Xen canh hoa màu trên đất trồng cao su, một hướng đi tích cực

17:36, 21/05/2010

HGĐT- Với mục tiêu của tỉnh đề ra đến năm 2015 sẽ trồng khoảng 1 vạn ha cây cao su trên các vùng quy hoạch, gồm các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang và Quang Bình.


Tương ứng với quy mô đầu tư của Công ty Cổ phần cao su Hà Giang trên địa bàn tỉnh ta là 10.000ha, điều này khẳng định mong muốn của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam phát triển cây cao su vừa để mở rộng nguồn nguyên liệu, vừa thực hiện chủ trương của Chính phủ là góp phần giúp các địa phương khó khăn chuyển dịch cơ cấu cây trồng hiệu quả, tạo công ăn việc làm, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho đồng bào các dân tộc; thực hiện tốt chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân theo tinh thần Nghị quyết TW7 (khoá X).


Để phát triển bền vững, đồng thời giúp cho người nông dân trong vùng trồng cây cao su có thêm điều kiện tăng gia sản xuất, cải thiện đời sống, ở nhiều nơi trong nước, trong giai đoạn mới trồng khoảng 4 năm đầu, người dân được khuyến khích, tạo điều kiện trồng xen canh nhiều loại hoa màu. Vì thế, những năm qua, người nông dân ở nhiều nơi nhờ tận dụng được diện tích cao su non để trồng các loại cây lương thực, rau mầu ngắn ngày đã đem lại thu nhập đáng kể. Ví dụ như tại xã Xuân Bình, huyện Như Xuân (Thanh Hoá?) đã trồng dưa hấu xen trên các diện tích trồng cây cao su. Nhờ đó, nhiều hộ đã có được thu nhập đạt 50 triệu đồng/ha. Ở nhiều nơi khác từ các tỉnh Tây Nam bộ cho đến Tây Nguyên, người dân đã trồng xen trên đất cao su các loại cây như ớt, bí đỏ, các loại rau, đậu... mang lại nguồn thu nhập không nhỏ.


Có thể nói, cây cao su là một loại cây được phát triển nhiều ở những vùng đồi rộng, vùng có nhiều đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống, KT - XH còn gặp nhiều khó khăn. Ở những nơi đó, các công ty, nông trường cao su thường nhận con em đồng bào các dân tộc vào làm công nhân, vừa giải quyết việc làm cho người lao động ở nông thôn, miền núi, vừa góp phần thay đổi tư duy, nâng cao nhận thức của người nông dân về phương thức sản xuất, canh tác mới. Trên các địa bàn trồng cao su, để vừa góp phần bảo vệ vườn cây, vừa giải quyết việc làm cho người nông dân, tận dụng lợi thế đất, có những nơi, các đơn vị trồng cao su đã hợp đồng với người dân, cho họ mượn đất đang trồng cây cao su để trồng xen canh hoa màu, đồng thời trên các diện tích trồng xen canh đó, người dân cũng được thuê làm cỏ, chăm sóc, bảo vệ cây cao su. Như vậy, người nông dân sẽ làm được một công đôi việc, được sử dụng đất để cải thiện thêm thu nhập từ giá trị canh tác và tiền công chăm sóc, bảo vệ cây cao su.


Theo những chứng minh khoa học và thực tiễn, trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, ở những vườn cây cao su chưa khép tán, nếu tận dụng được những khoảng đất trống để trồng hoa màu thì sẽ tiết kiệm được công làm cỏ, bón phân, đồng thời làm tăng thêm độ tơi xốp, độ màu, độ ẩm trên đất. Cây hoa màu cũng giúp cho việc chống xói mòn, rửa trôi trong mùa mưa. Trên cơ sở đó, sau khi thu hoạch, nếu sử dụng thân, dễ để ủ mục, bón cho cây cao su sẽ giúp cho cây được sinh trưởng tốt hơn, được hấp thu hàm lượng dinh dưỡng nhiều hơn...


