảng Nguyên có mức đầu tư trên 170 tỷ đồng. Thủy điện Sông Đà 5 trên bậc thang thủy điện I có vốn đầu tư trên 350 tỷ đồng. Thủy điện Sông Đà 6 ở bậc thủy điện Sông Chảy II có vốn đầu tư gần 800 tỷ đồng. Hiện tại đã có 2 công trình đang thi công nước rút chuẩn bị chặn dòng vào tháng 11.2010. Kèm theo mức đầu tư vào thủy điện, các doanh nghiệp còn đầu tư cho con người địa phương, đào tạo họ trở thành những công nhân vận hành của nhà máy. Theo nhận định của lãnh đạo huyện Xín Mần, các nhà máy thủy điện phát điện sẽ là nguồn thu ngân sách bền chắc cho huyện trong thời gian tới và góp một phần giải quyết việc làm cho thanh niên địa phương. Ngoài ra, nó còn tác động qua lại làm thay đổi cách nghĩ, cách làm cho đồng bào đời sống công nghiệp phát triển. Nhân thêm niềm vui đó mới đây Tổng Công ty Hang Hải Việt Nam đã vào cam kết hỗ trợ gần 12 tỷ đồng cho Xín Mần để xóa nhà tạm cho 230 hộ nghèo, cận nghèo; làm 10 nhà, 50 phòng lưu trú cho giáo viên; xây 1 trường mầm non có đủ trang thiết bị dạy và học cho cả thầy và trò. Trường Lục Quân I đã đề nghị cho phép họ “đỡ đầu” trong công tác xóa đói, giảm nghèo cho 2 xã khó khăn nhất của Xín Mần là Pà Vầy Sủ và Chí Cà theo hình thức: Đóng quân, hỗ trợ làm kinh tế, chuyển giao các tiến bộ KHKT vào sản xuất cho đồng bào và bao tiêu các sản phẩm làm ra. Theo đó trường Lục Quân I sẽ đầu tư trồng cây Da Chô Pa (dược liệu), trồng chè Hu Li Cút và đầu tư các mô hình: Lợn + gà + rau quả và bao tiêu trọn gói. Doanh nghiệp Xuân Trường (Ninh Bình) đầu tư công trình nhà lớp học Nội trú xã Xín Mần - một công trình khép kín cho 150 học sinh ăn, nghỉ học hành. Tổng Công ty Đầu tư kinh doanh vốn Nhà nước hỗ trợ xây trường mầm non cho xã Pà Vầy Sủ một công trình kiên cố, khép kín theo mẫu của Bộ Giáo dục quy định. Thực hiện chương trình 30a CP của Chính phủ, Công ty Cổ phần phát triển Xín Mần đã thu hoạch thắng lợi 26 ha ngô hỗ trợ đồng bào trồng, bao tiêu sản phẩm; đầu tư trên 200 con lợn đen cho các cựu chiến binh trong huyện làm giống, vốn xóa nghèo. Cây cầu cứng Na Lan, trọng tải 30 tấn cũng đã xây xong móng 2 đầu, hoàn thiện trụ giữa và đổ xong các thanh dầm bê tông cỡ lớn chuẩn bị cho công tác lao dầm, nối nhịp. Công trình trị giá khai toán trên 17 tỷ đồng. Cầu thông sẽ nối 2 bờ Đông – Tây của huyện, mở ra những nỗ lực phát triển mới cho kinh tế, xã hội trong vùng. Tới đây là 7 chiếc cầu treo sẽ được hỗ trợ đầu tư xây dựng mới tạo cho Xín Mần có một mạch máu giao thông hoàn thiện để phát triển kinh tế, giao thông giữa các vùng miền.


