Thôn Chúng Trải (Cốc Pài) cải tạo bò giống

17:07, 15/01/2010

HGĐT- Thôn Chúng Trải thuộc thị trấn Cốc Pài, huyện Xín Mần có hơn 60 hộ, chủ yếu là đồng bào Mông.


Nghề mưu sinh bấy lâu tại thôn là trồng cấy ngô, lúa và chăn nuôi gia súc, gia cầm. Trong số các loại giống được đồng bào quan tâm nhất chính là con bò. Nghề nuôi bò gắn liền với đời sống nông nghiệp từ xa xưa, nhưng nuôi bò chủ yếu là để lấy sức kéo phục vụ sản xuất và lấy phân bón ruộng, làm thực phẩm trong đời sống sinh hoạt. Tuy vai trò con bò trong đời sống của đồng bào rất quan trọng và không thể thiếu, thế nhưng nuôi bò vẫn chỉ dừng lại ở chăn nuôi tự nhiên, thiếu chọn lọc và ít được đầu tư cải tạo, chăm sóc đúng cách để nâng cao chất lượng nuôi, sản lượng thịt v.v... Qua khảo sát thực tế, Ban quản lý Dự án DPPR Xín Mần đã chọn thôn Chúng Trải, chọn con bò làm đối tượng xây dựng mô hình nuôi bò bằng hình thức cải tạo, nhân giống để mở rộng chăn nuôi.


Việc thực hiện mô hình được khảo sát, đánh giá thực tiễn và chọn con giống để nhân giống. Đồng thời đánh giá số lượng tổng đàn bò để thực hiện các biện pháp “thiến” với những con bò đực nhỏ, yếu, để tránh giao phối cận huyết... Cũng qua khảo sát, Dự án DPPR của huyện đã chọn 40 hộ có bò chăn nuôi để tham ra dự án, trong đó chọn 2 con bò đực to khỏe được đánh giá tốt để làm giống giao phối cải tạo lại toàn bộ đàn bò trong thôn. Được sự giúp đỡ của các cán bộ trường Đại học Nông – lâm nghiệp Thái Nguyên, Dự án cải tạo đàn bò thôn Chúng Trải bắt đầu triển khai từ tháng 12.2007. Số bò cái được đưa vào phối giống ban đầu là 40 con của 40 hộ. Dự án đã tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, kỹ thuật làm chuồng trại để các gia đình có bò cái tham gia dự án làm theo. Khảo sát thực tế đàn bò đực trong thôn để chọn bò giống tại gia đình ông Giàng Văn Pao, Giàng Seo Phử để chăm sóc, trực tiếp phối giống cho 40 bò cái. Trước khi cho đàn bò giao phối với con giống được chọn, BQL Dự án đã cùng cán bộ trường Đại học Nông – lâm nghiệp Thái Nguyên tiến hành thiến gọn 7 con bò đực hiện có trong thôn. Số bò bị thiến đều là những con bò nhỏ, bé, từ 250kg – 300kg/con. Giải pháp thiến tại chỗ bằng phương pháp mới dùng kìm chuyên dụng thiến không vết mổ, không chảy máu. Sau gần 2 năm thực hiện, đàn bò được thiến là 7 con đã phát triển bình thường, trọng lượng tăng từ 35 – 45kg/con so với trước khi thiến. Đàn bò cái 40 con được phối giống từ 2 con bò đực đã sinh thêm được 25 con bê, mỗi con bê sau khi sinh ra có trọng lượng từ 20 – 25kg. Bê con sau 3 tháng sinh được chăm sóc, nuôi dưỡng đã tăng trọng bình quân 35-38kg/con và phát triển bình thường. Hiện tại còn 8 con bò mẹ đang mang thai sắp sinh con. Qua cả quá trình theo dõi, đánh giá cho thấy cả bò đực bị thiến, bò cái được phối giống, bê con sinh ra đều phát triển tốt, hứa hẹn thôn Chúng Trải tới đây sẽ có đàn bò được chọn lựa, đưa vào chăn nuôi cho cả thôn. Phó Trưởng ban Dự án DPPR huyện Xín Mần, ông Nguyễn Khắc Mâu cho biết: Trong nhiều mô hình dự án hỗ trợ, mô hình cải tạo đàn bò thôn Chúng Trải được đánh giá hiệu quả hơn hẳn, bởi lẽ sau gần 2 năm triển khai thực hiện, thôn Chúng Trải đã cơ bản có đàn gia súc mới, đáp ứng nhu cầu chăn nuôi, sức kéo và năng suất thịt. Theo đánh giá, đàn bò được cải tạo sẽ cho trọng lượng con trưởng thành từ 500 – 650kg mỗi con, rất nhiều con cá biệt do gen vượt trội có thể đạt tới 650 – 750kg/con. Quan trọng hơn nữa là nó làm thay đổi nhận thức, cách làm cho đồng bào cả thôn, tạo ra lề lối làm ăn mới.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Hỗ trợ các HTX vượt lên khó khăn và phát triển
HGĐT- Năm qua, kinh tế thế giới đã có những dấu hiệu phục hồi, trong nước, các chính sách hỗ trợ, kích cầu của Chính phủ cũng đã tạo những điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế vượt qua khó khăn và vươn lên. Với vai trò hỗ trợ, thúc đẩy cho kinh tế tập thể nói chung, các hợp tác xã nói riêng phát triển, trong năm 2009, Liên minh HTX tỉnh đã tích cực tạo điều kiện
31/12/2009
Điểm sáng về mô hình sản xuất nông nghiệp hàng hóa ở Bắc Quang
HGĐT- Xuống Bắc Quang những ngày cuối năm, với mục đỉnh nắm bắt tiến độ sản xuất nông nghiệp của huyện, gặp em Mai Thị Giang, cán bộ bộ phận nghiệp vụ Phòng Kinh tế huyện, tôi lân la tìm hiểu: Được biết, em là Chủ nhiệm một đề tài khoa học về xây dựng mô hình sản xuất hạt giống lúa nguyên chủng Bắc thơm số 7 tại địa bàn thôn Vĩnh Gia, xã Vĩnh Phúc và đề tài này đã gặt hái sự
31/12/2009
Nông nghiệp và những khởi sắc năm 2009
HGĐT- Năm 2009 khép lại, sản xuất nông nghiệp tỉnh ta đã diễn ra trong điều kiện kinh tế thế giới cả nước và thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp: Rét đậm, khô hạn kéo dài; mưa lũ, lốc xảy ra trên diện rộng; suy thoái kinh tế chung; giá cả vật tư phục vụ sản xuất tăng mạnh... ảnh hưởng rất lớn đến kết quả sản xuất. Mặc dù vậy, với sự chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy, HĐND, UBND
31/12/2009
Để ngành khai khoáng thành “trụ cột”
HGĐT- Kết thúc năm 2009, giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh ước đạt 984,79 tỷ đồng, đạt 89,53% kế hoạch năm. Kết quả trên cho thấy, năm 2009 là một năm hết sức khó khăn bởi ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, làm cho sản xuất chung bị đình trệ, Mọi chi tiêu bị cắt giảm và sự gia tăng thất nghiệp, kéo theo là một loạt khó khăn phải giải quyết về vấn đề an sinh xã hội.
31/12/2009