Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường: Không ngừng đầu tư, áp dụng công nghệ tiên tiến
HGĐT- “Đầu tư, đổi mới công nghệ tiên tiến vào sản xuất và chế biến chè không ngoài mục đích nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của người của tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Chỉ khi sản phẩm chè có chỗ đứng ổn định trên thị trường thì cây chè mới có chỗ đứng, phát triển và đời sống của người trồng chè mới có thể sống bằng chính nghề của mình...”.
Dây chuyền chế biến chè CTC công nghệ khép kín của Ấn Độ đang được khẩn trương lắp đặt tại Nhà máy chè Hùng Vượng (Việt Lâm).
|
Đó là câu nói của anh Nguyễn Thanh Hùng, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường, xã Đạo Đức, huyện Vị Xuyên trong một lần chúng tôi đến thăm Công ty. Anh hùng cho biết; Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường được thành lập từ năm 1998, qua gần 12 năm hoạt động, Công ty đã không ngừng phát triển về cả quy mô lẫn phạm vi hoạt động và khẳng định được uy tín cũng như thương hiệu chè của mình trên thị trường trong và ngoài nước. Hiện Công ty có 5 nhà máy chế biến chè, công suất mỗi nhà máy từ 15 đến 30 tấn chè tươi/ngày, bao gồm nhà máy chè Hùng Thắng xã Hùng An (Bắc Quang), nhà máy chè Tân Lập (Bắc Quang), nhà máy chè Cao Bồ, Hùng Vượng và nhà máy chè Việt Lâm (Vị Xuyên). Các sản phẩm chè xanh, chè đen, chè vàng của Công ty đều được sản xuất trên dây truyền công nghệ hiện đại, sản phẩm chè của Công ty đều được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2001. Hàng năm, Công ty đã cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn chè khô chất lượng cao và được chế biến từ những cây chè Shan tuyết cổ thụ sinh trưởng tự nhiên ở những vùng núi cao từ 1.500m trở lên so với mực nước biển. Cây chè Shan tuyết của Hà Giang được trời ban cho chất đất nên chè không chỉ thơm ngon mà còn mang một hương vị tự nhiên và đã chinh phục được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước. Đặc biệt Công ty còn sản xuất được sản phẩm chè Phổ Nhĩ đóng gói xuất khẩu, chè Phổ Nhĩ có thể để được hàng chục năm vẫn không bị mất mùi vị mà còn rất đựơm nước. Chỉ tính trong năm 2009, Công ty đã thu mua và sản xuất được 1.775 tấn chè khô các loại, giá trị 32.227 triệu đồng. Sản lượng tiêu thụ trong năm 2009 là 1.958 tấn, doanh thu đạt42.424 triệu đồng, trong đó sản lượng chè xuất khẩu đạt 30.864 triệu đồng và nộp ngân sách gần 200 triệu đồng.
Hiện Công ty có 160 công nhân bao gồm cả lao động thời vụ và hàng nghìn lao động vệ tinh là những người trồng chè..., thu nhập bình quân 1.700.000 đồng/người/tháng. Xác định chè là cây hàng hóa mũi nhọn của tỉnh, với diện tích chè của tỉnh hiện có khoảng 17.500 ha, trong đó diện tích chè đã và đang cho thu hoạch là 13.809 ha, chủ yếu là giống chè shan tuyết. Loại chè có mầu nước xanh, hương thơm, uống sau nhiều giờ vẫn còn đọng lại ở cổ vịngọt quyến rũ. Nhằm đa dạng hoá các sản phẩm chè xuất khẩu, trong năm 2009, Công ty đã đầu tư trên 20 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống nhà xưởng và dây chuyền chế biến chè CTC công nghệ cao, khép kín củan Độ tại nhà máy chè Hùng Vượng (Việt Lâm) nhằm chế biến các sản phẩm từ chè búp đóng hộp sang sản xuất chè túi lọc, xuất khẩu sang thị trườngn Độ, Trung Đông và các nước trong khối Đôngu... mỗi năm từ 2.000 đến