Người nuôi dế đầu tiên tại thị xã Hà Giang

17:37, 26/07/2010

HGĐT- Bài viết giới thiệu về một nông dân tâm huyết, đi đầu trong việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi dế, một nghề đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua mô hình chăn nuôi dế, cho chúng ta biết thêm những thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi dế, một nghề được xem như mới hiện nay.


Được giới thiệu, chúng tôi có dịp đến nhà chị Đỗ Thị Ngân, tổ 01 Phường Minh Khai, thị xã Hà Giang, là chủ “Cơ sở Liêm Ngân, chuyên cung cấp dế thương phẩm và giống dế sinh sản”. Tìm hiểu về cơ sở sản xuất, chị Ngân cho biết: Chị sinh năm 1961, tốt nghiệp cấp III năm 1981 và được gọi đi học nước ngoài. Ngày ấy, được đi học nước ngoài thuộc điện quí lắm, tuy nhiên do gia đình gặp nhiều khó khăn nên chị không đi và ở nhà sản xuất, rồi xây dựng gia đình. Chị đã có hai con gái học khá giỏi và đều đã tốt nghiệp đại học, có công ăn việc làm ổn định. Hai vợ chồng đều không có lương, để nuôi được hai cháu ăn học và có cơ ngơi như hiện nay là cả quá trình phấn đấu. Cuộc sống gia đình chủ yếu trông chờ vào thu nhập của 10 ha rừng keo, chăn nuôi vịt, ngan, cá hàng năm (RVAC). Nếu duy trì sản xuất (RVAC) hiện nay thì cuộc sống đã rất ổn định, tuy nhiên không thoả mãn với kết quả đạt được hiện nay. Anh chị rất chịu khó nghiên cứu học tập, thu thập các thông tin từ chương trình VTV2 Đài truyền hình Việt Nam , mạng internet, báo chí...vv giới thiệu về nghề nuôi dế hiện nay trên cả nước. Biến thông tin thành hiện thực, anh chị đã liên hệ đến một địa chỉ tại tỉnh Bắc Ninh để tham quan học tập. Ngày 30.4.2010, chị đã mua 100 con giống trong thời kỳ sinh sản (01 chậu dế): Giá mua 7.000 đồng một con. Do vận chuyển đường xa, nên dế chết mất 40 con, còn lại 60 con làm giống và phát triển đến nay, chị đã gây được 20 chậu dế, những chậu dế con bình quân có khoảng 500 con trên thùng, như vậy tổng số dế hiện nay của chỉ khoảng 100 000 dế con. Vừa nuôi vừa bán giống, chuyển giao đến 20 hộ gia đình trên địa bàn, thu nhập bước đầu của chị đạt 1,5 triệu đồng từ việc bán giống. So với giá khi chị mua về thì giá bán hôm nay của chị là rất rẻ, vì 01 kg dế tương đương 700 - 800 con. Chị còn cho biết, mình là người nuôi trước, cần hỗ trợ những người nuôi sau, tạo thành phong trào đông đảo người nuôi dế. Tạo ra sản phẩm đặc sản với sản lượng lớn, đáp ứng yêu cầu của thị trường ngày càng phát triển hiện nay. Nhìn vào các thông tin từ mô hình nuôi dế của chị cho thấy, việc nuôi dế là rất hiệu quả. Chính vì vậy sản phẩm mô hình nuôi dế của chị đã được trưng bày giới thiệu sản phẩm tại Đại hội Đảng bộ thị xã Hà Giang vừa qua. Chị Ngân cho biết: Vốn đầu tư nuôi dế thấp, hiệu quả kinh tế cao, kỹ thuật chăn nuôi dế đơn giản và ai cũng có thể nuôi được. Dế được nuôi trong các chậu nhựa hay thùng nhựa (50 lít), trong chậu, thùng để từ 4-5 cái rế để nồi, cho dế leo chèo, vì dế rất thích leo chèo lột xác, trốn tránh kẻ thù. Thời gian nuôi của dế ngắn, khoảng 45-50 ngày là có thể xuất bán. Thức ăn của dế rất đơn giản, chủ yếu là cám ngô, cám gạo và các rau xanh như rau muống, lang, bắp cải, sắn...vv và phải được rửa sạch vẩy ráo nước trước khi cho ăn. Hàng ngày, người chăn dế phải chú ý vệ sinh chuồng dế sạch sẽ, khô ráo và thay thức ăn, nước uống mới cho dế. Nhiệt độ thích hợp cho dế từ 25 - 30 độC, dế có thể chịu được nhiệt độ lên đến 45 độC, ở nhiệt độ cao, người nuôi dế cần phun xương mù vào chuồng dế từ 2-3 lần trong ngày. Do vậy, người ta có thể tận dụng các phòng chống, gác xép, nhà tầng...vv để nuôi dế rất tốt. Theo nhiều tài liệu cho biết, nuôi dế ít gây ô nhiễm môi trường, vì không có mùi. Nếu giá bán 250 000 đ/ kg thì lượng tiêu hao thức ăn chiếm khoảng 1/4 giá trị, tính cả thức ăn tận dụng, như vậy nuôi dế hiệu quả rất cao.


