Khu Kinh tế cửa khẩu Thanh Thủy: Cần hơn nữa sức hấp dẫn, thu hút các nguồn đầu tư

17:49, 19/07/2010

HGĐT- Tìm hiểu thực trạng về việc triển khai đầu tư dự án xây dựng và phát triển KKTCK Thanh Thủy trong những năm qua và những vẫn đề cần đặt ra cho những năm tiếp theo, ông Nguyễn Văn Trường, Phó trưởng Ban quản lý (BQL) KKTCK Thanh Thủy cho biết: Phát triển kinh tế cửa khẩu (KTCK) là một xu hướng trong chính sách PTKT đối ngoại của nước ta trong quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.


Nghị quyết số 37-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển KT-XH và bảo đảm quốc phòng, an ninh (QP-AN) vùng trung du và miền núi Bắc bộ đến năm 2010 đã xác định: phát triển KTCK ở khu vực này là ‘’Khâu đột phá quan trọng trong PTKT của các tỉnh’’ và xây dựng các KKTCK nhằm tăng cường giao lưu kinh tế, văn hoá với nước bạn là một trong nhiều hướng phát triển của vùng. Đến năm 2007, nước ta đã hình thành được 23 KKTCK. Mặc dù mới ở giai đoạn đầu, nhưng những Quy chế hoạt động và cơ chế ưu đãi đặc thù dành cho các KKTCK, đã có những đóng góp quan trọng trong phát triển KT- XH của các tỉnh.


Là tỉnh miền núi biên giới cực bắc của Tổ quốc, có vị trí rất quan trọng trong phát triển KT- XH gắn với đảm bảo AN - QP và hợp tác toàn diện giữa Việt Nam và Trung Quốc, tỉnh ta có nhiều tiềm năng để phát triển các sản phẩm hàng hóa trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, công nghiệp, xuất - nhập khẩu, du lịch và dịch vụ kinh tế cửa khẩu... với trên 272 km đường biên giới, 1 cửa khẩu chính là cửa khẩu Thanh Thủy và 3 cửa khẩu phụ gồm: Săm Pun, Phó Bảng, Xín Mần. Tuy nhiên, do xuất phát điểm thấp, điều kiện sản xuất gặp nhiều khó khăn, đến nay tỉnh ta vẫn là một tỉnh nghèo. Trước yêu cầu đưa tỉnh ta trở thành một tỉnh phát triển của khu vực miền núi biên giới Đông Bắc và đầu tư có hiệu quả KKTCK Thanh Thủy, trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của các đồng chí lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta về việc “Nghiên cứu, triển khai và khai thác có hiệu quả thế mạnh về phát triển KTCK; xây dựng lộ trình, xây dựng bổ sung quy hoạch phát triển cửa khẩu (PTCK) Thanh Thủy tiến tới xây dựng thành đặc khu kinh tế”... Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV của tỉnh cũng đã chỉ rõ “Quyết tâm vượt ra khỏi tình trạng một tỉnh đặc biệt khó khăn, rút ngắn khoảng cách phát triển so với các tỉnh trong khu vực để sớm thoát khỏi tỉnh nghèo”. Để thực hiện mục tiêu đó, tỉnh đã xác định một trong những khâu đột phá là thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh để KKTCK Thanh Thủy sớm trở thành một trọng điểm kinh tế của tỉnh. UBND tỉnh đã chủ động chỉ đạo, giao nhiệm vụ cho BQL KKTCK Thanh Thủy, phối hợp với Trung tâm Thông tin tài liệu, đào tạo và tư vấn phát triển, Viện Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu lập Đề án “Thành lập KKTCK Thanh Thủy, tỉnh Hà Giang” bao gồm 7 xã: Thanh Thủy, Phương Tiến, Thanh Đức, Xín Chải, Lao Chải, Phong Quang (huyện Vị Xuyên) và Phương Độ (thị xã Hà Giang). Với diện tích toàn khu là 28.781 ha (287,81 km2) vàdân số năm 2008 là 13.900 người. Với sự đầu tư của T.Ư, tỉnh và cộng đồng dân cư, từ năm 2003 đến nay KKTCK Thanh Thủy đã đạt được những kết quả nhất định trong công tác quy hoạch, đầu tư xây dựng, phát triển KT-XH và tổ chức bộ máy hoạt động. Về tiến độ, đã hoàn thành công tác rà phá bom mìn, vật cản trên diện tích 219,2 ha; thu hồi đất đền bù giải phóng mặt bằng diện tích 60,67 ha; san ủi tạo mặt bằng quỹ đất được 28 ha; một số công trình kết cấu hạ tầng đã hoàn thành và phát huy hiệu quả như: tuyến QL2 (HàGiang - Thanh Thuỷ 22 Km; đoạn QL2 cũ và đoạn vào Đồn Biên phòng Thanh Thủy cũ; hệ thống tường chắn đất suối Nà La (kè biên giới); Quốc môn; cụm cổ động chính trị; nghĩa trang nhân dân và trụ sở các cơ quan quản lý trên địa bàn... Hiệu quả đầu tư của Nhà nước đã làm cho diện mạo KKTCK Thanh Thủy đã có nhiều thay đổi và khởi sắc, thu hút dân cư và các thành phần kinh tế đến sinh sống, tham gia các hoạt động kinh doanh thương mại - dịch vụ, xuất nhập khẩu hàng hoá tại cửa khẩu. Đến nay, đã thu hút được 16 dự án song chủ yếu đầu tư vào công nghiệp lắp ráp ô tô, xây dựng thủy điện nhỏ và các loại hình dịch vụ (viễn thông, ngân hàng, vệ sinh môi trường, kho bãi, bốc xếp)... Một số nhà đầu tư nước ngoài cũng đã triển khai thăm dò, khảo sát thị trường để liên doanh, liên kết đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh thương mại, khách sạn, vui chơi, giải trí... Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển thì vẫn còn nhiều vấn đề cần bàn, bởi KKTCK Thanh thủy đến nay vẫn chưa thực sự được các cấp, các ngành quan tâm đầu tư đúng mức; nguồn vốn hàng năm bố trí còn hạn chế, kế hoạch đầu tư dàn trải kéo dài chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển. Về quy mô, hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hoá qua cửa khẩu chủ yếu nhỏ lẻ dẫn đến tăng trưởng không bền vững. Các dịch vụ còn yếu, chưa có những cơ sở kinh doanh tương xứng với tiềm năng, lợi thế trong các lĩnh vực. Cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng, song thiếu đồng bộ, tiến độ triển khai đầu tư kết cấu hạ tầng còn chậm, chủ yếu chờ vào nguồn ngân sách Nhà nước và chỉ mới chú trọng tới khu vực trung tâm, còn các khu vực khác thuộc KKTCK vẫn chưa được đầu tư. Đặc biệt là cơ chế, chính sách của Chính phủ đối với việc phát triển KKTCK chưa được điều chỉnh kịp thời, chưa phù hợp với sự thay đổi của thực tiễn. Chính sách ưu đãi, thu hút các nguồn vốn đầu tư vào KKTCK còn hạn chế và chưa đồng bộ...