gần 3.000 tấn chè và ước tính doanh thu bình quân từ 50 tỷ đồng trở lên. Hiện nhà máy đang trong giai đoạn lắp đặt thiết bị và sẽ được hoàn thành và đưa vào vận hành trong tháng 6.2010 với công suất trên 20 tấn chè tươi/ ngày. Tìm hiểu về kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty trong những năm tiếp theo, anh Nguyễn Văn Khoa, PGĐ Công ty TNHH Thương mại Hùng Cường cho biết: Mục tiêu sản xuất kinh doanh năm 2010 của Công ty là: Thu mua, chế biến nông sản các loại đạt 3.000 tấn, bao gồm: chè đen 2.000 tấn, chè xanh 750 tấn, chè vàng 200 tấn, gừng và nghệ khô 50 tấn. Trong đó tiêu thụ là 2.800 tấn, bao gồm xuất khẩu 2.400 tấn và bán nội địa 400 tấn. Doanh thu ước đạt 1.200.000.000 đồng và ước nộp ngân sách khoảng 500 triệu đồng... Để đạt được những kết quả trên, anh Hùng cho biết: Ngoài hệ thống dây chuyền xuất và chế biến chè CTC của Ấn Độ, Công ty tiếp tục từng bước hiện đại hoá và nâng cấp nhà xưởng đối với những nhà máy còn lại, với mục tiêu đưa công nghệ tiên tiến vào sản xuất, chế biến chè chất lượng cao, nhằm đa dạng hoá sản phẩm, nâng cao chất lượng và giá trị hàng hoá, đáp ứng nhu cầu của người của tiêu dùng cũng như xuất khẩu. Đồng thời tăng giá trị đầu vào đối với chè nguyên liệu, tạo điều kiện tăng thu nhập và công ăn, việc làm cho người trồng chè... Khi sản phẩm chè của Công ty đã có chỗ đứng ổn định trên thị trường thì mới có thể giúp cho người nông dân sống bằng chính nghề trồng chè của mình..., đồng thời Công ty không ngừng đẩy mạnh trong thực hiện các yêu cầu của hệ thống quản lý chất lượng ISO, tăng cường mở rộng quan hệ với các đối tác trong, ngoài nước, giữ mối quan hệ với bạn hàng cũ, mở rộng bạn hàng mới và không ngừng nâng chất lựơng của từng sản phẩm, nhất là đảm bảo vệ sinh và chất lượng chè. Tăng cường công tác tiếp thị giới thiệu và quảng bá sản phẩm, cải tiến hoàn thiện mẫu mã bao bìvềchèPhô nhĩ, chè xanh, giữ vững thương hiệu chè của doanh nghiệp, chú trọng giới thiệu các lợi ích của việc uống trà, đặc biệt đối với trà Shan tuyết. Mở rộng thị trường xuất khẩu lên trên 80%, duy trì và thường xuyên phối hợp với các xã vùng chè trong việc quản lý thu mua chè các loại, ký hợp đồng thu mua tiêu thụ chè búp tươi với các xã, các hộ dân nơi có nhà máy chè đóng trên địa bàn. Thực hiện công khai, niêm yết giá thu mua chè, để kích thích người trồng chè yên tâm đầu tư phát triển cây chè...
Qua đây, Công ty cũng mong muốn: Cấp ủy, chính quyền các cấp cần có chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện cho Công ty được vay vốn từ các nguồn vốn vay ưu đãi của tỉnh cũng như của Chính phủ. Đặc biệt trong đó có nguồn vốn vay theo Chương trình 30A/CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp mua thiết bị máy móc… để Công ty có thêm điều kiện đầu tư và đổi mới thiết bị cũng như công nghệ sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm. Có như vậy, sản phẩm của Công ty mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho người trồng chè trên địa bàn... Đặc biệt tỉnh cũng cần có chính sách hỗ trợ các địa phương và các hộ gia đình cải tạo diện tích chè già cỗi, thoái hoá và đưa các giống chè mới năng suất cao vào trồng thâm canh để từng bước nâng cao chất lượng và sản phẩm chè của tỉnh, có như vậy cây chè mới có điều kiện phát triển và đời sống của người làm chè mới ổn định.
Ý kiến bạn đọc