Xây dựng hệ thống thuỷ lợi đáp ứng tốt chiến lược phát triển nông nghiệp

18:43, 29/01/2010

HGĐT- “...Công tác quản lý Nhà nước về thuỷ lợi đã đi vào chiều sâu, thu hút nhiều nguồn lực đầu tư xây dựng công trình thuỷ lợi; nhiều giải pháp được triển khai nhằm quản lý, vận hành, khai thác hiệu quả công trình thuỷ lợi.


 
 Đập thủy lợi Nà Tề, thôn Lủ Thượng, xã Tân Bắc (Quang Bình) luôn đảm bảo cung cấp đủ nước cho hàng chục ha lúa và hoa màu 2 vụ. Ảnh: Phan Hùng

Trong thời gian tới, Chi cục Thuỷ lợi tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, quản lý, xây dựng hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, phục vụ tốt chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp”. Ông Nguyễn Mạnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi khẳng định như vậy.


Huy động nhiều nguồn lực

Chi cục Thuỷ lợi được thành lập năm 2007 với nhiệm vụ xây dựng kế hoạch dài hạn, hàng năm về các dự án đầu tư, quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi, công trình phân lũ và phòng, chống lụt bão, giảm nhẹ thiên tai; điều tra cơ bản, thiết kế quy hoạch, chỉ đạo lập dự án đầu tư, sửa chữa, nâng cấp công trình tưới tiêu phục vụ sản xuất, theo dõi, đôn đốc, chỉ đạo thực hiện kế hoạch được duyệt. Từ khi thành lập đến nay, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ nghiệp vụ cao, Chi cục Thuỷ lợi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, thực hiện tốt công tác quản lý, rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thuỷ lợi đầu tư trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, vừa phục vụ nước tưới tiêu, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.


Từ khi thành lập đến nay, với đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật có trình độ nghiệp vụ cao, Chi cục Thuỷ lợi luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Đặc biệt, thực hiện tốt công tác quản lý, rà soát, đánh giá thực trạng các công trình thuỷ lợi đầu tư trên địa bàn tỉnh, làm cơ sở xây dựng kế hoạch, dự báo nhu cầu đầu tư, phát triển đồng bộ hệ thống thuỷ lợi, vừa phục vụ nước tưới tiêu, vừa cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.


Thực hiện mục tiêu mở rộng sản xuất, xây dựng nền nông nghiệp hàng hoá, trong những năm qua việc đầu tư, xây dựng, quản lý các công trình thuỷ lợi được tỉnh ta đặc biệt coi trọng. Từ năm 2005 đến nay, trên địa bàn tỉnh có nhiều cụm công trình thuỷ lợi đầu tư, xây dựng bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ được đưa vào sử dụng và đã phát huy hiệu quả như: Cụm công trình Thuỷ nông Yên Minh (Yên Minh), tổng mức đầu tư gần 19 tỷ đồng, đã hoàn thành, cấp nước tưới ổn định cho 540 ha lúa. Cụm công trình Thuỷ lợi 3 xã: Nậm Ty, Sán Sả Hồ, Pờ Ly Ngài (Hoàng Su Phì), tổng mức đầu tư gần 21 tỷ đồng, được hoàn thành, bàn giao, đưa vào sử dụng, thực hiện tốt chức năng cung cấp nước tưới cho 234 ha diện tích lúa. Cụm công trình Thuỷ nông Chế Là (Xín Mần), tổng mức đầu tư trên 19,5 tỷ đồng, cung cấp nước tưới ổn định cho 305 ha lúa mùa. Huyện Bắc Quang có 3 cụm thuỷ lợi Bằng Hành I, II, Đồng Yên - Vĩnh Phúc được xây dựng với tổng mức đầu tư 97,8 tỷ đồng, đảm bảo tưới chắc cho 2.369 ha diện tích canh tác. Cụm công trình thuỷ lợi huyện Vị Xuyên, tổng mức đầu tư trên 33,8 tỷ đồng, phục vụ tưới cho 529 ha, hiện công trình đang hoạt động tốt.


Mấy năm gần đây, hệ thống các công trình thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh không ngừng được mở rộng. Tỉnh ta đã huy động, lồng ghép nhiều nguồn vốn để đầu tư, xây dựng hệ thống thuỷ lợi. Cụ thể, từ năm 2004-2009, Dự án 135 đầu tư trên 214 tỷ đồng, xây dựng 123 công trình thuỷ lợi; Dự án DDPR, xây dựng 59 công trình, tổng vốn đầu tư 7,8 tỷ đồng; nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung đầu tư 288 tỷ đồng, xây dựng 174 công trình. Trong vòng 3 năm 2007-2009, có 82 công trình được xây dựng bằng nhiều nguồn vốn với tổng kinh phí thực hiện khoảng 125 tỷ đồng. Riêng năm 2009, có 28 công trình hồ chứa được đầu tư cải tạo, nâng cấp bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ với tổng kinh phí khoảng 432 tỷ đồng... Các công trình thuỷ lợi được đầu tư xây dựng đã góp phần tưới chắc cho 6.849 ha lúa Đông - xuân, trên 19 nghìn ha lúa mùa, đạt 71% diện tích lúa Xuân và 76% diện tích lúa Mùa.


Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi

Qua theo dõi quá trình vận hành, quản lý hệ thống công trình thuỷ lợi cho thấy khi các công trình xây dựng xong đều bàn giao về các huyện quản lý. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ chuyên ngành thuỷ lợi ở các huyện, thị vừa thiếu lại kiêm nhiệm nên khó tránh khỏi tình trạng cán bộ không am hiểu tình hình thực tế của hệ thống thuỷ lợi. Điều đó dẫn tới, việc quản lý, vận hành các công trình thuỷ lợi không khoa học, chưa khai thác hết công suất, hiệu quả tưới nước phục vụ sản xuất chưa cao. Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý công trình thuỷ lợi chưa được chú trọng, đã nảy sinh nhiều vướng mắc trong đầu tư xây dựng. Hệ thống công trình thuỷ lợi được đầu tư bằng nhiều nguồn vốn, nhiều dạng đầu tư và nhiều chủ đầu tư khác nhau nên công tác quản lý gặp nhiều khó khăn. Do ảnh hưởng của thiên tai và qua quá trình sử dụng, nhiều công trình thuỷ lợi xuống cấp, hư hỏng chưa có kinh phí khắc phục. Một số khu vực có khả năng về nguồn nước tưới nhưng hệ thống các công trình thuỷ lợi vừa thiếu về số lượng, vừa nhỏ về quy mô nên chưa đáp ứng được yêu cầu cung cấp nước phục vụ sản xuất.


Kết quả thống kê mới đây của cơ quan chức năng xác định toàn tỉnh còn 2.666 ha lúa Đông - xuân, 5.871 ha lúa Mùa chưa chủ động được nguồn nước tưới. Những khu vực thiếu công trình thuỷ lợi tập trung ở các xã phía Nam huyện Yên Minh, ven huyện Bắc Mê và những xã ven Quốc lộ II của vùng trọng điểm lúa Vị Xuyên, Bắc Quang. Mặt khác, nhiều vùng trồng cây ăn quả, cây công nghiệp như cam, quýt, chè...đang phát triển mạnh nhưng lại không có công trình thuỷ lợi, nguồn nước tưới hoàn toàn phụ thuộc vào thiên nhiên nên đã ảnh hưởng lớn đến năng suất, chất lượng sản phẩm. Điều này đặt ra vấn đề cần tiếp tục đầu tư mới, sửa chữa, nâng cấp, nâng cao công tác quản lý, vận hành để các công trình thuỷ lợi phát huy hiệu quả. Từ thực tế đó, ngành Nông nghiệp đề xuất: Năm 2010, sẽ khởi công 13 công trình thuỷ lợi, 39 công trình cấp nước sinh hoạt, 441 km kênh mương kiên cố hoá với tổng vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng. Trong giai đoạn 2011-2015, dự kiến đầu tư 106 công trình với tổng kinh phí khoảng 715 tỷ đồng.


Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Mạnh An, Chi cục trưởng Chi cục Thuỷ lợi cho biết: Với chức năng là cơ quan chuyên quản về các hoạt động liên quan đến lĩnh vực thuỷ lợi, những năm qua Chi cục đã hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Công tác quản lý Nhà nước về thuỷ lợi đi vào chiều sâu, hệ thống các công trình thuỷ lợi được vận hành, khai thác hiệu quả. Bên cạnh đó, còn thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư, không ngừng xây dựng hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, đáp ứng tốt chiến lược phát triển sản xuất nông nghiệp của tỉnh.


Thiên Thanh

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy mạnh phát triển kinh tế mậu dịch biên giới
HGĐT- Trong chuyến thăm và làm việc của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng cùng các Bộ, ngành Trung ương tại tỉnh ta gần đây đã khẳng định “Hà Giang có rất nhiều lợi thế để đẩy mạnh hoạt động mậu dịch khu vực biên giới”.
28/01/2010
Công ty Cổ phần lương thực Hà Giang trên đà phát triển
HGĐT- Hà Giang là một tỉnh nghèo, kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, trình độ dân trí không đồng đều. Trong khi đó, điều kiện lao động, sản xuất của địa phương cũng luôn gặp phải những khó khăn không chỉ về điều kiện địa hình tự nhiên phân bố không đồng đều, thời tiết diễn biến phức tạp mà còn vì do chưa có nguồn vốn hoặc có vốn nhưng chưa mạnh dạn đầu tư vào lao động, sản
27/01/2010
Nhà máy Thuỷ điện Tiên Nguyên (Quang Bình) cấp điện cho 114 hộ dân xã Tiên Nguyên
HGĐT- Dự án Nhà máy Thuỷ điện Tiên Nguyên nằm trên địa bàn xã Tiên Nguyên (Quang Bình) thuộc Chương trình Năng lượng nông thôn Việt Nam- Thuỵ Điển tài trợ.
27/01/2010
Tích cực, chủ động phòng, chống đói, rét và dịch bệnh cho đàn gia súc
HGĐT- Thời gian gần đây, thời tiết, khí hậu biến đổi thất thường, rét đậm, rét hại và dịch bệnh gia súc trong mùa Đông đã gây ra nhiều thiệt hại cho sản xuất chăn nuôi của người dân địa phương trong tỉnh. Để đảm bảo an toàn cho đàn gia súc, nhất là tại các huyện vùng cao, Sở NN&PTNT tỉnh tiếp tục chỉ đạo tuyên truyền người dân thực hiện kịp thời các biện pháp phòng,
27/01/2010