Giải pháp nâng cao chất lượng khuyến nông thôn bản

17:29, 19/07/2010

HGĐT- Đội ngũ cán bộ khuyến nông thôn, bản (KNTB) có vai trò quan trọng trong việc triển khai, tổ chức, thực hiện nhiệm vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp tại cơ sở. Với vai trò quan trọng như vậy, trong những năm qua tỉnh ta đã có nhiều cố gắng trọng việc kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động KNTB, từ đó đạt được một số kết quả nhất định.


 
 Mô hình sử dụng phân bón Neb 26 tại Tùng Bá (Vị Xuyên) do Trung tâm Khuyến nông tỉnh thực hiện.

Tuy nhiên, thực tế hoạt động của KNTB vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế cần có những giải pháp khắc phục triệt để nhằm giúp đội ngũ KNTB hoạt động chất lượng, hiệu quả hơn nữa.


Những năm gần đầy, tỉnh ta có sự phát triển đáng mừng trên lĩnh vực phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi. Năng suất, sản lượng cây trồng hàng năm không ngừng được nâng cao; tổng sản lượng lương thực năm sau cao hơn năm trước; chăn nuôi gia súc, gia cầm không chỉ tăng về số lượng mà người dân đã dần phát triển theo hướng chăn nuôi hàng hoá; đặc biệt, nhiều địa phương đã mạnh dạn trong việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi đem lại giá trị kinh tế cao, giúp người dân nhanh chóng thoát khỏi đói nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng... Những kết quả chung trong sản xuất nông, lâm nghiệp, chăn nuôi toàn tỉnh có sự đóng góp nhất định của đội ngũ cán bộ KNTB. Từ năm 2009, thực hiện ý kiến chỉ đạo của tỉnh về kiện toàn đội ngũ KNTB nhằm thực hiện thắng lợi chủ trương thâm canh cây trồng, xây dựng cánh đồng mẫu, đội ngũ KNTB được kiện toàn về số lượng, cơ bản đáp ứng được tiêu chí về trình độ: Toàn tỉnh hiện có 1.899 KNTB, về trình độ văn hoá có 568 người tốt nghiệp THPT; 1.017 tốt nghiệp THCS còn lại là tốt nghiệp Tiểu học. Về trình độ chuyên môn, có 3 người tốt nghiệp Đại học; 196 người tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành nông, lâm nghiệp; 54 người học sơ cấp.


Mặc dù đã có sự chọn lựa về mọi mặt nhưng hoạt động của KNTB vẫn còn một số khó khăn, hạn chế cần được khắc phục. Tại nhiều địa phương, việc tuyển chọn KNTB chưa được quan tâm, chính quyền địa phương chưa có sự khảo sát về nguồn nhân lực nên không tìm được người thực sự có đủ trình độ, năng lực. Nhiều xã còn chọn KNTB theo hình thức sắp xếp con em, anh em họ hàng cán bộ xã. Một khó khăn nữa là đa số cán bộ KNTB đều chưa qua một lớp đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, hàng năm mới chỉ tham gia các lớp tập huấn ngắn hạn nên năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ, trình độ hiểu biết về giống, vốn, kỹ thuật chưa cao. Làm công tác khuyến nông cần người có kinh nghiệm, phục vụ lâu dài tại cơ sở, tuy nhiên thực tế ở rất nhiều địa phương, đội ngũ cán bộ KNTB khi đã đáp ứng được yêu cầu trên thì chính quyền địa phương lại chọn để luân chuyển làm nhiệm vụ khác như: Bí thư Chi bộ, Trưởng thôn, trưởng đoàn thể. Nguồn kinh phí đào tạo đội ngũ cán bộ KNTB còn thấp, tỉnh ta mới cấp kinh phí đào tạo đội ngũ khuyến nông thôn, bản từ năm 2009, tuy nhiên mỗi KNTB cũng chỉ được tham gia 1 lớp tập huấn/năm, trong khi đó yêu cầu về triển khai nhiệm vụ cho KNTB hàng năm lớn như: Cập nhật thông tin mới; cập nhật phương pháp khuyến nông; kỹ năng xây dựng mô hình, triển khai nhiệm vụ sản xuất... Từ những khó khăn, hạn chế đó nên hiện tại đội ngũ KNTB mới chỉ đáp ứng được những nhiệm vụ đơn giản ở cơ sở, trong đó nhiệm vụ làm tốt nhất là tổ chức cho bà con đăng ký giống mới, tiếp nhận giống về giao cho dân, phổ biến cho bà con biết lịch thời vụ gieo trồng, phát hiện gia súc chết đi báo với chính quyền địa phương. Còn về kỹ thuật sản xuất nông, lâm nghiệp chuyên sâu thì đa số cán bộ KNTB chưa đáp ứng yêu cầu.


