Quang Bình chú trọng phát triển nuôi trồng thủy sản

16:38, 26/04/2010

HGĐT- Là huyện vùng thấp, Quang Bình không chỉ có thế mạnh về trồng chọt, chăn nuôi gia súc, gia cầm... mà Quang Bình còn là một trong những huyện có tiềm năng, thế mạnh về nuôi trồng thủy sản (NTTS). Việc đầu tư NTTS trong của người dân trong những năm qua đã và đang góp phần đưa giá trị tăng trưởng trong sản xuất nông nghiệp cũng như trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện.


 

 Người dân Vĩnh Tuy nuôi cá lồng trên sông Lô.


Trao đổi với chúng tôi về thực trạng, tiềm năng cũng như việc đầu tư NTTS trên địa bàn huyện trong những năm qua, ông Nguyễn Tiến Hưng, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Quang Bình là một trong những huyện có hệ thống sông, suối khá phong phú, ngoài 2 sông sông Bạc và sông Chừng có chiều dài trên 20 km (tính đến điểm giáp gianh), trên địa bàn huyện còn có hàng chục con suối và các khe nước… Hiện các xã có diện tích NTTS cao như: xã Xuân Giang 45 ha, Bằng Lang 45 ha, Tân Trịnh 35 ha, Tiên Yên 30 ha, Hương Sơn 25 ha và xã Vĩ Thượng là 25 ha. Cùng với hệ thống sông, suối, Quang Bình còn có trên 350 ha mặt nước ao hồ tự nhiên, nhân tạo và hàng trăm ha mặt nước ruộng. Đặc biệt sau khi hoàn thành 2 nhà máy thủy địên Sông Bạc và Sông Chừng, huyện Quang Bình sẽ có thêm hàng chục nghìn ha mặt nước ở 2 hồ thủy điện, đây chính là điều kiện và tiềm năng để Quang Bình phát triển NTTS. Trong những năm qua, cùng với việc nuôi cá trong các ao, hồ và ruộng, một số hộ dân sinh sống dọc bên bờ các con sông, suối, bà con đã phát triển nghề nuôi cá lồng, đây cũng là một mô hình phát triển kinh tế hộ bằng nghề NTTS và đem lại thu nhập khá cao. Năm 2009 năng suất cá nuôi tại các ao hồ của huyện đạt trung bình là 1,2 tấn/ha, sản lượng nuôi trồng thủy sản hàng năm của huyện đạt gần 400 tấn. Có thể khẳng định: NTTS đã góp phần đưa giá trị tăng trưởng trong sản xuất NLN cũng như trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã có các HTX, trang trại NTTS được thành lập và đi vào hoạt động theo hướng sản xuất hàng hoá đã, đang đem lại hiệu quả rõ rệt. Việc đẩy mạnh phát triển NTTS đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần quan trọng trong công tác XĐGN trên địa bàn… Điển hình trong việc đâu tư NTTS hiệu quả và cho thu nhập cao trên địa bàn huyện là HTX Trúc Thanh xã Bằng Lang và hộ các ông: Hoàng Văn Nội xã Tân Trịnh; Hoàng Yểng, Hoàng Văn Đo xã Yên Thành, sản lượng cá hàng năm đều đạt trên 1 tấn. Còn hộ các ông: Hoàng Văn Mới, Hoàng Văn Thanh thôn Kiêu; Hoàng Văn Cúc thôn Quyền, Hoàng Văn Niệm thôn Trung xã Xuân Giang và hộ ông Hoàng Văn Lợi, thôn Thượng Minh, Phạm Văn Chưởng, thôn Yên Thượng, Hà Văn Định thôn Trang xã Vĩ Thượng đều có thu nhập từ NTTS bình quân 15 - 30 triệu đồng/ năm. Song thực tế cho thấy, trong những năm qua do điều kiện chia tách và thành lập huyện mới Quang Bình nên huyện còn đang tập trung mạnh cho xây dựng cơ sở hạ tầng khu trung tâm huyện lỵ cũng như các xã, nên việc đầu tư cho NTTS hầu như chưa được quan tâm đúng mức. Việc NTTS hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển mang tính quảng canh, tự phát và chủ yếu là mô hình hộ gia đình…

Xác định NTTS cũng là một trong những hướng đi trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đem lại hiệu quả cao trong sản suất nông nghiệp. Vì vậy trong năm 2009, huyện Quang Bình đã phối hợp với Trung tân Thủy sản tỉnh tiến hành đưa các giống cá trắm, trôi, chép và Rô phi đơn tính vào nuôi khảo nghiệm tại thôn Trung Thành xã Vĩ Thượng, Kết quả đã cho thấy năng suất cá đạt trên 10 tấn/ha. NTTS cũng đã được huyện xác định là một trong những mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế của huyện. Trong kế hoạch năm 2010 và những năm tiếp theo, ngoài việc đầu tư xây dựng Trung tâm giống thủy sản của huyện, huyện Quang Bình tiếp tục phối kết hợp với Trung tâm Thủy sản tỉnh xây dựng các mô hình trình diễn, tập huấn kỹ thuật nhằm giúp cho người dân từng bước thay đổi tập quán NTTS nhỏ lẻ sang thâm canh, chuyên canh với các loại giống tôm, cá chất lượng, năng suất cao theo hướng sản xuất hàng hoá. Chắc chắn, trong một tương lai không xa, Quang Bình không chỉ có thiềm năng, thế mạnh trong NTTS mà hệ thống sông, suối, hồ thủy điện cũng sẽ là những thế mạnh để huyện phát triển du lịch. Đây chính là một trong những hướng đi mới hiệu quả trong phát triển kinh tế cũng như trong XĐGN của huyện.


Phan Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Kho bạc Nhà nước Hà Giang 20 năm xây dựng và phát triển
HGĐT- Cách đây 64 năm về trước, sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, để có một cơ quan chuyên trách giải quyết các vấn đề tài chính, tiền tệ, ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký Sắc lệnh 75/SL thành lập Nha Ngân khố trực thuộc Bộ Tài chính với chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là in tiền, phát hành tiền cho Chính phủ, quản lý quỹ NSNN, tài sản quý của Nhà nước.
29/03/2010
Chủ động phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng vụ Xuân
HGĐT- Hàng năm, vào thời điểm này, sâu bệnh hại cây trồng đã bắt đầu xuất hiện trên lúa, ngô và các loại cây trồng khác… Còn đối với vụ Xuân năm nay, theo đánh giá của ngành chức năng cho biết: Do tình trạng khô hạn kéo dài trên diện rộng nên hiện nay, tình trạng sâu bệnh đã bắt đầu xuất hiện cục bộ ở trà lúa Xuân sớm và tập trung ở các huyện Quang Bình, Bắc Quang, Vị Xuyên.
29/03/2010
Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi ở Phú Lũng
Trong chuyến công tác cùng Phó Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinhtại xã Phú Lũng (Yên Minh), tôi được nghe đồng chí Nguyễn Đình Di, Bí thư Đảng ủy xã Phú Lũng khẳng định: “Năm 2009, được đánh giá có nhiều cố gắng đối với xã Phú Lũng trong việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, XĐGN, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo ở địa phương”.
26/04/2010
Khởi công xây dựng kè bờ Tây sông Lô (giai đoạn II)
HGĐT- Lập thành tích chào mừng 35 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và Quốc tế Lao động 1.5, Sở NN-PTNT vừa phối hợp với đơn vị thi công, khởi công xây dựng kè bờ Tây sông Lô (giai đoạn I đã được xây dựng từ cầu Yên Biên I đến Sở Xây dựng).
23/04/2010