Chương trình Chia sẻ tổ chức học tập kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới

17:01, 19/05/2010

HGĐT- Nhằm thực hiện hiệu quả Chương trình Chia sẻ giai đoạn II, BQL Chương trình Chia sẻ tỉnh vừa tổ chức đoàn cán bộ đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm xây dựng nông thôn mới tại các huyện Đức Thọ, Can Lộc (Hà Tĩnh) và Gio Linh (Quảng Trị).


Trong thời gian ở Hà Tĩnh, Quảng Trị, đoànđi thực tế, tìm hiểu quá trình chỉ đạo, đầu tư xây dựng nông thôn mới ở thôn Vọng Sơn, xã Tùng Ảnh (Đức Thọ), xóm Nội, xã Thiên Lộc (Can Lộc). Huyện Đức Thọ đã lập kế hoạch, triển khai các hoạt động xây dựng nông thôn mới từ năm 2001. Chủ trương này được cấp ủy, chính quyền vào cuộc với quyết tâm cao, người dân nhiệt tình hưởng ứng. Hiện nay, Đức Thọ đang triển khai giai đoạn II của chương trình xây dựng nông thôn mới. Từ năm 2006 đến nay, Đức Thọ đã bê tông hóa được 217 km đường giao thông; làm mới, cải tạo và nâng cấp 3 cầu, 300 cống các loại; huy động được gần 75 nghìn ngày công lao động xây dựng hạ tầng cơ sở. Đức Thọ hiện có 440 km kênh mương thủy lợi, đã kiên cố được trên 341 km, tổng kinh phí thực hiện trên 180 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước đầu tư trên 130 tỷ đồng, nhân dân đóng góp gần 50 tỷ đồng. Toàn huyện có 155 km đường dây hạ áp, 100% các hộ gia đình được sử dụng điện lưới quốc gia; 4 công trình nước sinh hoạt tập trung, hiện đang triển khai xây dựng mới 2 nhà máy, có 9% dân số được sử dụng nước máy, 72% được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. Công tác kiên cố hóa trường, lớp học được quan tâm đầu tư, 100% trường lớp, phòng học đạt yêu cầu, trang thiết bị phục vụ giảng dạy từng bước được đầu tư.


Đoàn dành nhiều thời gian tìm hiểu thực tế tại xã Thiên Lộc (Can Lộc). Xã Thiên Lộc có 19 thôn, xóm với 1.818 hộ, 7.430 khẩu, 3.216 người trong độ tuổi lao động. Trong quá trình triển khai xây dựng nông thôn mới, xã đã tổ chức tham quan, học hỏi ở nhiều nơi, sau đó vận dụng vào điều kiện thực tế của địa phương để có quyết sách hợp lý. Thiên Lộc cũng đang trong giai đoạn II của chương trình xây dựng nông thôn mới. Với sự đầu tư có trọng tâm, trọng điểm của Nhà nước, sự tham gia đóng góp tích cực của người dân, bộ mặt nông thôn của địa phương có nhiều đổi mới, mang dáng dấp một vùng nông thôn hiện đại. Đến nay, Thiên Lộc không còn hộ đói, hộ nghèo giảm xuống còn trên 8%, xã hoàn thành chương trình xóa nhà tranh tre, dột nát từ năm 2003, thu ngân sách xã đạt trên 6 tỷ đồng. Sản xuất nông nghiệp từng bước được cơ giới hóa, vụ Đông - xuân chỉ còn 30-40% sản xuất thủ công, vụ Hè - thu 100% thực hiện cơ giới hóa. Thiên Lộc là một trong những xã đứng đầu huyện về hoạt động xuất khẩu lao động, năm 2009 lượng kiều hối gửi về từ 30-50 tỷ đồng.


