Ngân hàng Nhà nước: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo an toàn tiền tệ
HGĐT- Điểm nổi bật trong hoạt động quản lý tiền tệ, tín dụng trên địa bàn tỉnh thời gian qua đó là kiểm soát tốt việc thực hiện lãi suất huy động tiền gửi, lãi suất cho vay của các ngân hàng thương mại (NHTM) và tổ chức tín dụng (TCTD), không để xảy ra biến động lớn về mức áp dụng lãi suất của các ngân hàng.
Trong 6 tháng đầu năm, lãi suất huy động các kỳ hạn từ 3 tháng trở lên của NHTM phổ biến ở mức 10,49-11,5%/năm; lãi suất cho vay của các NHTM thông thường ở mức 12%/năm, cho vay theo lãi suất thỏa thuận từ 13-16,5%/năm; các Quỹ Tín dụng nhân dân cơ sở cho vay thông thường với mức lãi suất 13,2%, lãi suất cho vay thỏa thuận từ 16,8-21%/năm. Sự ổn định hoạt động tiền tệ thời gian qua thể hiện vai trò quản lý, điều hành sát sao từ phía Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Giang.
Với vai trò, chức năng là cơ quan quản lý Nhà nước về tiền tệ trên địa bàn tỉnh, ngay từ đầu năm, Ngân hàng Nhà nước đã tổ chức quán triệt đến các TCTD nhiệm vụ trọng tâm, biện pháp tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo hoạt động ngân hàng được an toàn, phát huy hiệu quả. Ngân hàng Nhà nước đã triển khai kịp thời các chính sách, cơ chế về tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng đến các TCTD. Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Hà Giang đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước Việt
Với sự quản lý, giám sát chặt chẽ của Ngân hàng Nhà nước, hoạt động tiền tệ, tín dụng trên địa bàn tỉnh thời gian qua luôn được đảm bảo. Tổng nguồn vốn hoạt động của các TCTD đến cuối tháng 6 ước đạt 5.100 tỷ đồng, tăng 1.359 tỷ so với cùng kỳ năm trước; nguồn vốn huy động tại địa phương đạt 1.820 tỷ đồng, tăng 147 tỷ so với cùng kỳ năm trước. Trong 6 tháng đầu năm, công tác huy động vốn của các TCTD gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn huy động tại địa phương liên tục biến động theo chiều hướng giảm. Tuy nhiên, các TCTD đã biết tranh thủ sự giúp đỡ về nguồn vốn của ngân hàng cấp trên, vay vốn của Quỹ tín dụng nhân dân T.Ư và các tổ chức khác cùng với việc áp dụng linh hoạt các hình thức huy động, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ khách hàng...nên nguồn vốn huy động cơ bản đáp ứng được nhu cầu vay vốn mở rộng sản xuất, kinh doanh của khách hàng. Tính đến hết tháng 6, tổng dư nợ trên địa bàn tỉnh ước đạt 4.850 tỷ đồng; dư nợ ngắn hạn 780 tỷ đồng, chiếm trên 16%, dư nợ trung, dài hạn đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, chiếm gần 84% tổng dư nợ. Các TCTD luôn bám sát mục tiêu tăng trưởng KT-XH của tỉnh, chủ động tiếp cận chương trình, dự án có tính khả thi cao để đầu tư vốn tín dụng. Tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân đạt 2,35%/tháng. Nguồn vốn tín dụng được đầu tư đến tất cả các ngành, thành phần kinh tế, ưu tiên vốn phát triển nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ nghèo, học sinh, sinh viên, dự án trọng điểm.
Để tiếp tục góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, Ngân hàng Nhà tiếp tục tham mưu cho Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo các TCTD tăng cường huy động vốn nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và dân cư, chú trọng các biện pháp tuyên truyền, nâng cao chất lượng phục vụ, chăm sóc khách hàng. Phấn đấu nguồn vốn huy động tại địa phương đến cuối năm đạt mức tăng trưởng từ 10-15%. Đẩy mạnh cho vay hỗ trợ lãi suất, tập trung vốn phục vụ phát triển kinh tế ở địa phương, nhất là đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh của khu vực nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp vừa và nhỏ, xuất khẩu, vốn mua sắm máy móc, thiết bị cơ khí phục vụ sản xuất nông nghiệp, phấn đấu tăng trưởng dư nợ đạt 25-30%. Các TCTD thực hiện tiết kiệm, giảm lãi suất cho vay nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay được vốn đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh.
Ngân hàng Nhà nước sẽ thực hiện giám sát từ xa, thanh tra tại chỗ đối với hoạt động của các TCTD; giám sát thường xuyên, chặt chẽ chất lượng tín dụng, việc chấp hành các quy định về lãi suất, khả năng thanh khoản và rủi ro hoạt động của các TCTD...nhằm đảm bảo an toàn hoạt động tài chính tín dụng trên địa bàn tỉnh, phục vụ đắc lực tiến trình phát triển KT-XH của địa phương.
Ý kiến bạn đọc