Với tỉnh ta, cao su được coi là một loại cây trồng mới. Vì thế, để có thể thu hút được sự quan tâm và đồng tình của người dân về chương trình trồng cây cao su thì hướng tuyên truyền, vận động cho người dân trồng xen canh, gắn với bảo vệ chăm sóc cây cao su là một hướng đi tích cực. Đến nay, tổng diện tích đất trồng cao su giao cho Công ty CP cao su Hà Giang cơ bản đã đạt theo kế hoạch của 2009 là 1.000ha và đang được mở rộng để phấn đấu hết năm 2010 tổng diện tích trồng theo kế hoạch đạt trên 2.000ha.


Trao đổi với lãnh đạo Công ty CP Cao su Hà Giang được biết, hướng của Công ty là khi người dân tham gia góp đất trồng cây cao su, sẽ được công ty tuyển dụng làm công nhân, hoặc tạo điều kiện bố trí việc làm, được giao khoán vườn cao su để quản lí, được trồng xen canh các loại cây trong vườn cao su dưới sự cho phép và hướng dẫn kỹ thuật của Công ty. Thực tế, đã có địa bàn trồng cây cao su như ở xã Vĩ Thượng, huyện Quang Bình, một bộ phận người dân trong khu vực không chỉ được nhận vào làm công nhân nếu đạt yêu cầu, nhiều người được Công ty thuê làm những công việc thời vụ như chăm sóc, phát rọn cỏ trong vườn cao su. Phát huy vai trò của đất, Công ty đã khuyến khích người dân trồng xen canh hoa màu trên những diện tích trồng cao su, đến nay nhiều diện tích đã được người dân tận dụng để trồng ngô, đậu... và đã thu được những kết quả đáng kể.


Trồng cây cao su là một chủ trương lớn của tỉnh, việc triển khai chương trình trồng loại cây này sẽ góp phần không nhỏ thay đổi bộ mặt nông thôn, tư duy sản xuất của người nông dân. Với hướng phát triển cây cao su theo hướng đại điền trên những vùng đất vốn bao đời nay lấy nông nghiệp làm chủ đạo, người dân có bản tính cần cù, chịu khó thì việc tuyên truyền, vận động người dân tận dụng đất trồng cây cao su để trồng xen canh hoa màu là một hướng đi có lợi cho việc phát triển cây cao su tại các địa phương. Do đó, khi triển khai chương trình trồng cây cao su, tuỳ theo điều kiện khác nhau, các địa phương nên xem xét, bàn bạc với Công ty Cao su về vấn đề này để tăng thêm lợi ích cho người dân.


HUY TOÁN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực triển khai chương trình trồng cây cao su ở Vị Xuyên
HGĐT- Năm 2009 khép lại với nhiều khó khăn, trong đó phải nói đến vấn đề thời tiết khắc nghiệt và một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của chương trình trồng cây cao su. Vì thế, với kế hoạch được giao chuyển đổi 300ha đất tại xã Trung Thành sang trồng cây cao su, huyện Vị Xuyên và xã Trung Thành mới chỉ bàn giao cho Công ty cổ phần Cao su Hà Giang (CP CSHG)
30/04/2010
Khánh thành Cửa hàng Xăng, dầu Cầu Trì
HGĐT- Lập thành tích kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30.4, ngày Quốc tế Lao động 1.5, kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, sáng 28.4, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Cửa hàng Xăng dầu cầu Trì (thị trấn Vĩnh Tuy-Bắc Quang).
28/04/2010
Thực hiện lồng ghép các chương trình giảm nghèo
HGĐT- Năm 2009 vừa qua, toàn tỉnh có 13.452 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,64% xuống còn 21,52%. Thông qua các chương trình giảm nghèo, tỉnh ta đã huy động được hàng trăm tỷ đồng từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Các chương trình giảm nghèo đã góp phần mang lại cuộc sống ổn
28/04/2010
Quang Bình chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản
HGĐT- Là huyện vùng thấp, Quang Bình không chỉ có thế mạnh về trồng chọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm... mà Quang Bình còn là một trong những huyện có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản (NTTS). Việc đầu tư NTTS trong của người dân trong những năm qua đã và đang góp phần đưa giá trị tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông
26/04/2010