Giải pháp phát triển kinh tế hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh

17:14, 30/07/2010

HGĐT- Để phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thúc đẩy phân công lao động xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH - HĐH, phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, những năm qua, ngành Công nghiệp tỉnh đã quán triệt nhận thức về đổi mới và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập thể, xây dựng mô hình phát triển kinh tế tập thể đối với một số ngành, nghề phù hợp với điều kiện cụ thể của từng vùng, từng địa phương.


Đặc biệt trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước có những chủ trương, chính sách ưu tiên phát triển kinh tế - xã hội miền núi với nhiều dự án đầu tư có hiệu quả. Sự hỗ trợ của Nhà nước đối với những vùng kinh tế đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện cho kinh tế tập thể phát triển ở nhiều lĩnh vực như: Sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản và phát triển các ngành nghề ở các địa phương, làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi mạnh mẽ, đời sống kinh tế – xã hội nông thôn có nhiều khởi sắc, từng bước đô thị hóa nông thôn góp phần xây dựng địa phương ngày càng giàu đẹp.


Theo thống kê cho thấy, giá trị sản xuất công nghiệp, TTCN của tỉnh năm sau luôn cao hơn năm trước và duy trì ở tốc độ tăng trưởng cao. Nếu như giá trị công nghiệp thực tế năm 2005 đạt 370 tỷ đồng, trong đó kinh tế HTX TTCN đạt khoảng 50 tỷ đồng thì đến năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp thực tế của toàn ngành đạt 813,36 tỷ đồng, trong đó kinh tế HTX TTCN đạt khoảng 150 tỷ đồng. Ngành Công nghiệp phát triển cả về số lượng và chất lượng hàng hóa, các cơ sở sản xuất mới ra đời và phát huy hiệu quả. Các ngành nghề hoạt động chủ yếu là khai thác vật liệu xây dựng, chế biến nông, lâm sản (sản xuất đồ mộc dân dụng, khai thác nguyên liệu sản xuất giấy, dệt vải, trồng mây, tre làm hàng thủ công mỹ nghệ...), sản xuất rượu, hình thành các làng nghề đặc sản. Nhằm thúc đẩy qúa trình đổi mới, phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN để sản xuất ra nhiều mặt hàng có chất lượng phục vụ nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và xuất khẩu, trong thời gian qua tỉnh ta đã làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật; tuyên truyền về vị trí, vai trò của kinh tế tập thể nói chung, HTX TTCN nói riêng. Kinh tế tập thể đã có những chuyển biến tích cực, từng bước khẳng định được vai trò của mình trong nền kinh tế chung của toàn tỉnh. Các HTX hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, thủ công mỹ nghệ truyền thống, dệt thổ cẩm... đang có xu hướng phát triển cả về số lượng, chất lượng. Tuy nhiên, theo đánh giá một cách khách quan cho thấy, trong qúa trình phát triển vẫn còn một số tồn tại như: Tỉnh vẫn chưa có quy hoạch phát triển TTCN, làng nghề nên các địa phương còn lúng túng trong việc lựa chọn phát triển ngành nghề gắn với lợi thế của địa phương mình. Hoạt động của các HTX vẫn mang tính tự phát; khoa học công nghệ, vốn, thị trường, năng lực tổ chức quản lý chưa được quan tâm đầu tư đúng mức để công nghiệp nông thôn miền núi phát triển tương xứng với tiềm năng. Hoạt động của HTX chưa phát huy được nét độc đáo của từng vùng, chưa góp phần tích cực vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn nông thôn...


