Mũi nhọn để phát triển kinh tế ở Mèo Vạc

07:48, 17/08/2010

HGĐT- Trong những năm qua, thực hiện Nghị quyết của Đảng bộ huyện về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, nhất là phát triển chăn nuôi gia súc và trồng cỏ để chăn nuôi. Việc phát triển đàn trâu, bò đã được huyện chú trọng đầu tư phát triển thông qua các chương trình hỗ trợ vay vốn phát triển chăn nuôi.


 

Bà con nông dân của Mèo Vạc thu hoạch cỏ để chăn nuôi gia súc.


Để phát triển đàn gia súc trở thành hàng hóa và trở thành mũi nhọn để phát triển kinh tế, huyện đã xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng bộ trong từng thời kỳ và trong những năm tiếp theo. Huyện đã đưa ra nhiều giải pháp, trước hết trên cơ sở Nhà nước tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng cơ sở, dịch vụ phục vụ cho việc phát triển chăn nuôi theo hướng đồng bộ từ khâu chọn giống, cung cấp thức ăn, kỹ thuật chăm sóc, dịch vụ thú y, mạng lưới chợ buôn bán gia súc...Đồng thời phát huy tiềm năng thế mạnh của huyện như, lao động, kinh nghiệm chăn nuôi trâu, bò truyền thống của nhân dân, kết hợp với việc đẩy mạnh việc chuyển giao KHKT, phương thức chăn nuôi tiên tiến áp dụng vào phát triển chăn nuôi trâu, bò về số lượng và chất lượng đàn trâu, bò. Cùng với đó, huyện cũng đã chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh chương trình cho vay vốn phát triển đàn trâu, bò sinh sản, trâu, bò hàng hóa, huyện hỗ trợ lãi suất ngân hàng, phấn đấu mỗi hộ gia đình nông dân có ít nhất 1 con trâu, bò sinh sản trở lên, mỗi hộ đảng viên nông thôn có 1 con trâu, bò sinh sản và 2 – 3 con trâu, bò hàng hóa trở lên, nâng số hộ có 10 con trâu, bò hoặc 30 con dê trở lên từ 500 hộ lên 1.500 hộ vào năm 2010. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân huy động mọi nguồn vốn nhàn rỗi đầu tư vào phát triển chăn nuôi bò theo các hình thức đầu tư trực tiếp, liên doanh, liên kết...


Cùng với phát triển đàn trâu, bò, huyện đã chỉ đạo nhân dân tập trung trồng cỏ để chăn nuôi. Tập trung phát triển, mở rộng diện tích trồng cỏ các loại lên 3.600 ha vào năm 2010, thông qua việc chuyển đổi diện tích đất nông, lâm nghiệp chưa sử dụng, đất trồng ngô năng suất thấp sang trồng cỏ. Đẩy mạnh việc thâm canh, tăng năng suất cỏ, tận thu sản phẩm phụ trong nông nghiệp, chế biến bảo quản, dự trữ bảo đảm cung cấp đủ nhu cầu thức ăn cho đàn gia súc. Chăn nuôi gắn với trồng cỏ của huyện Mèo Vạc ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, ngành sản xuất chính trong nông nghiệp, tỷ trọng trong chăn nuôi chiếm 50% trong ngành sản xuất nông – lâm nghiệp. Hàng năm thu nhập của các hộ gia đình nông dân có trên 50% là thu nhập từ sản phẩm của chăn nuôi. Tổng đàn gia súc trong toàn huyện đến năm 2010 đạt 90.130 con, trong đó đàn trâu, bò đạt 29.239 con, đàn dê đạt 29.168 con. Tổng diện tích cỏ chăn nuôi đến năm 2010 là 4.300 ha, đạt 119% Nghị quyết. Hàng năm lượng trâu, bò xuất bán ra khỏi địa bàn từ 2000 – 2.500 con và trên 3.000 con dê. Nhờ có các chính sách hỗ trợ người dân như cho vay không lãi xuất từ 3 – 5 năm, chính sách hỗ trợ trồng cỏ... nên sản phẩm của chăn nuôi đã trở thành hàng hóa góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Số hộ nuôi từ 10 con trâu, bò hoặc 30 con dê trở lên là 1.100 hộ.


Để tiếp tục phát triển mạnh đàn trâu, bò hàng hóa trong những năm tới huyện đã có Nghị quyết tăng cường công tác quản lý và đẩy mạnh phát triển đàn trâu, bò giống; đẩy mạnh chuyển giao kỹ thuật chăn nuôi trâu, bò sinh sản cho các hộ gia đình, khuyến khích các hộ có điều kiện phát triển đàn trâu, bò giống với quy mô vừa theo mô hình kinh tế hộ, trang trại hoặc HTX. Đồng thời có chiến lược bảo tồn và nâng cao chất lượng giống bò vùng cao Mèo Vạc, mở rộng quy mô đàn trâu, bò theo hướng sản xuất hàng hóa bảo đảm cung cấp cho thị trường trong nước. Bên cạnh đó tiếp tục đẩy mạnh chương trình vay vốn phát triển đàn trâu, bò, đàn dê, phấn đấu 100% hộ gia đình nông dân ít nhất có 1 con bò sinh sản trở lên, số hộ có từ 10 – 30 con dê đạt 2000 hộ trở lên. Cùng đó phát triển diện tích cỏ các loại lên 5.000 ha thông qua việc chuyển đổi triệt để diện tích đất xấu, nương hốc đá canh tác ngô, đậu tương không hiệu quả, các diện tích đất vườn rừng, diện tích đất nông – lâm nghiệp chưa sử dụng sang trồng cỏ...


HIẾN CHƯƠNG

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Khu KTCK Thanh Thủy sẽ trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế
HGĐT- Xây dựng khu Kinh tế cửa khẩu (KTCK) Thanh Thủy thành cửa ngõ giao thương quốc tế, đầu mối giao thông, XNK hàng hóa và dịch vụ quan trọng trên trục liên kết Quốc lộ 2, nhằm thúc đẩy phát triển thương mại, dịch vụ giữa miền Bắc Việt Nam với tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) và các nước trong khu vực là quyết tâm lớn, vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định
30/07/2010
Thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang): Nhiều mô hình kinh tế gia đình cho hiệu quả cao
HGĐT- Trong nhiều năm qua, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều mô hình kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và nhân rộng cho thu nhập cao, nhiều hộ dân trong thị trấn đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
30/07/2010
Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh
HGĐT- Để phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm qua, ngành Công nghiệp tỉnh đã quán triệt nhận thức về đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, xây dựng mô hình phát triển kinh tế
30/07/2010
Chương trình phát triển cây cao su, cần nhiều nỗ lực để đảm bảo tiến độ
HGĐT- Với Chương trình phát triển 1 vạn ha cây cao su đến năm 2015, qua gần 2 năm triển khai, đã đạt được những kết quả nhất định. Gần 300ha cao su trồng năm 2009 đã bước sang năm thứ 2, phát triển rất tốt, đồng thời đã quy hoạch được nhiều vùng trồng cao su có tiềm năng rất lớn.
30/07/2010