Sắp xếp, đổi mới DNNN - cú “hích” cho hệ thống doanh nghiệp

07:59, 22/04/2010

HGĐT- Thực hiện Nghị quyết Hội nghị BCH Trung ương khoá IX về đẩy mạnh sắp xếp, đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của DNNN, trên địa bàn tỉnh ta đã có 18 DNNN chuyển đổi thành 18 Công ty Cổ phần, 2 Công ty TNHH 1 TV.


Các doanh nghiệp cổ phần đã cơ bản thích ứng được xu hướng phát triển của kinh tế thị trường, khả năng tài chính độc lập và ngày một lớn mạnh. Việc đổi mới hệ thống doanh nghiệp Nhà nước sang các Công ty Cổ phần thể hiện được phương thức tư duy, đổi mới sáng tạo, phù hợp với tình hình chung của xã hội, đồng thời cũng là cơ hội và thử thách rất lớn đối với các doanh nghiệp Cổ phần trong xây dựng chiến lược phát triển và thương hiệu cạnh tranh thời kỳ hội nhập toàn cầu. Tại sao phải cổ phần hóa doanh nghiệp? Đó luôn là câu hỏi, một bài toán cần nhiều phương án giải quyết đúng và hiệu quả với tình hình thực tế xã hội. Một thực tế cho thấy, trước khi tiến hành cổ phần hoá các DNNN trên địa bàn tỉnh hoạt động đều trông chờ vào sự đầu tư của Nhà nước, mang nặng tính bao cấp, hoạt động theo kiểu “Cha chung không ai khóc”, chưa dám bung ra cơ chế thị trường để hợp tác, đầu tư bởi vướng phải cơ chế chính sách “hẹp”, hơn nữa lãnh đạo các DNNN phải kiêm nhiệm quá nhiều chức vụ, vừa phát triển doanh nghiệp vừa phải thực hiện các nhiệm vụ lãnh đạo chính trị nên hệ thống doanh nghiệp Nhà nước phát triển cầm chừng, làm ăn thua lỗ kéo dài, không thu hút được các đối tác từ bên ngoài cùng hợp tác phát triển. Tuy nhiên, sau 3 giai đoạn đổi mới sắp xếp thành công hệ thống DNNN thành các Công ty Cổ phần (1998 - 2000; 2001 - 2005; 2005 - 2009), bộ mặt doanh nghiệp Cổ phần đã thực sự phát huy được hiệu quả, tạo được tiền đề và tiềm lực vững chắc cho giai đoạn tiếp theo 2010 - 2015.


Khi bước sang hoạt động Công ty Cổ phần, những tồn tại về tài chính, công nợ, tài sản và chế độ lao động dôi dư đã được Nhà nước hỗ trợ giải quyết dứt điểm, bộ máy tổ chức quản lý được bố trí gọn nhẹ và hiệu quả. Các doanh nghiệp cổ phần đã được chủ động lựa chọn những người có năng lực, trình độ vào các vị trí lãnh đạo quan trọng của công ty, do vậy doanh thu tăng mạnh, nhiều doanh nghiệp lợi nhuận tăng 250% so với trước khi thực hiện cổ phần hoá, nộp ngân sách Nhà nước cao, tỷ lệ cổ tức đạt 30%/ năm (Công ty Cổ phần Cơ khí và Khai thác khoáng sản, Công ty Tư vấn thiết kế nông, lâm thuỷ lợi…). 7 doanh nghiệp thua lỗ sau khi cổ phần hoá đã bung ra làm ăn hiệu quả, việc làm của người lao động ổn định, đời sống công nhân viên đã dần ổn định và cải thiện (Công ty CP Văn hoá điện ảnh, Công ty Vật tư Nông, lâm nghiệp, Công ty CP chè Hùng An, Công ty Cổ phần Xi măng…). Vốn kinh doanh của các doanh nghiệp cũng được tăng lên và bảo toàn theo chu kỳ hàng năm, trong 18 doanh nghiêp cổ phần hoá có 2 doanh nghiệp vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng (Công ty CP Xây dựng và Công ty CP Cơ khí và khai thác khoáng sản); 4 doanh nghiệp vốn điều lệ trên 5 tỷ và 12 doanh nghiệp vốn điều lệ trên 1 tỷ đồng. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp đã chủ động liên doanh liên kết với doanh nghiệp trong và ngoài nước trong sản xuất, xuất khẩu hàng hoá; quy mô sản xuất và ngành nghề kinh doanh tại các doanh nghiệp cổ phần luôn phù hợp với xu thế chung của sự phát triển; phương thức đầu tư được đổi mới, người lao động được làm chủ trong quản lý cũng như kịp thời thích ứng với khoa học công nghệ, các dây chuyền sản xuất hiện đại nhằm nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm trước sức hút của nền kinh tế thị trường.


Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, đồng chí Hoàng Đình Châm, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, nguyên Trưởng ban đổi mới &PTDN cho biết: Công tác sắp xếp, đổi mới các DNNN đối với tỉnh ta là một công việc phức tạp, lại phải tập trung trong thời gian ngắn, là một thử thách lớn. Do vậy đòi hỏi cần có sự chỉ đạo sát sao của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh, hơn nữa đòi hỏi sự nỗ lực, quyết tâm phấn đấu của toàn thể lãnh đạo, cán bộ công nhân viên trong mỗi doanh nghiệp cổ phần; các doanh nghiệp cổ phần cần biến “tiềm năng” thành “cơ hội” mới có thể tồn tại vững chắc và duy trì nhịp độ phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường đangpháttriển như “cơn lốc” hiện nay. Một vấn đề nữa đặt ra đối với hệ thống doanh nghiệp cổ phần trên địa bàn tỉnh ta đó là cần có một cơ chế chính sách cụ thể, phù hợp với từng loại hình hoạt động doanh nghiệp, các chính sách kích thích thu hút đầu tư từ bên ngoài để có thể đảm bảo sự ổn định về tài chính và thương hiệu bền vững cho doanh nghiệp Hà Giang và các doanh nghiệp chuẩn bị bước vào đầu tư phát triển. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp cần siết chặt việc quản lý chi phí trong mỗi công ty, xây dựng các quy chế riêng phù hợp với quyền hạn và nhiệm vụ cụ thể, tiết kiệm chi phí lao động.


Có thể nói, công tác sắp xếp, chuyển đổi doanh nghiệp ở tỉnh ta trong những năm qua đã khẳng định việc sắp xếp, đổi mới các DNNN là một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước. Đổi mới DNNN đã cơ bản “đập tan” tâm lý thụ động, ỷ lại trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo nên tính chủ động, linh hoạt “xâm nhập” thị trường kinh doanh, mở rộng ngành nghề sản xuất kinh doanh, tạo được niềm tin cho người lao động, góp phần vào ổn định và phát triển các mục tiêu kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.


Phạm Dương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Xuân
HGĐT- Hàng năm, vào thời điểm này, sâu bệnh hại cây trồng đã bắt đầu xuất hiện trên lúa, ngô và các loại cây trồng khác… Còn đối với vụ Xuân năm nay, theo đánh giá của ngành chức năng cho biết: Do tình trạng khô hạn kéo dài trên diện rộng nên hiện nay, tình trạng sâu bệnh đã bắt đầu xuất hiện cục bộ ở trà lúa Xuân sớm và tập trung ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên.
29/03/2010
Kho bạc Nhà nước Hà Giang 20 năm xây dựng và phát triển
HGĐT- Cách đây 64 năm về trước, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để có một cơ quan chuyên trách giải quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền cho Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, tài sản quý của Nhà nước.
29/03/2010
Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh thực hiện tốt công tác chỉ đạo, điều hành hoạt động ngân hàng trên địa bàn
HGĐT- Trong quí I, do ảnh hưởng của thiên tai hoả hoạn, hạn hán, rét đậm, cùng với những biến động của giá cả hàng hóa theo chiều hướng tăng cao, nhất là hàng tiêu dùng, đã ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh, đến đời sống của nhân dân, vì vậy không thuận lợi cho hoạt động của ngành ngân hàng Hà Giang.
27/03/2010
Những giải pháp chống hạn cho cây trồng của huyện Xín Mần
HGĐT- Các lão nông tri điền người dân tộc Tày từ xa xưa đã có câu “Sấm tháng Giêng thóc chất đầy kho, sấm tháng 2 đi đào củ mài”.
25/03/2010