Từ tồn tại nêu trên, ngành đã đề ra phương hướng phấn đấu đến 2015, giá trị sản xuất của các HTX TTCN đạt khoảng 500 tỷ đồng, chiếm khoảng 25% giá trị sản xuất toàn ngành. Xây dựng một số làng nghề, nhân cấy nghề mới, cụ thể là hình thành làng nghề mây, tre, giang đan tại thị trấn Việt Quang, thị trấn Vĩnh Tuy, thị trấn Việt Vinh và các xã Hùng An, Quang Minh (Bắc Quang); các xã Thông Nguyên, thị trấn Vinh Quang (Hoàng Su Phì); các xã Xuân Giang, Yên Hà, Tân Trịnh, Đồng Yên (Quang Bình); các xã Yên Phú, Yên Định (Bắc Mê); thị trấn Cốc Pài (Xín Mần); xã Đông Hà (Quản Bạ); các xã Đạo Đức, Ngọc Linh , Phú Linh, Kim Thạch, thị trấn Việt Lâm, xã Trung Thành, thị trấn Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên); xã Ngọc Đường, phường Quang Trung (thị xã Hà Giang). Mỗi làng nghề có năng lực sản xuất trung bình 500.000 sản phẩm /năm, vốn đầu tư cho một làng nghề từ 300 – 500 triệu đồng. Đến năm 2015 hình thành được 15 làng nghề và đến năm 2020 hình thành được 40 làng nghề. Hình thành các làng nghề sản xuất rượu thóc, ngô ở xã Tùng Bá (Vị Xuyên), Thanh Vân (Quản Bạ); mỗi làng nghề có năng lực sản xuất từ 50 – 70.000 lít/năm; vốn đầu tư cho một làng nghề từ 400 – 500 triệu đồng. Hình thành các làng nghề dệt thổ cẩm tại xã Lùng Tám (Quản Bạ), Xuân Giang và Tân Trịnh (Quang Bình). Ngoài ra, tại các huyện Hoàng Su Phì, Xín Mần, Yên Minh, Đồng Văn, Mèo Vạc mỗi huyện sẽ hình thành mới từ 2-3 làng nghề. Hình thành làng nghề trồng và chế biến nấm rơm, nấm sò tại xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang), xã Kim Linh, Phú Linh (Vị Xuyên), xã Quyết Tiến (Quản Bạ); ngoài ra các huyện như Bắc Mê, Quang Bình, Xín Mần mỗi huyện hình thành từ 1-3 làng nghề, mỗi làng nghề có năng lực sản xuất từ 8 – 12 tấn/năm, vốn đầu tư cho 1 làng nghề từ 50 – 60 triệu đồng. Hình thành các làng nghề sản xuất chổi chít tại thị trấn Tân Quang (Bắc Quang), thị trấn Việt Lâm (Vị Xuyên), xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang). Hình thành các làng nghề đan cót tại xã Ngọc Đường (thị xã Hà Giang), xã Kim Linh (Vị Xuyên), xã Liên Hiệp và Bằng Hành (Bắc Quang).


Để hình thành được các làng nghề nêu trên, theo lãnh đạo Sở Công thương cho biết, trong thời gian tới tỉnh tiếp tục đẩy mạnh CNH – HĐH nông nghiệp nông thôn, phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của kinh tế tập thể. Tiếp tục đổi mới chính sách khuyến khích và tạo điều kiện để phát triển kinh tế tập thể. Xây dựng chương trình phối hợp với Liên minh HTX tỉnh về đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN, trọng tâm là khảo sát, điều tra tình hình tổ chức cán bộ quản lý, hoạt động của các HTX công nghiệp, TTCN, tìm kiếm và xây dựng mô hình phù hợp, có hiệu quả kinh tế. Phối hợp với các trường dạy nghề ở Trung ương và địa phương để xã viên được học tập nâng cao tay nghề, trình độ quản lý. Xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm TTCN, sản phẩm nông nghiệp sau thu hoạch, chế biến...


Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang): Nhiều mô hình kinh tế gia đình cho hiệu quả cao
HGĐT- Trong nhiều năm qua, thị trấn Vĩnh Tuy (Bắc Quang) đã có nhiều cơ chế, chính sách nhằm tạo điều kiện khuyến khích nhân dân phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển kinh tế hộ theo hướng sản xuất hàng hóa. Nhiều mô hình kinh tế trang trại tiếp tục phát triển và nhân rộng cho thu nhập cao, nhiều hộ dân trong thị trấn đã vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương
30/07/2010
Điểm mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía Bắc
HGĐT- Trong những năm qua, nhằm thực hiện chủ trương của tỉnh và phát huy tiềm năng của địa phương, 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp là mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò trở thành hàng hoá, là động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.
28/07/2010
Người nuôi dế đầu tiên tại thị xã Hà Giang
HGĐT- Bài viết giới thiệu về một nông dân tâm huyết, đi đầu trong việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi dế, một nghề đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua mô hình chăn nuôi dế, cho chúng ta biết thêm những thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi dế, một nghề được xem như mới hiện nay.
26/07/2010
Ngân hàng No&PTNT Hà Giang giữ vững vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
HGĐT- Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới... sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn... song với sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể cán bộ CCVC, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No và PTNT Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
23/07/2010