Điểm mới trong phát triển chăn nuôi trâu, bò hàng hóa tại 4 huyện vùng cao phía Bắc

18:13, 28/07/2010

HGĐT- Trong những năm qua, nhằm thực hiện chủ trương của tỉnh và phát huy tiềm năng của địa phương, 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh đã xác định cho mình một hướng đi phù hợp là mở rộng diện tích trồng cỏ để phát triển chăn nuôi gia súc, đưa chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò trở thành hàng hoá, là động lực cho phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn.


Cùng với chính sách đầu tư của Nhà nước thông qua các chương trình dự án như: Chính sách chuyển đổi 1 vạn ha đất nông nghiệp sang trồng cỏ chăn nuôi, chính sách hỗ trợ lãi suất cho các hộ chăn nuôi, Chương trình 135 gia đoạn II, Chương trình nông nghiệp trọng tâm, Chương trình phát triển 3 vạn con trâu, bò của tỉnh, chương trình phát triển đàn trâu bò hàng hóa...Cùng với việc phát triển diện tích trồng cỏ, 4 huyện vùng cao phía Bắc còn tổ chức tuyển chọn trâu, bò giống, từ đó góp phần cải tạo, bảo tồn được nguồn gen quý hiếm, nâng cao số lượng và chất lượng thịt của đàn trâu, bò địa phương. Đồng thời, các huyện còn làm tốt công tác tập huấn chuyến giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, các mô hình trình diễn. Công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức trồng cỏ, chăn nuôi, chăm sóc và vỗ béo trâu, bò cho người dân đã được tăng cường triển khai có hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tế của từng vùng. Đặc biệt, thông qua một số chương trình, nhiều hộ nông dân đã nhận thức được hiệu quả kinh tế từ việc chăn nuôi trâu, bò nên đã tự huy động vốn để tổ chức chăn nuôi. Vì vậy, trong những năm qua, nhất là từ năm 2006 đến nay, diện tích trồng cỏ và số đàn trâu bò của 4 huyện vùng cao phía Bắc không ngừng được tăng lên. Nếu năm 2006, diện tích trồng cỏ của 4 huyện mới đạt 1.170 ha, thì đến nay, đã đạt trên 4.000 ha, tổng đàn trâu, bò năm 2006 có 57.800 con thì đến nay đã có trên 63.000 con, tăng khoảng 5.200 con so với năm 2006, tốc độ tăng đàn bình quân mỗi năm từ 6 - 7 %. Quy trình trồng cỏ phục vụ chăn nuôi trâu, bò hàng hoá đã thực sự trở thành nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo cho người dân tại 4 huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh.


Nhưng qua thực tế của những năm qua cũng cho thấy, quá trình tổ chức triển khai và thực hiện trồng cỏ phục vụ cho chăn nuôitrâu, bò của 4 huyện vùng cao của tỉnh còn gặp không ít khó khăn và tồn tại, như: Trình độ dân trí thấp, đã hạn chế việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trong chăn nuôi; đàn trâu, bò giao phối tự do, dẫn đến hiện tượng cận huyết, đồng huyết ngày càng nhiều làm cho trâu, bò bị thoái hoá, còi cọc; chăn nuôi tại các hộ còn mang tính tự phát, qui mô nhỏ lẻ; Diện tích trồng cỏ mặc dù đã được phát triển mạnh, nhưng năng suất còn thấp; việc chế biến, bảo quản và dự trữ cỏ cho gia súc vào mùa đông chưa được quan tâm đúng mức; nguồn vốn đầu tư cho chăn nuôi của các hộ còn hạn chế, chưa đủ để mở rộng và phát triển chăn nuôi theo hướng trang trại; trình độ của đội ngũ cán bộ thú y viên cơ sở còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tế... Vì vậy, để làm tốt công tác trồng cỏ gắn liền với phát triển chăn nuôi, nhất là chăn nuôi bò hàng hoá ở 4 huyện vùng cao phía Bắc, tỉnh đã mở nhiều cuộc hội thảo chuyên đề về trồng, thâm canh cỏ gắn liền với phát triển chăn nuôi tại các địa phương này của tỉnh. Tại các buổi hội thảo, các kỹ thuật về bình tuyển bò đực giống, kỹ thuật chăn nuôi và phòng trừ dịch bệnh cho trâu, bo, cũng như kỹ thuật xây dựng chuồng trại, kỹ thuật trồng, chế biến và bảo quản cỏ cho gia súc vào mùa đông, đã được các nhà khoa học chuyển giao đến người dân. Đó cũng chính là các tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được áp dụng nhằm phát triển chăn nuôi trâu bò bền vững tại các huyện vùng cao phía Bắc của tỉnh.


PHẠM VĂN PHÚ (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh)

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Người nuôi dế đầu tiên tại thị xã Hà Giang
HGĐT- Bài viết giới thiệu về một nông dân tâm huyết, đi đầu trong việc chuyển giao công nghệ kỹ thuật nuôi dế, một nghề đạt hiệu quả kinh tế cao. Thông qua mô hình chăn nuôi dế, cho chúng ta biết thêm những thông tin cơ bản về kỹ thuật nuôi dế, một nghề được xem như mới hiện nay.
26/07/2010
Ngân hàng No&PTNT Hà Giang giữ vững vai trò chủ đạo trong sự nghiệp phát triển nông nghiệp, nông thôn
HGĐT- Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của khủng hoảng kinh tế, tài chính thế giới... sự cạnh tranh quyết liệt của các ngân hàng thương mại trên địa bàn... song với sự đoàn kết, nỗ lực của toàn thể cán bộ CCVC, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng No và PTNT Hà Giang trong 6 tháng đầu năm đã đạt được những kết quả rất đáng khích lệ.
23/07/2010
Những nông dân ở Vĩ Thượng sử dụng hiệu quả đồng vốn vay
HGĐT- Trong những năm qua, trên địa bàn xã Vĩ Thượng (Quang Bình) đã có hàng trăm lượt hộ gia đình được vay vốn làm ăn từ các nguồn vốn vay của các ngân hàng, trong đó có nguồn vốn vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NHNN & PTNT) huyện. Không ít gia đình đã sử dụng có hiệu quả đồng vốn được vay, đầu tư sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần
23/07/2010
Vị Xuyên vào vụ với quyết tâm “lấy mùa bù xuân”
HGĐT - Chúng tôi xuống Vị Xuyên vào những ngày trung tuần tháng 7, từ Đạo Đức xuôi xuống thị trấn Vị Xuyên rồi đến Việt Lâm, dưới những cánh đồng hai bên đường Quốc lộ, đâu cũng bắt gặp hình ảnh bà con đi cấy đổi công tấp nập, nhộn nhịp.
21/07/2010