Sản xuất - kinh doanh chè một năm nhìn lại

17:19, 28/12/2009

HGĐT- Đến thời điểm hiện tại, ngành sản xuất, xuấtkhẩu chè trong tỉnh ước tiêu thụ gần 3.000 tấn chè thành phẩm. Kết quả trên được đánh giá là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp, người sản xuất trong tỉnh năm qua.


 
 Thu gom chè nguyên liệu cuối vụ tại Công ty Cổ phần Chè Hùng An.
Ảnh
: Công nhân Xí nghiệp trong giờ sản xuất.

Xét cả mức độ tiêu thụ, giá bán cho thấy: Tiêu thụ xuất khẩu đạt gần 3.000 tấn sản phẩm chè trong khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái là nỗ lực vượt bậc của các doanh nghiệp. Bởi lẽ, suy thoái kinh tế đã làm cho nhiều quốc gia, nhiều thị trường quen thuộc, truyền thống trước đây phải cắt giảm nhập khẩu bởi sức mua giảm. Trong gần 3 quý năm 2009, trên thế giới có rất nhiều nền kinh tế lớn tăng trưởng rất chậm, nhiều nước có mức tăng trưởng “âm”. Suy thoái, sức mua giảm, rất nhiều quốc gia phải đình chỉ nhập khẩu và cũng có nhiều nước quay lại “bảo hộ” nền sản xuất của họ, làm cho tiêu thụ chè, cũng như nhiều mặt hàng khác khó, hoặc không tiêu thụ được.


Việc xuất khẩu được gần 3.000 tấn chè trong thời gian qua đòi hỏi các doanh nghiệp đã phảinâng cao chất lượng sản phẩm làm ra, mở rộng, tìm kiếm thị trường mới, đi kèm với xúc tiến đăng ký chất lượng cho hàng hóa. Một mặt tăng cường công tác quảng bá trên các phương tiện thông tin để tạo ra uy tín cho các loại chè chếbiếncóchất lượngcao, mẫu mã đẹp, phù hợp với thị hiếu tiêu dùng hiện nay. Đối với các hộ sản xuất chè, trong năm đã có nhiều đầu tư để cải tạo, chăm bón, thâm canh những vùng chè trọng điểm như ở: Bắc Quang, Vị Xuyên, vùng chè thấp ở Quang Bình để tạo ra năng suất, nâng chất lượng chè nguyên liệu cho chế biến. Qua gần một năm vượt khó khăn để sản xuất, chế biến và duy trì xuất khẩu trong lúc nền kinh tế chung suy giảm, cũng cho thấy giá bán cũng bị ảnh hưởng. Qua khảo sát thực tế, giá bán chè bình quân trong các doanh nghiệp (chè nguyên liệu) giao động từ 20-25 ngàn đồng/kg. Mức giá bán nêu trên được duy trì trong thời điểm thu hoạch chè vụ Xuân và dịp tháng 11; 12 gần đây. Giá chè nguyên liệu trong năm bình quân là 2.200 – 2.500đ/kg (toàn tỉnh). Tuy nhiên cũng có thời điểm tháng 6-8, chè nguyên liệu nhiều nơi, nhiều vùng giảm rất thấp, đi kèm giá thu mua giảm, sức mua cũng giảm. Vượt qua thời điểm quý III khó khăn, bước vào quý IV cuối năm, giá chè nguyên liệu ở mức bình quân 5.000 đ/kg và trở nên khan hiếm. Lý do thiếu chè nguyên liệu cuối năm là do thời tiết khô hạn kéo dài, chè không có búp, trong khi đó nhu cầu tiêu dùng cuối năm tăng. Tuy chè nguyên liệu thiếu và tăng giá vào cuối năm, nhưng “ngược lại” chè chế biến từ quý III trở lại, lại “tồn kho” khá lớn trong các doanh nghiệp chuyên chế biến – xuất khẩu. Nghịch lý đó đồng nghĩa với việc chè sản xuất để lâu, mức độ bảo quản sau chế biến, đóng bao gói còn hạn chế, dẫn đến chất lượng bị sút giảm. Ngành sản xuất – chế biến – xuất khẩu chè của tỉnh năm nay được chia ra làm 3 giai đoạn:


Giai đoạn 1: Là chè vụ Xuân có thuận lợi cả về thời tiết, sức cho búp, sức mua, sức tiêu thụ.


Giai đoạn 2: Là vụ chính, thì sức mua có thời gian gián đoạn (tháng 6-8) và cũng là thời điểm “đáy” của nền kinh tế toàn cầu suy giảm đã làm ảnh hưởng đến sức tiêu thụ chè trong tỉnh.


Giai đoạn 3: Là cuối năm khan hiếm chè nguyên liệu, nền kinh tế toàn cầu phục hồi, sức mua tăng, nhu cầu trong nước cũng tăng làm cho việc “cung – nhỏ hơn cầu”.