Dế mèn hiện nay được xem là món ăn đặc sản, được ví là “ tôm đất”, được các nhà hàng tiêu thụ mạnh. Dế có thể chế biến được nhiều món như chiên giòn, chiên bơ, lăn bột, kho tiêu, xào mì, trộn gỏi, rim mặn, lẩu, nướng....vv ăn cùng bánh phồng tôm, bánh tráng, bánh cuốn với rau sống, là những món ăn đặc sản từ dế mèn. Dế không chỉ tiêu thụ trong nước, mà còn xuất bán sang Trung Quốc, Thái Lan bởi thịt dế rất giầu đạm, không béo và có tác dụng làm giảm lượng colesterol trong máu và có hương vị rất hấp dẫn. Chính vì vậy thịt dế bán rất chạy, giá bán bình quân trên thị trường từ (250 000 - 300 000) đ/ kg.

Nghề nuôi dế là nghề có vốn đầu tư ban đầu thấp, hiệu quả kinh tế cao. Kỹ thuật công nghệ chăn nuôi dế đơn giản, chỉ cần người lao động tâm huyết, chịu khó thì nuôi dế sẽ thành công. Nếu nghề nuôi dế phát triển sẽ góp phần tạo ra sản phẩm mới, đẩy lùi nghèo đói, đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng phát triển hiện nay. Chia tay chị Đỗ Thị Ngân, người nông dân thị xã Hà Giang tràn đầy nghị lực, tâm huyết với nghề nuôi dế, một tâm gương tiêu biểu, sáng tạo dám nghĩ dám làm và đã thành công nghề nuôi dế đầu tiên tại thị xã Hà Giang.


Th.sỹ NGUYỄN VĂN BÌNH (Sở KHCN)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những giải pháp nhằm hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2010
HGĐT- Năm 2010 là năm cuối cùng và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015.
30/06/2010
Ngân hàng No&PTNT Hà Giang giữ vững vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
HGĐT- Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới... sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn... song với sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể cán bộ CCVC, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No và PTNT Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
23/07/2010
Những nông dân ở Vĩ Thượng sử dụng hiệu quả đồng vốn vay
HGĐT- Trong những năm qua, trên địa bàn xã Vĩ Thượng (Quang Bình) đã có hàng trăm lượt hộ gia đình được vay vốn làm ăn từ các nguồn vốn vay của các ngân hàng, trong đó có nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN & PTNT) huyện. Không ít gia đình đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn được vay, đầu tư sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần
23/07/2010
Vị Xuyên vào vụ với quyết tâm “lấy mùa bù xuân”
HGĐT - Chúng tôi xuống Vị Xuyên vào những ngày trung tuần tháng 7, từ Đạo Đức xuôi xuống thị trấn Vị Xuyên rồi đến Việt Lâm, dưới những cánh đồng hai bên đường Quốc lộ, đâu cũng bắt gặp hình ảnh bà con đi cấy đổi công tấp nập, nhộn nhịp.
21/07/2010