HTX Nông - lâm - thủy sản Nguyễn Trãi (TXHG): Vươn lên trong cơ chế thị trường

17:06, 28/12/2009

HGĐT- Được thành lập năm 1988, ngành nghề sản xuất chính là trồng rừng, nuôi thủy sản, chăn nuôi gia súc, gia cầm, HTX nông - lâm - thủy sản Nguyễn Trãi (TXHG) có chức năng, nhiệm vụ chuyển giao các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giúp đỡ mua con giống và làm cầu nối để giúp các gia đình xã viên vay vốn ngân hàng đầu tư phát triển kinh tế. Hoạt động này đã giúp các gia đình xã viên thực hiện thành công nhiều mô hình kinh tế, trọng tâm là phát triển trồng rừng kinh tế, nuôi thuỷ sản.


Ngày mới thành lập, HTX đã thu hút, tập hợp được nhiều hộ trên địa bàn tham gia. Những hộ xã viên tham gia HTX đa phần đều có điều kiện thuận lợi về đất đai, ao hồ và đồi rừng, đồng thời có mong ước làm giàu bằng mô hình VACR nhưng chưa có điều kiện về vốn, khoa học kỹ thuật. Từ khi tham gia HTX, các xã viên đã phát huy được lợi thế, tiềm năng của gia đình mình. Lúc chưa tham gia HTX, các gia đình chưa hình thành rõ nét hướng phát triển kinh tế, mặc dù họ có những điều kiện thuận lợi để phát triển. Khi tham gia HTX được hướng dẫn cách làm ăn, kỹ thuật chăn nuôi, trồng rừng, nuôi thuỷ sản, tạo điều kiện cho vay vốn, các xã viên bắt đầu hình thành hướng phát triển kinh tế cho riêng mình. Đến nay, HTX có 17 xã viên ở 17 hộ gia đình, các hộ xã viên đều hình thành hướng phát triển kinh tế theo mô hình VACR kết hợp. Bác Trần Văn Thọ, Chủ nhiệm HTX, nguyên là kỹ sư thủy sản đã nghỉ hưu, người gắn bó với HTX ngay từ ngày đầu thành lập, cho biết: Trong 17 hộ xã viên có 12 hộ nuôi cá thịt và nuôi ương các loại cá giống theo hướng sản xuất hàng hoá. Tổng diện tích mặt ao, hồ của HTX hiện có trên 3 ha, hộ ít khoảng 1.000 m2, hộ nhiều 0,5 ha - 1 ha. Các hộ xã viên đa số là những cán bộ, công nhân nghỉ hưu nên khi vào HTX còn thiếu kinh nghiệm sản xuất, chăn nuôi. HTX đã đứng ra hướng dẫn các hộ về kỹ thuật ương, nuôi cá giống, cách phòng bệnh cho cá; đứng ra mua cá giống từ các Trung tâm nuôi trồng thủy sản T.Ư, trong tỉnh cung cấp cho các hộ. Đến nay, các hộ đã có nhiều kinh nghiệm trong nuôi các loại cá như trắm đen, chim trắng, chép lai, rô phi đơn tính...Nét nổi bật trong nuôi thủy sản là các xã viên rất coi trọng việc giữ uy tín sản phẩm, cá thịt được nuôi theo phương thức truyền thống, đó là kết hợp chăn nuôi lợn để lấy nguồn thức ăn cho cá hoặc cho cá ăn cám gạo, ngô, không cho cá ăn tăng trọng. Nuôi cá theo hình thức này, cá lớn chậm nhưng hạch toán kinh tế cao hơn bởi chất lượng thịt ngon, giữ được thị trường tiêu thụ. Sản lượng cá thịt bình quân hàng năm của HTX đạt 11 tấn và cung cấp cho thị trường hàng vạn con cá giống. Riêng từ tiền bán cá, trừ chi phí, bình quân mỗi hộ xã viên thu trên 10 triệu đồng. Cùng với việc nuôi cá còn kết hợp phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rừng kinh tế. Hiện nay, HTX có khoảng 10 hộ gia đình chăn nuôi lợn với quy mô, sản lượng lớn, bình quân mỗi hộ nuôi trên 10 con lợn/năm. Nhiều hộ phát triển trồng rừng kinh tế với tổng diện tích đất rừng 21 ha, chủ yếu là các loại cây như keo, mỡ, bạch đàn, quế…


Từ nguồn nuôi cá, chăn nuôi lợn, trồng rừng, cuộc sống của các hộ gia đình xã viên đã khá giả hẳn lên. Xét theo tiêu chí mới, hiện HTX có 40% hộ khá, 30% hộ giàu, còn lại là hộ trung bình khá. HTX đã xuất hiện nhiều mô hình kinh tế tổng hợp điển hình cho thu nhập cao từ 40 - 60 triệu đồng/ năm như: Gia đình ông Nguyễn Bá Ngãi, tổ 9 phường Nguyễn Trãi, từ nuôi cá, trồng rừng, chăn nuôi lợn cho thu nhập khoảng 60 triệu đồng; gia đình ông Nguyễn Đức Nhân, tổ 2 phường Nguyễn Trãi cũng nuôi cá, chăn nuôi lợn, trồng rừng cho thu nhập 50 triệu đồng/năm…


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ưu tiên vốn vay cho đầu tư phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn ở Quang Bình
HGĐT- Những năm qua, tốc độ tăng trưởng GDP của huyện Quang Bình luôn đạt ở mức cao, năm 2006 đạt 13,6%, năm 2007 đạt 17%, năm 2008 đạt 20,5% và thu nhập bình quân đạt 6,6 triệu đồng/người/năm. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc trong huyện được nâng lên, hàng nghìn lao động được giải quyết việc làm. Đóng góp vào kết quả này có vai trò tích cực của Chi
28/12/2009
Đản Ván duy trì mục tiêu phát triển kinh tế
HGĐT- Xã Đản Ván (Hoàng Su Phì) là một trong những xã đặc biệt khó khăn về kinh tế, giao thông đi lại khó khăn, trình độ dân trí hạn chế. Tuy nhiên trong năm 2009, dưới sự quan tâm, chỉ đạo từ các cấp chính quyền, đoàn thể, đặc biệt là sự chỉ đạo sát sao của Đảng uỷ, UBND xã, cuộc sống người dân nơi đây đang dần khởi sắc, cái đói nghèo bị đầy lùi.
28/12/2009
Làm tốt vai trò “bà đỡ” của nông dân
HGĐT- Xác định sản xuất nông – lâm nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu nền kinh tế của tỉnh, lĩnh vực quyết định đến đời sống của đại bộ phận dân cư, trong những năm qua, tỉnh đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực này, đồng thời đẩy mạnh sự chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, kịp thời, quyết liệt đối với các cấp, các ngành, sự đồng thuận nỗ lực của
26/12/2009
Phát triển rau mầm - một hướng đi an toàn và bền vững
HGĐT- Rau mầm là những loại rau được tạo mầm từ các loại hạt ăn được và được thu hoạch, sử dụng ở giai đoạn mầm. Tuỳ theo từng loại hạt mà nó tạo ra giá trị dinh dưỡng của các loại rau mầm khác nhau (Theo khái niệm của Viện Sinh học).
26/12/2009