Giúp nhau phát triển kinh tế ở Hội CCB xã Trung Thành

16:53, 08/03/2010

HGĐT- Chúng tôi đến xã Trung Thành (Vị Xuyên) vào những ngày cuối năm 2009, trong không khí tất bật hối hả của người nông dân chuẩn bị cho gieo trồng vụ Đông - xuân kịp thời vụ, và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán 2010.


Mặc dù bận nhiều việc cho cuối năm nhưng các đồng chí lãnh đạo xã vẫn đón tiếp chúng tôi chân thành cởi mở. Được biết trong những năm qua, xã Trung Thành đã gặt hái được nhiều thành công trong phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của bà con nông dân đã từng bước được cải thiện rất nhiều. Đặc biệt khi nói đến Hội CCB của xã, các đồng chí lãnh đạo xã đều khẳng định trong những năm qua, hoạt động của Hội CCB xã đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, nhất là thực hiện chuyên đề III của Trung ương Hội CCB Việt Nam về giúp nhau xoá đói giảm nghèo.


Xã Trung Thành có tổng diện tích tự nhiên là 5.779 ha, trong đó có 3.720 ha diện tích canh tác. Toàn xã có 1112 hộ, với tổng số 5.600 khẩu của 9 dân tộc anh em cùng chung sống, xã được công nhận là xã vùng 2, trong đó có 2 thôn thuộc vùng 3. Toàn xã có 12 thôn bản, đối với Hội CCB có 12 Chi hội sinh hoạt ở 12 thôn bản. Từ năm 1995 Hội CCB của xã mới chỉ có 35 hội viên nhưng đến nay đã có hơn 300 hội viên, tỷ lệ hội viên vào Hội đạt 96,5%. Thực hiện phong trào chăm lo đời sống hội viên, trong những năm qua Hội CCB của xã đã tích cực vận động hội viên CCB tham gia phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương theo chuyên đề III của Trung ương Hộ CCB Việt Nam phát động. Đặc biệt Hội đã tổ chức học tập quán triệt hội viên về nhiệm vụ xoá đói giảm nghèo, phát triển kinh tế đa dạng trong toàn thể hội viên. Trên cơ sở đó từng hội viên CCB đã nhận thức được việc phát triển kinh tế - xoá đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng. ý thức được việc đó, trong những năm qua từng hội viên CCB đã tích cực sản xuất nông nghiệp, 100% hội viên đã đưa vào gieo trồng các loại giống lúa, ngô, lạc mới và áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, vì thế đã đưa năng suất lúa từ 27 tạ/ha (năm 2003) lên 50 tạ /ha. Có những đồng chí hội viên CCB thâm canh đạt 60 tạ/ ha, bình quân lương thực của hội viên CCB toàn xã là 650 kg/người, vượt chỉ tiêu của Đảng bộ 200 kg/người, nhiều gia đình hội viên có bình quân lương thực từ 8 tạ - 1 tấn/ người/năm.