Là huyện đặc biệt khó khăn, nhưng Xín Mần đang vươn lên thu hút đầu tư hết sức mạnh mẽ, giúp cho công tác xây dựng hạ tầng phát triển. Các mô hình làm kinh tế mở ra nhiều triển vọng, hỗ trợ đồng bào cả về vốn, vật chất, kiến thức làm ăn. Mặt nữa còn nuôi dưỡng nguồn thu ngân sách tạo điều kiện để Xín Mần phát triển bền vững. Điều gì tạo cho đầu tư bên ngoài từ các tổ chức kinh tế vào huyện nghèo? Đó chính là sự cởi mở lòng mình để đón, gọi đầu tư. Nhiều nhà đầu tư cho hay: Đầu tư vào Xín Mần gặp rất nhiều khó khăn về giao thông, địa hình phức tạp, chia cắt lớn, song đầu tư vào Xín Mần là đầu tư “Tình cảm” được đặt lên trên hết. Đó là sự quý trọng tấm lòng của Đảng bộ, chính quyền, sự chia sẻ giúp đỡ đồng bào đã “níu” chân các nhà đầu tư. Ông Dương Công Minh, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Liên Việt một lần đến thăm trường mẫu giáo huyện đã cảm động trước sự cần mẫn học tập của hơn 200 cháu, sự nhiệt tình của các cô nuôi dạy trẻ, cảm thông sự chật chội của nhà lớp học mầm non huyện từ đó đã quyết định hỗ trợ gần 10 tỷ đồng để góp phần xây dựng, cải tạo lại trường; chi gần 8 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng trường Nội trú dân nuôi thị trấn để hướng tới đạt chuẩn Quốc gia. Có thể nói, sự cảm thông, chia sẻ đã “níu kéo” những tấm lòng lại bên nhau để cùng vượt khó. Các doanh nghiệp tại địa bàn cũng đã chia ngọt bùi với dân qua các chương trình xóa nhà tạm, xây bể nước mỗi năm trên trăm triệu đồng. Vượt lên mọi khó khăn, tình người ngày càng ấm lại trên mảnh đất miền Tây này. Ai đó đã từng nói: “... Đi từ trái tim sẽ đến trái tim” điều đó là có thực.


NGUYỄN HÙNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngành Công Thương tỉnh quyết tâm thực hiện đạt 100% kế hoạch đã đề ra
HGĐT- Tính đến giữa tháng 7, mặc dù trên địa bàn tỉnh đã xảy ra nhiều trận mưa lớn kèm gió lốc gây sạt, lở làm ảnh hưởng tới tính mạng và tài sản của nhân dân, nhưng bình quân chung thì lượng mưa trên địa bàn tỉnh chỉ đạt 70% và mực nước trên Sông Lô (con sông lớn của tỉnh) thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ hàng năm.
25/08/2010
Dự án đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá qua 8 tháng thực hiện
HGĐT- 8 tháng đầu năm 2010, Dự án đầu tư, bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá ở tỉnh ta tiếp tục được chính quyền và nhân dân triển khai rộng khắp mặc dù còn gặp phải nhữngkhó khăn nhất định. Cùng với rất nhiều cố gắng của Ban quản lý dự án các huyện, sự nhận thức đầy đủ của nhân dân, dự án đã có những kết quả khá khả quan.
25/08/2010
HTX Thành Công đi lên từ sản phẩm ván bóc xuất khẩu
HGĐT- Tháng 6.2002, HTX Thành Công (Vị Xuyên) được thành lập với ngành nghề kinh doanh chính đó là chế biến lâm sản. Sau 8 năm đi vào hoạt động, vượt qua những khó khăn ban đầu, HTX đã có sự lớn mạnh cả về quy mô sản xuất cũng như doanh thu hàng năm, từ đó có sự đóng góp đáng kể vào sự phát triển chung của nền kinh tế huyện nhà. Dấu ấn của sự thành công đó chỉ bắt đầu khi
25/08/2010
Cần đẩy nhanh việc giải ngân nguồn vốn chương trình Chia sẻ
HGĐT- Chương trình Chia sẻ giai đoạn II thực hiện trong vòng 20 tháng từ tháng 11.2009-6.2011, tại 197 thôn, 25 xã của huyện Hoàng Su Phì. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình 80 tỷ đồng, trong đó vốn của Thụy Điển 65 tỷ đồng, vốn đối ứng Chính phủ Việt Nam 15 tỷ đồng.
23/08/2010