Để có đội ngũ cán bộ KNTB đủ mạnh, đáp ứng được yêu cầu chiến lược phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp cần có các giải pháp về đào tạo, bổ sung kiến thức về kỹ thuật, quản lý, nâng cao hiểu biết về công tác khuyến nông, ít nhất đội ngũ KNTB có trình độ sơ cấp nghề. Trước yêu cầu này, trong năm 2010 này, Trung tâm Khuyến nông tỉnh phối hợp với các huyện tổ chức đào tạo ngắn hạn (thời gian 3 tháng) cho 100% cán bộ KNTB tại Trung tâm Dạy nghề huyện. Năm 2010, thực hiện tại các huyện Yên Minh; Đồng Văn; Mèo Vạc; Xín Mần; Quang Bình. Do tỉnh chưa có kinh phí đào tạo nên hoạt động đào tạo này được thực hiện dưới sự tài trợ của Dự án DPPR tỉnh. Tuy nhiên, sau khi tham gia đào tạo thì đội ngũ KNTB cần có sự cam kết về thời gian làm việc, ít nhất là phục vụ công tác khuyến nông tại cơ sở 3 năm trở lên. Nếu chính quyền địa phương muốn luân chuyển đội ngũ này đi làm việc khác cần có kế hoạch thay thế về con người cũng như chi trả kinh phí để tiếp tục đào tạo. Giải pháp thứ hai, đó là cần tăng cường việc hỗ trợ kinh phí để ngành Khuyến nông xây dựng các mô hình trình diễn trên đồng ruộng, đó là lớp học hiệu quả, thiết thực nhất đối với đội ngũ KNTB bởi họ trực tiếp cùng tham gia, từ đó tự nâng cao trình độ, tiếp nhận được những kiến thức mới trong sản xuất. Cùng với đó, tỉnh cũng cần cấp kinh phí thường xuyên hàng năm cho Trung tâm Khuyến nông tỉnh xây dựng tài liệu tuyên truyền như tranh, ảnh, quyển gấp nhằm trang bị thêm kiến thức cho đội ngũ cán bộ KNTB. Đội ngũ KNTB là những người trực tiếp làm việc với người dân, khối lượng công việc triển khai nhiều nhưng hiện nay mức hỗ trợ còn thấp, chưa thực sự động viên họ yên tâm trong công việc. Hiện nay, mỗi cán bộ khuyến nông được hưởng 300.000 đồng/tháng với cả nhiệm vụ khuyến nông và thú y viên thôn bản. Có thể nói trong điều kiện một tỉnh nghèo, mức hỗ trợ cho KNTB như vậy thể hiện sự cố gắng, quan tâm lớn của tỉnh, tuy nhiên so với mặt bằng thu nhập chung thì mức hỗ trợ như vậy vẫn còn thấp, cần có chính sách nâng cao mức hỗ trợ nhằm khuyến khích, ràng buộc đội ngũ này yên tâm gắn bó với nghề...


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Những giải pháp nhằm hoàn thành vượt mức dự toán thu ngân sách Nhà nước năm 2010
HGĐT- Năm 2010 là năm cuối cùng và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tạo đà để thực hiện tốt các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 5 năm (2006-2010) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2011-2015.
30/06/2010
Hiệu quả từ các mô hình chăn nuôi gia súc tại Xín Mần
HGĐT- Năm 2009 vừa qua, BQL Dự án DPPR Xín Mần đã triển khai Hợp phần 2B (hỗ trợ chăn nuôi gia súc) cho 73 hộ bà con nông dân thuộc 5 xã vùng dự án trong huyện. Giữa tháng 6.2010, trở lại 5 xã: Cốc Rế, Khuôn Lùng, Nấm Dẩn, Trung Thịnh và Cốc Pài kiểm tra sơ bộ 73 hộ tham gia mô hình chăn nuôi thật bất ngờ: Cả 73 hộ đều đã có những bước “chấm phá” để vươn lên thoát nghèo.
30/06/2010
Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh năng động và thực hiện tốt nghĩa vụ thuế với Nhà nước
HGĐT- Đó là Công ty Xăng dầu Hà Giang - một trong những doanh nghiệp tiêu biểu, năng động trong sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi và thực hiện tốt chính sách pháp luật thuế với Nhà nước.
30/06/2010
Mô hình phát triển kinh tế ở Việt Vinh
HGĐT- Với tinh thần “Phụ nữ tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc”, thời gian qua, bằng những hoạt động thiết thực như: Tuyên truyền, vận động hội viên tích cực sử dụng các loại giống mới cho năng suất cao; thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phù hợp với địa phương; tăng cường các biện pháp áp dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất chăn
28/06/2010