Để KKTCK Thanh Thủy sớm trở thành một trọng điểm phát triển của tỉnh, có môi trường đầu tư thuận lợi, có sức hấp dẫn, thu hút các nguồn lực từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước, vấn đề đặt ra đối với KKTCK Thanh Thủy là: Trên cơ sở Quyết định 136/2009/QĐ - TTg, ngày 26.11.2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập KKTCK Thanh Thủy; cùng với sự nỗ lực cố gắng của tỉnh, các Bộ, ngành T.Ư cầnquan tâm và tạo điều kiện hơn nữa trong việc triển khai các nguồn vốn để tỉnh sớm có điều kịên triển khai xây dựng và phát triển KKTCK Thanh Thủy theo đúng lộ trình nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ về phát triển KT - XH, đảm bảo QP - AN trên địa bàn tỉnh.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những giải pháp nhằm hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2010
HGĐT- Năm 2010 là năm cuối cùng và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015.
30/06/2010
Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi gia súc tại Xín Mần
HGĐT- Năm 2009 vừa qua, BQL Dự án DPPR Xín Mần đã triển khai Hợp phần 2B (hỗ trợ chăn nuôi gia súc) cho 73 hộ bà con nông dân thuộc 5 xã vùng dự án trong huyện. Giữa tháng 6.2010, trở lại 5 xã: Cốc Rế, Khuôn Lùng, Nấm Dẩn, Trung Thịnh và Cốc Pài kiểm tra sơ bộ 73 hộ tham gia mô hình chăn nuôi thật bất ngờ: Cả 73 hộ đều đã có những bước “chấm phá” để vươn lên thoát nghèo.
30/06/2010
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năng động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước
HGĐT- Đó là Công ty Xăng dầu Hà Giang - một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, năng động trong sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế với Nhà nước.
30/06/2010
Mô hình phát triển kinh tế ở Việt Vinh
HGĐT- Với tinh thần “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc”, thời gian qua, bằng những hoạt động thiết thực như: Tuyên truyền, vận động hội viên tích cực sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phù hợp với địa phương; tăng cường các biện pháp áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn
28/06/2010