Giúp Đồng Văn phát triển hệ thống canh tác vùng cao

16:41, 21/12/2009

HGĐT- Trong những năm qua, Dự án DPPR Đồng Văn đã tích cực thực hiện Tiểu hợp phần “Phát triển hệ thống canh tác vùng cao”. Với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực, Tiểu hợp phần đã giúp người dân nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện an ninh lương thực một cách hiệu quả, bền vững trên vùng cao núi đá đầy gian khó.


Phương pháp thực hiện Tiểu hợp phần đó là: Lấy hộ gia đình làm đơn vị thực hiện, trong đó ưu tiên hộ nghèo, hộ phụ nữ, hộ dân tộc thiểu số. Dự án cho vay hoặc hỗ trợ một phần kinh phí hay toàn bộ kinh phí để các hộ thực hiện mô hình sản xuất. Trong quá trình thực hiện, người dân đóng góp một phần kinh phí và công lao động. Ngoài hoạt động xây dựng mô hình sản xuất, Tiểu hợp phần cũng giành nhiều kinh phí để thực hiện hoạt động tập huấn nâng cao trình độ sản xuất cho người dân, đồng thời hỗ trợ cây giống và dụng cụ sản xuất cho người dân. Tất cả những hoạt động của Tiểu hợp phần đều rất có ý nghĩa đối với đồng bào vùng cao Đồng Văn bởi những hoạt động đó giải quyết cơ bản những khó khăn, hạn chế trong sản xuất ở vùng cao. Do đó, BQL Dự án huyện, xã tích cực triển khai, người dân đồng tình ủg hộ nên Tiểu hợp phần này luôn đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.


Trong hoạt động đào tạo, từ năm 2006 đến nay, đã có gần 50 lớp tập huấn được mở cho gần 2.000 lượt người là cán bộ khuyến nông, thú ý xã, thôn và người dân vùng thực hiện Dự án. Các lớp tập huấn tập trung chính vào việc đào tạo, hướng dẫn kỹ thuật mới trong sản xuất nông, lâm nghiệp, phòng trừ sâu bệnh, bảo quản sản phẩm nông sản…Do các lớp tập huấn cũng như nội dung đào tạo được thực hiện theo đề xuất của người dân trong các cuộc xây dựng kế hoạch hàng năm nên các lớp tập huấn, nội dung tập huấn đều được các học viên tham gia đón nhận tích cực, phát huy được hiệu quả, mục đích. Dự án cũng đã triển khai thêm hình thức tuyên truyền kỹ thuật sản xuất đến người dân thông qua các buổi chiếu Video tại thôn, bản. Nội dung phim vừa tuyên truyền những kết quả của Dự án trên địa bàn huyện, vừa đưa chi tiết về những mô hình đã được triển khai hiệu quả trên địa bàn…


Một trong những hoạt động được quan tâm thực hiện nhất đó là xây dựng các mô hình trình diễn trong sản xuất nông nghiệp. Hoạt động này không chỉ giúp người dân có thêm tư liệu sản xuất, góp phần xoá đói, giảm nghèo mà nó còn giúp bà con tận mắt thấy hiệu quả của các giống cây mới, tiếp cận trực tiếp kỹ thuật sản xuất tiên tiến. Đến nay, Dự án đã thực hiện tổng cộng 18 mô hình, trong đó có mô hình thử nghiệm giống đậu tương DT96 và sản xuất giống đậu tương DT84; mô hình hướng dẫn chăm sóc bón phân lần 1, lần 2 đối với ngô lai, ngô địa phương; mô hình trồng cỏ giống mới VA06...Các mô hình sau khi tổng kết đã thu được thành công rất cao, trong đó nhiều mô hình đã có ý nghĩa nhân rộng quy mô sản xuất như mô hình trồng cỏ giống mới VA06 tại xã Vần Chải. Đây là giống cỏ mới lần đầu tiên được trồng trên địa bàn xã và huyện, mới đầu diện tích chỉ có 0,5 ha. Với ưu thế về chất lượng, năng suất cao hơn hẳn so với giống cỏ Voi, Goatemala nên sau khi tổng kết mô hình vào tháng 10.2008, đến nay đa số các hộ dân trong xã đã nhân rộng diện tích cỏ VA06, không chỉ ở xã mà người dân trên địa bàn toàn huyện cũng đã bắt đẩu chuyển đổi sang trồng giống cỏ năng suất, chất lượng này. Đây chỉ là một trong rất nhiều mô hình có ý nghĩa nhân rộng mà Dự án đã thực hiện trên địa bàn Đồng Văn những năm qua.


Hoạt động hỗ trợ cây giống, dụng cụ sản xuất cũng đã được Dự án quan tâm. Từ khi triển khai đến nay, Dự án đã cung cấp 3.000 cây Lê đường Đài Loan. Hỗ trợ hàng trăm nghìn cây thông, sa mộc giống cho người dân trồng trên diện tích gần 50 ha. Ngoài ra, Dự án cũng đã hỗ trợ cho người dân nhiều dụng cụ sản xuất như: Thùng si lô; bình phun thuốc trừ sâu; máy tẽ ngô quay tay; máy thái rau, dao thái cỏ. Các dụng cụ này đều phát huy được hiệu quả đối với cuộc sống lao động sản xuất của người dân bởi nó được hỗ trợ theo nhu cầu thực tế.


Nhìn chung, các hoạt động của Tiểu hợp phần “Phát triển hệ thống canh tác vùng cao” trên địa bàn thực sự phát huy hiệu quả,nâng cao trình độ sản xuất, thu nhập cho người dân một cách bền vững, góp phần không nhỏ giúp các xã thực hiện tốt công tác xoá đói, giảm nghèo.


Khánh Toàn

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cục Thuế Hà Giang với mục tiêu cải cách và hiện đại hóa
HGĐT- Để thực hiện mục tiêu của Chiến lược Cải cách hành chính, hiện đại hoá hệ thống thuế trên phạm vi cả nước giai đoạn 2005-2010 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế, UBND tỉnh, Cục Thuế Hà Giang đã triển khai đồng bộ nhiều biện pháp nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý thuế, phù hợp với tình hình phát triển kinh
30/11/2009
Tổng kết mô hình khảo nghiệm giống ngô lai ssc557 tại huyện Quản Bạ
HGĐT- Vừa qua, Sở NN&PTNT Hà Giang phối hợp với Trung tâm Giống cây trồng và gia súc Phó Bảng huyện Đồng Văn, Công ty Cổ phần Giống cây trồng Miền Nam tổ chức tổng kết Mô hình khảo nghiệm giống ngô lai SSC 557 tại xã Quyết Tiến huyện Quản Bạ.
30/11/2009
Để các công trình thủy lợi phát huy hiệu quả
HGĐT- Trên địa bàn tỉnh hiện có 994 công trình thuỷ lợi phục vụ tưới cho gần 7 nghìn ha lúa Đông - xuân và trên 19 nghìn ha lúa Mùa. Tuy nhiên, kết quả rà soát của cơ quan chức năng xác định chỉ có 640 công trình vận hành tốt, 354 công trình bị hư hỏng cần được nâng cấp sửa chữa. Trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều công trình thuỷ lợi được sửa chữa, nâng cấp, đầu tư
18/12/2009
Diễn đàn Khuyến nông @ công nghệ
HGĐT- Sáng 15.12, tại Hội trường Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh phối hợp với Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư Quốc gia, Cục Lâm nhiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ công nghệ với chuyên đề: “Các loại cây lâm nghiệp ưu tiên cho các tỉnh miền núi phía Bắc”.
17/12/2009