Phân tích nêu trên để thấy rằng: Ngoài nỗ lực, cố gắng của tất cả, còn có một hạn chế “rất cần” khắc phục, đó chính là năng lực sản xuất, chế biến nói chung của các doanh nghiệp làm chè trong tỉnh còn yếu, còn thiếu. Nguyên nhân của cái yếu chính là sự chậm đổi mới công nghệ trong chế biến với bảo quản. Đã qua rất nhiều năm làm chè, song trong tỉnh vẫn chỉ có vài ba doanh nghiệp “có tiếng” làm chè xuất khẩu là: Chè Cổ phần Hùng An (Bắc Quang), Hùng Cường ở Vị Xuyên. Các doanh nghiệp khác như: Hoàng Hải, Hùng Mạnh, Hoàng Long (Bắc Quang) thì có 2 doanh nghiệp làm chè nguyên liệu “bán thô”. Riêng doanh nghiệp Hoàng Long mấy năm gần đây hoạt động cầm chừng, riêng năm 2009 chủ yếu sửa chữa xưởng, không sản xuất; Doanh nghiệp chè Thành Sơn ở thị xã Hà Giang thì năng lực sản xuất thấp, nhỏ lẻ, manh mún. Trong các vùng chè trọng điểm Miền Tây Hoàng Su Phì, Xín Mần và một phần của huyện Quang Bình, thì chè nguyên liệu chủ yếu là các HTX nhỏ thu mua, chế biến, còn lại một phần lớn là chế biến thủ công. Có thể nói, bức tranh “cây chè” của tỉnh trong suốt thời gian dài vẫn chỉ có 1 Công ty Cổ phần, 12 doanh nghiệp, 5 HTX và gần 400 cơ sở kinh doanh hộ gia đình thu mua, chế biến chè. Làm chè xuất khẩu chỉ có 2 doanh nghiệp là Công ty Cổ phần Chè Hùng An và Hùng Cường. Số các doanh nghiệp còn lại trong 12 doanh nghiệp đóng trên địa bàn thì năng lực hoạt động yếu và không đều. Tại vùng chè Hồ Thầu, Túng Sán (Hoàng Su Phì) thì ở Hồ Thầu cứ loay hoay sắp xếp, mua đi, bán lại xưởng chè Hồ Thầu, mới đây mới có 1 doanh nghiệp mới đứng chân, tuy nhiên cần có thời gian để khẳng định. Còn vùng chè Túng Sán của HTX Thuận An cũng sản xuất dè sẻn, nếu không muốn nói tồi tệ hơn là “đầu voi - đuôi chuột”. Tại vùng chè Xín Mần thì làm chè chủ yếu là 1 HTX, còn lại là hộ gia đình. Về tới Quang Bình, vùng chè tập trung ở Tiên Nguyên – Xuân Minh, một phần ở Tân Trịnh, Tân Bắc cũng là vài HTX thu mua, chế biến (chủ yếu tiêu thụ nội địa). Nói tóm lại: Bức tranh thu mua, chế biến, bảo quản, xuất khẩu chè trong tỉnh có những mặt mạnh, nhưng còn rất nhiều yếu điểm. Yếu điểm cần khắc phục nhất chính là: Công nghệ chế biến và bảo quản. Yếu điểm nữa là khả năng và năng lực xuất khẩu bị hạn chế, bởi ta mới xuất khẩu ủy thác và xuất khẩu “thô”, cho nên chưa có giá trị gia tăng mà thương hiệu đem lại. Bên cạnh đó, còn thiếu sự liên kết giữa các nhà sản xuất, nên chưa thể tạo ra sức mạnh cạnh tranh trong hội nhập kinh tế toàn cầu. Điểm rất đáng lưu ý là chúng ta đang có vùng chè nguyên liệu Shan tuyết hữu cơ được thế giới công nhận “đặc biệt” quý hiếm với 17.750 ha. Có những vùng chè “đầu dòng” ở Cao Bồ – Thượng Sơn (Vị Xuyên), ở Túng Sán (Hoàng Su Phì), ở Lũng Phìn (Đồng Văn) và Chế Là (Xín Mần)... Bên cạnh đó, tỉnh ta cũng đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách, nhiều cách đầu tư, ưu tiên đầu tư chế biến, làm thương hiệu, ưu thế vùng nguyên liệu vượt trội, đi kèm chính sách ưu đãi có “một không hai” là “điểm nhấn” để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư tận dụng để mở rộng sản xuất. Mong rằng, năm 2010, ngành chè của tỉnh sẽ có bước tiến cả “chất và lượng”.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển cây cao su trên đất Quang Bình
HGĐT- Là loại cây trồng mới, lần đầu tiên được triển khai trên đất Quang Bình cũng như trên địa bàn tỉnh ta, đây là một loại cây đa mục tiêu, có giá trị kinh tế cao, đồng thời là một chủ trương lớn của tỉnh nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, tư duy sản xuất, tận dụng đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế, XĐGN một cách bền vững.
28/12/2009
HTX Nông - lâm - thủy sản Nguyễn Trãi (TXHG): Vươn lên trong cơ chế thị trường
HGĐT- Được thành lập năm 1988, ngành nghề sản xuất chính là trồng rừng, nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, HTX nông - lâm - thủy sản Nguyễn Trãi (TXHG) có chức năng, nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp đỡ mua con giống và làm cầu nối để giúp các gia đình xã viên vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế. Hoạt động này đã giúp các gia đình xã
28/12/2009
Đản Ván duy trì mục tiêu phát triển kinh tế
HGĐT- Xã Đản Ván (Hoàng Su Phì) là một trong những xã đặc biệt khó khăn về kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế. Tuy nhiên trong năm 2009, dưới sự quan tâm, chỉ đạo từ các cấp chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, UBND xã, cuộc sống người dân nơi đây đang dần khởi sắc, cái đói nghèo bị đầy lùi.
28/12/2009
Ưu tiên vốn vay cho đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Quang Bình
HGĐT- Những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Quang Bình luôn đạt ở mức cao, năm 2006 đạt 13,6%, năm 2007 đạt 17%, năm 2008 đạt 20,5% và thu nhập bình quân đạt 6,6 triệu đồng/người/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong huyện được nâng lên, hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm. Đóng góp vào kết quả này có vai trò tích cực của Chi
28/12/2009