Các đồng chí lãnh đạo xã còn cho biết thêm, thực hiện Nghị quyết của Đảng uỷ xã, Trung Thành là xã động lực phát triển toàn diện, lấy Hội CCB làm nòng cốt trong phong trào phát triển kinh tế. Vì thế các hội viên CCB đã thi đua tích cực phát triển kinh tế và đẩy mạnh chăn nuôi đàn trâu, bò. Đến nay toàn thể hội viên của xã đều có trâu, bò nuôi, với tổng số gần 800 con, bình quân 3 con/hộ. Điển hình như hội viên CCB Trần Văn Thành có 36 con trâu nghé, hội viên Nguyễn Văn Hữu có trang trại 20 con bò, toàn Hội CCB đã cho hộ nông dân nghèo nuôi rẽ 38 con trâu, bò. Cùng đó, Hội CCB đã phát động toàn thể hội viên chăn nuôi đàn lợn nái móng cái, hiện nay có 101 hội viên nuôi từ 1 - 3 con lợn nái, 90% hội viên nuôi lợn thịt với tổng đàn toàn xã là 1.500 con. Bình quân mỗi hộ có 60 con gà, nhiều hộ CCB đã nuôi 200 - 300 con gà lông phượng, nhiều hộ có 100 con trở lên và có 30 - 40 con gà mái đẻ. Bên cạnh việc chăn nuôi, nhiều hội viên tận dụng diện tích vườn đồi của gia đình tích cực trồng chè, trồng rừng. Đến nay có 150 hội viên trồng chè, điển hình như hội viên Trần Văn Điểm, có 3 ha chè Shan tuyết, 1 năm thu được 60 - 70 triệu đồng. Từ năm 2006 đến nay đã có nhiều hội viên tích cực tham gia trồng rừng phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đến nay Hội CCB của xã trồng được 102 cây keo tai tượng, hiện nay đang phát triển tốt. Có 22 hội viên làm dịch vụ phân bón cung ứng giống, máy xay sát, sửa chữa xe đạp, xe máy, máy cày. Điển hình như hội viên Trần Văn Thành, CCB đang giữ chức vụ Bí thư Đảng uỷ xã - kiêm Chủ tịch UBND, đã cung ứng phục vụ nhân dân hàng chục tấn gióng ngô, lúa và hơn 100 tấn phân bón các loại; hội viên CCB Nguyễn Văn Chương, kinh doanh tổng hợp có nguồn thu 100 triệu đồng/năm. Thực hiện nghị quyết của Đảng bộ là phấn đấu đạt 5 triệu đồng/người/năm, Hội đã tích cực phấn đấu và đạt được 7,5 triệu đồng/người/năm, nhiều hộ CCB đạt 15 - 20 triệu đồng/người/năm. Hội cũng đã tích cực vận động hội viên của mình đóng góp ngày công, hỗ trợ tiền và đã làm được 1 nhà sàn tình nghĩa cho hội viên CCB thôn Trang trị giá 20 triệu đồng, giúp ngày công cho hội viên nghèo làm nhà, xoá nhà tạm với 762 ngày công, trị giá 22.862.000 đồng. Đến nay, 100% Chi hội có quỹ, tổng số quỹ hiện có ở các Chi hội là 41 triệu đồng, mua 9 sổ tình nghĩa tặng cho thương binh. Bên cạnh đó, hội còn nhận uỷ thác cho vay hộ nghèo với Ngân hàng Chính sách xã hội qua CCB 800 triệu đồng, vay vốn giải quyết việc làm 40 triệu đồng thu hút 25 lao động có việc làm. Đến nay, đời sống của Hội CCB trong xã đã phát triển, có 40 hộ giàu, 120 hộ khá, 149 hộ trung bình. Hàng năm bình xét, hầu hết các gia đình hội viên đều được công nhận là gia đình văn hoá…


Có thể khẳng định, với truyền thống của “bộ đội Cụ Hồ” trong những năm qua Hội CCB xã Trung Thành đã không ngừng nỗ lực phấn đấu vươn lên và đạt được những kết quả đáng phấn khởi. Đến nay gia đình hội viên CCB trong xã đã từng bước phát triển, đời sống vật chất, tinh thần ngày càng được cải thiện. Với những kết quả đó mong rằng những người lính năm xưa tiếp tục phấn đấu, rèn luyện để phát huy bản chất của anh “bộ đội Cụ Hồ” trên trận tuyến mới.


Hiến Chương

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Xây dựng hệ thống thuỷ lợi đáp ứng tốt chiến lược phát triển nông nghiệp
HGĐT- “...Công tác quản lý Nhà nước về thuỷ lợi đã đi vào chiều sâu, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi; nhiều giải pháp được triển khai nhằm quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi.
29/01/2010
Đẩy mạnh phát triển kinh tế mậu dịch biên giới
HGĐT- Trong chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các Bộ, ngành Trung ương tại tỉnh ta gần đây đã khẳng định “Hà Giang có rất nhiều lợi thế để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch khu vực biên giới”.
28/01/2010
Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang trên đà phát triển
HGĐT- Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong khi đó, điều kiện lao động, sản xuất của địa phương cũng luôn gặp phải những khó khăn không chỉ về điều kiện địa hình tự nhiên phân bố không đồng đều, thời tiết diễn biến phức tạp mà còn vì do chưa có nguồn vốn hoặc có vốn nhưng chưa mạnh dạn đầu tư vào lao động, sản
27/01/2010
Tích cực, chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc
HGĐT- Thời gian gần đây, thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, rét đậm, rét hại và dịch bệnh gia súc trong mùa Đông đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi của người dân địa phương trong tỉnh. Để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, nhất là tại các huyện vùng cao, Sở NN&PTNT tỉnh tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền người dân thực hiện kịp thời các biện pháp phòng,
27/01/2010