Tổng kết chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng

20:32, 21/05/2010

HGĐT- Ngày 19.5, UBND tỉnh tổ chức tổng kết Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng (Dự án 661) giai đoạn 1998-2010. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn chủ trì hội nghị. Dự Hội nghị có lãnh đạo các ngành của tỉnh, các huyện, thị.


Thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Hà Giang có trên 300 nghìn ha đất trống, đồi núi trọc cần được đầu tư trồng mới, gần 300 nghìn ha rừng cần được bảo vệ. Nguồn vốn ngân sách Nhà nước đầu tư thực hiện chương trình đến năm 2010 trên 374 tỷ đồng. Trong đó, đầu tư trồng mới, khoanh nuôi, bảo vệ rừng gần 285 tỷ đồng; đầu tư các hạng mục khác và hỗ trợ lương thực 4 huyện vùng cao phía Bắc gần 90 tỷ đồng. Từ năm 2005, tỉnh đã thu hút trên 20 doanh nghiệp đầu tư trồng rừng sản xuất với diện tích gần 1.270 ha. Hơn 10 năm thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, độ che phủ của rừng không ngừng tăng từ trên 36% năm 1999 lên gần 52% năm 2009. Công tác bảo vệ, phát triển rừng từng bước đổi mới, rừng được bảo vệ tốt hơn, tái sinh phục hồi nhanh hơn, rừng trồng mới đạt kết quả cao cả về số lượng, chất lượng. Mỗi năm, Chương trình tạo thêm công ăn việc làm cho trên 10 nghìn lao động, góp phần nâng cao đời sống và XĐGN cho trên 2 nghìn hộ. Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng được thực hiện lồng ghép với Chương trình 135, Dự án Đầu tư bảo vệ và phát triển rừng 4 huyện vùng cao núi đá; Dự án IFAX...đã mang lại kết quả khả quan, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư của Nhà nước.


Trên cơ sở những kết quả đạt được, Hà Giang kiến nghị Quốc hội, Chính phủ tiếp tục có cơ chế, chính sách hỗ trợ công tác bảo vệ, phát triển rừng; nâng định mức hỗ trợ trồng rừng sản xuất từ 2 lên 5 triệu đồng/ha. Hiện nay, nhiều diện tích bảo vệ và phát triển rừng đang thực hiện nên rất cần được hỗ trợ khi Dự án 661 kết thúc. Đến thời điểm hiện tại, Hà Giang cơ bản thực hiện xong việc giao đất lâm nghiệp, tuy nhiên công tác giao rừng đạt kết quả thấp. Đề nghị các bộ, ngành T.Ư xem xét, ưu tiên công tác giao rừng của Hà Giang để đảm bảo các diện tích rừng đều được giao khoán cụ thể từng lô, khoảnH đến từng hộ gia đình và cộng đồng dân cư.


Phát biểu kết luận Hội nghị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Sơn khẳng định: Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng tỉnh Hà Giang đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, mang lại hiệu quả trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển KT-XH. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm các quy định về quản lý, bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh vẫn xảy ra, ảnh hưởng lớn đến tài nguyên rừng... Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các huyện, các BQL rà soát, điều chỉnh kế hoạch, điều chỉnh diện tích rừng phòng hộ sang rừng sản xuất cho phù hợp. BQL 661 của tỉnh phối hợp với cơ sở ban hành quy trình hướng dẫn, triển khai thực hiện Chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng từ nay đến cuối năm; chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện sau dự án trên cơ sở chế độ, chính sách hiện hành và đề nghị tiếp tục cho thực hiện dự án giai đoạn 2011-2015. Những vướng mắc trong quá trình thực hiện, các huyện, BQL cần kiến nghị để UBND tỉnh, các ngành chức năng xem xét, tháo gỡ.


TIẾN CHIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực triển khai chương trình trồng cây cao su ở Vị Xuyên
HGĐT- Năm 2009 khép lại với nhiều khó khăn, trong đó phải nói đến vấn đề thời tiết khắc nghiệt và một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của chương trình trồng cây cao su. Vì thế, với kế hoạch được giao chuyển đổi 300ha đất tại xã Trung Thành sang trồng cây cao su, huyện Vị Xuyên và xã Trung Thành mới chỉ bàn giao cho Công ty cổ phần Cao su Hà Giang (CP CSHG)
30/04/2010
Khánh thành Cửa hàng Xăng, dầu Cầu Trì
HGĐT- Lập thành tích kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30.4, ngày Quốc tế Lao động 1.5, kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, sáng 28.4, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Cửa hàng Xăng dầu cầu Trì (thị trấn Vĩnh Tuy-Bắc Quang).
28/04/2010
Thực hiện lồng ghép các chương trình giảm nghèo
HGĐT- Năm 2009 vừa qua, toàn tỉnh có 13.452 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,64% xuống còn 21,52%. Thông qua các chương trình giảm nghèo, tỉnh ta đã huy động được hàng trăm tỷ đồng từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Các chương trình giảm nghèo đã góp phần mang lại cuộc sống ổn
28/04/2010
Khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, đôi điều ghi nhận
HGĐT- Với nhiều khó khăn, nhưng để thúc đẩy công nghiệp nông thôn phát triển, tỉnh ta luôn tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách và nguồn kinh phí cho hoạt động này. Đặc biệt là kể từ khi có chủ trương hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn của Chính phủ, được thể hiện qua Nghị định số 134/NĐ-CP, ngày 9.6.2004, CN, TTCN của tỉnh ta đã có nhiều cơ hội
26/04/2010