Thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang): Nhiều mô hình kinh tế gia đình cho hiệu quả cao

17:05, 30/07/2010

HGĐT- Trong nhiều năm qua, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều mô hình kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và nhân rộng cho thu nhập cao, nhiều hộ dân trong thị trấn đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.


Hiện nay, toàn thị trấn có trên 117 hộ sản xuất theo mô hình trang trại. Trong đó 27 trang trại có diện tích từ 2ha trở lên. Một số mô hình chăn nuôi quy mô lớn được hình thành, một số vật nuôi mới có giá trị thương phẩm được đưa vào sản xuất như nhím, cá lồng, lợn đen... Các trang trại trên địa bàn thị trấn đã được tổ chức thành 3 loại hình chủ yếu gồm: Trang trại chăn nuôi gia súc, gia cầm; trang trại tổng hợp và trang trại vườn, ao, chuồng kết hợp. Trong đó, mô hình trang trại tổng hợp chiếm trên 80% tổng số trang trại của thị trấn. Đây là loại hình trang trại đang phát triển mạnh mẽ và đem lại hiệu kinh tế quả cao. Hầu hết các trang trại đều kết hợp giữa chăn nuôi gia súc, gia cầm, chăn nuôi thủy sản, trồng cây ăn qủa và trồng rừng. Qua điều tra thống kê của thị trấn, thu nhập bình quân mỗi trang trại đạt từ 60-80 triệu đồng/năm, cá biệt có trang trại thu nhập 2 tỷ/năm, cao hơn gấp nhiều lần so với sản xuất nông nghiệp truyền thống.


Theo chân đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị trấn, điểm đầu tiên dừng chân là mô hình chăn nuôi nhím, trồng rừng và cây ăn quả của gia đình ông Cao Xuân Hậu, ở thôn Phố Mới. Ông Hậu cho biết cách đây 6 năm, gia đình ông đã bắt đầu chăn nuôi nhím giống và nhím thịt, trung bình hiện nay gia đình ông nuôi trên 400 con nhím lớn nhỏ. Ngoài ra gia đình ôngcòn trồng 2 vườn đồi cam và 13 ha rừng keo. Từ mô hình này, mỗi năm gia đình ông cũng có thu nhập trên dưới 2 tỷ đồng.


Cũng giống như gia đình ông Hậu, gia đình ông Hoàng Bình Định, thôn Tân Thành cũng đã đầu tư đào 3 chiếc ao cá rộng hơn 3000m2 để nuôi cá giống và cá thương phẩm. Trên bờ, ông xây dựng hệ thống chuồng trại khá hiện đại để nuôi nhím giống và nhím thịt. Ngoài ra, với diện tích hơn 2 ha chè gia đình ông đầu tư vào sản xuất, chế biến chè khô. Mô hình này, đã giúp gia đình ông Định từ hộ trung bình, nhanh chóng vươn lên thành hộ giàu trong thị trấn. Hiện nay, mỗi năm gia đình ông cũng có nguồn thu trên dưới 200 triệu đồng.


Ngoài ra, thị trấn Vĩnh Tuy còn có nhiều các mô hình phát triển kinh tế như mô hình của ông Phan Thế Độ, bà Nguyễn Thị Thúy cũng đã đầu tư vào đào, mở rộng ao hồ, để xây dựng trang trại chăn nuôi với quy mô vừa, cũng cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Có thể khẳng định kết quả bước đầu trong sản xuất kinh doanh của các trang trại ở thị trấn Vĩnh Tuy đã khẳng định những nỗ lực của các hộ gia đình, sự quan tâm tạo điều kiện của Nhà nước, của địa phương đối với lĩnh vực đất đai, lao động, môi trường và vốn đầu tư. Các mô hình trang trại phát triển đã mang lại những hiệu quả tích cực về KT-XH, trước mắt là tận dụng được lao động nông nhàn tại địa phương, tạo ra việc làm mới, tăng thu nhập cho hàng trăm lao động.


Đồng chí Trần Minh Thơ, Bí thư Đảng ủy thị trấn cho biết: Năm 2009, tổng giá trị sản xuất của thị trấn đạt 58,486 tỷ đồng, trong đó, tổng giá trị ngành chăn nuôi chiếm 44,1% tỷ trọng ngành nông nghiệp. Đời sống nhân dân đã được cải thiện đáng kể. Bình quân thu nhập đầu người đạt 16,935 triệu đồng/ người/năm. Thị trấn đã xóa xong hộ nghèo. Tỷ lệ hộ khá, giàu chiếm 64,4%.


Kinh tế trang trại ở thị trấn Vĩnh Tuy đang dần phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Đó chính là động lực thúc đẩy nông dân ở địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp cho hiệu quả kinh tế cao, cải tạo đất đai nhằm mở rộng trang trại, tạo ra những thuận lợi cho phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa. Tuy nhiên, hiện nay các mô hình trang trại trong thị trấn mới chỉ mang tính chất quy mô trong các hộ gia đình, chưa có sự liên kết giữa nhiều trang trại, do đó chính quyền địa phương cần có sự hỗ trợ phù hợp, giúp nhân dân đầu tư phát triển sản xuất theo hướng tập trung. Từ đó, đưa thị trấn Vĩnh tuy trở thành thị trấn điển hình của huyện Bắc Quang trong phong trào phát triển kinh tế hộ gia đình, xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu bằng những thế mạnh sẵn có của địa phương.


HẢI LY

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Điểm mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía Bắc
HGĐT- Trong những năm qua, nhằm thực hiện chủ trương của tỉnh và phát huy tiềm năng của địa phương, 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp là mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò trở thành hàng hoá, là động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
28/07/2010
Người nuôi dế đầu tiên tại thị xã Hà Giang
HGĐT- Bài viết giới thiệu về một nông dân tâm huyết, đi đầu trong việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi dế, một nghề đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua mô hình chăn nuôi dế, cho chúng ta biết thêm những thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi dế, một nghề được xem như mới hiện nay.
26/07/2010
Ngân hàng No&PTNT Hà Giang giữ vững vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
HGĐT- Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới... sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn... song với sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể cán bộ CCVC, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No và PTNT Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
23/07/2010
Những nông dân ở Vĩ Thượng sử dụng hiệu quả đồng vốn vay
HGĐT- Trong những năm qua, trên địa bàn xã Vĩ Thượng (Quang Bình) đã có hàng trăm lượt hộ gia đình được vay vốn làm ăn từ các nguồn vốn vay của các ngân hàng, trong đó có nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN & PTNT) huyện. Không ít gia đình đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn được vay, đầu tư sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần
23/07/2010