Làm việc với BQL Chương trình Chia sẻ huyện Gio Linh, cũng giống như Hà Giang, Chương trình Chia sẻ Quảng Trị đang trong giai đoạn triển khai lập kế hoạch. Sau 2 đợt hỗ trợ của tư vấn, hiện các xã, thôn đang rà soát, tổng hợp kế hoạch hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình tổng hợp vào bảng biểu còn nhiều thiếu sót, chưa hoàn chỉnh. Một điểm khác biệt rất lớn trong quá trình triển khai tại Quảng Trị đó là Quỹ phát triển địa phương được phân bổ đến cấp thôn giống như giai đoạn I của Chương trình Chia sẻ. Vì vậy, thực chất của công tác lập kế hoạch phát triển xã tại Quảng Trị là kế hoạch phát triển thôn. Đối với hợp phần đối thoại chiến lược và phát triển chính sách, trọng tâm là công tác xây dựng nông thôn mới tại một số xã được lựa chọn. Hiện nay, công việc này cũng đang gặp khó khăn đó là dự án các cấp chưa rõ triển khai xây dựng nông thôn mới phải bắt đầu từ đâu.


Kết quả tham quan thực tế cho thấy: Hà Tĩnh đã triển khai xây dựng mô hình nông thôn mới được gần 10 năm, đời sống người dân thay đổi rất nhiều, bộ mặt nông thôn phát triển nhanh chóng theo hướng hiện đại. Việctriển khai xây dựng mô hình nông thôn mới đã huy động được sự tham gia của các cấp chính quyền. Người dân đã tham gia đóng góp vào tất cả các chương trình, hoạt động với mức cao nhất, chiếm 90% giá trị huy động làm đường giao thông nông thôn, 70-80% giá trị của tất cả các chương trình được triển khai xây dựng nông thôn mới. Khó khăn nhất của Hà Tĩnh khi xây dựng nông thôn mới đó là làm thế nào giúp người dân có thu nhập ổn định và bền vững... Qua chuyến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, các cán bộ Chương trình Chia sẻ của tỉnh có thêm kinh nghiệm triển khai hoạt động, đặc biệt là chương trình xây dựng nông thôn mới, tạo việc làm, thu nhập ổn định, nâng cao nhận thức người dân vùng dự án.


TIẾN CHIẾN

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Nỗ lực triển khai chương trình trồng cây cao su ở Vị Xuyên
HGĐT- Năm 2009 khép lại với nhiều khó khăn, trong đó phải nói đến vấn đề thời tiết khắc nghiệt và một bộ phận người dân chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa của chương trình trồng cây cao su. Vì thế, với kế hoạch được giao chuyển đổi 300ha đất tại xã Trung Thành sang trồng cây cao su, huyện Vị Xuyên và xã Trung Thành mới chỉ bàn giao cho Công ty cổ phần Cao su Hà Giang (CP CSHG)
30/04/2010
Khánh thành Cửa hàng Xăng, dầu Cầu Trì
HGĐT- Lập thành tích kỷ niệm ngày Giải phóng miền Nam 30.4, ngày Quốc tế Lao động 1.5, kỷ niệm ngày sinh Bác Hồ kính yêu và chào mừng Đại hội Đảng các cấp, sáng 28.4, Công ty Xăng dầu Hà Giang đã long trọng tổ chức lễ khánh thành Cửa hàng Xăng dầu cầu Trì (thị trấn Vĩnh Tuy-Bắc Quang).
28/04/2010
Thực hiện lồng ghép các chương trình giảm nghèo
HGĐT- Năm 2009 vừa qua, toàn tỉnh có 13.452 hộ thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 27,64% xuống còn 21,52%. Thông qua các chương trình giảm nghèo, tỉnh ta đã huy động được hàng trăm tỷ đồng từ các doanh nghiệp, tổ chức xã hội để đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, mở rộng sản xuất, tạo việc làm cho người lao động. Các chương trình giảm nghèo đã góp phần mang lại cuộc sống ổn
28/04/2010
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Phú Lũng
Trong chuyến công tác cùng Phó Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinhtại xã Phú Lũng (Yên Minh), tôi được nghe đồng chí Nguyễn Đình Di, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lũng khẳng định: “Năm 2009, được đánh giá có nhiều cố gắng đối với xã Phú Lũng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, XĐGN, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương”.
26/04/2010