Một số kết quả triển khai chương trình trồng cao su trên địa bàn tỉnh thời gian qua

17:33, 27/11/2009

HGĐT- Với chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng, tạo bước chuyển biếnhiệu quả trong sản xuất và tư duy của người nông dân, chương trình phát triển cây cao su là một hướng đi khá phù hợp với tỉnh ta.


Để triển khai trồng đại trà, việc trồng thử nghiệm là bước đi cần thiết và đã thành công với 9,2ha cao su trồng ở Vị Xuyên và huyện Bắc Quang. Hiện nay các diện tích trồng thử nghiệm, cây cao su đã bước sang năm phát triển thứ 2, qua thực tế quan sát và đánh giá của Ban quản lí chương trình trồng cây cao su, các diện tích trồng thử nghiệm phát triển rất tốt, đặc biệt là một số giống như GT1, RIM600, RRIC121. Với sự thích nghi điều kiện thổ nhưỡng, đến nay trung bình độ cao của cây đạt từ 3,5 – 4m.


Với 24 xã của 3 huyện Bắc Quang, Vị Xuyên và Quang Bình được quy hoạch, tổng diện tích có thể phát triển được cây cao su là 18.885ha. Kế hoạch phát triển từ 2009 – 2015 là 1 vạn ha cao su với tổng kinh phí đầu tư là 1.150 tỷ đồng. Từ sự hỗ trợ của tỉnh, sự nỗ lực trong công tác tuyên truyền, vận động, đến nay phần lớn người dân đã đồng tình tham gia chương trình trồng cao su, tổng số hộ dân tham gia đến thời điểm này là 598 hộ. Theo kế hoạch trồng 1.000 ha cao su trong năm 2009, đến nay diện tích tạm giao của các huyện cho Công ty Cổ phần cao su Hà Giang là 1.018ha. Tuy nhiên, từ nhiều khó khăn khác nhau khiến tiến độ khai hoang đến nay mới triển khai được 355,7ha. Công ty CPCSHG đã tiến hành trồng được 212,7ha. Trong đó, trồng ở Bắc Quang được 62ha, Vị Xuyên 60ha và cao nhất là tại Quang Bình đã trồng được 90,7ha.


Kinh phí hỗ trợ chuyển đổi cây trồng trên đất sang trồng cây cao su đến nay đã được tỉnh cấp với số tiền lên đến 3 tỷ đồng. Trong đó, người dân huyện Bắc Quang được hỗ trợ 1.300 triệu đồng, huyện Quang Bình được hỗ trợ 1.200 triệu đồng và huyện Vị Xuyên được 500 triệu đồng. Các huyện cũng đã tích cực giải ngân, hỗ trợ cho người dân. Để triển khai kế hoạch trồng cao su, Công ty CPCSHG đã tuyển dụng được 85 công nhân trực tiếp sản xuất, trong đó tuyển vào biên chế chính thức là 60 người, mức lương trung bình đạt 1,5 triệu đồng/người/tháng. Công nhân được tuyển dụng là con em các hộ dân ở trong vùng và hộ có đất tham gia chương trình cao su. Công ty CPCSHG cũng tạo điều kiện thuận lợi, đảm bảo cho công nhân một số chế độ như được hưởng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, trang bị bảo hộ lao động… Bên cạnh đó, Công ty còn góp phần giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động vào thời vụ khai hoang, đào hố, bón phân cho các diện tích cao su.


Sự có mặt của Công ty CPCSHG cũng đã góp phần mở đường các địa bàn trồng cao su, vừa phục vụ mục đích sản xuất, vừa thuận lợi cho người dân đi lại. Đến nay tại 3 xã: Trung Thành, Vô Điếm, Vĩ Thượng, Công ty đã thành lập được 3 tổ sản xuất và đầu tư trên 30km đường liên lô và đường lô, cải tạo, mở rộng nhiều đoạn đường dân sinh khác.


Bên cạnh những thuận lợi, có thể thấy việc triển khai chương trình trồng cây cao su trong thời gian qua còn gặp không ít khó khăn khiến cho tiến độ trồng theo kế hoạch đến nay chậm. Xuất phát từ những nguyên nhân như: Là năm đầu tiên thực hiện chương trình nên không tránh khỏi những vướng mắc nhất định về cách làm, cách vận động người dân. Thời tiết không thuận lợi cho việc tiến hành các khâu khai hoang đất. Từ khi có quyết định thực hiện kế hoạch trồng mới đến khi triển khai thực hiện thời gian ngắn, nhân dân chưa kịp thu hoạch lâm sản, hoa màu trên đất. Cùng với đó, cây cao su là cây trồng mới, việc phối kết hợp giữa các cấp, ngành còn chưa tốt, công tác tuyên truyền chưa mạnh. Khiến một bộ phận người dân còn hoài nghi, chưa thực sự tin tưởng vào chương trình trồng cây cao su. Căn cứ vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của các hộ dân đăng kí diện tích, nhưng khi tiến hành đo đạc thực tế có sự chênh lệch làm ảnh hưởng đến tâm lí người dân và khó khăn khi tính toán và trả tiền hỗ trợ. Một số diện tích đất không nằm trong vùng quy hoạch nên khi Công ty cao su mở đường qua gặp khó khăn. Một số hộ dân chưa nhận thức đầy đủ về chương trình phát triển cây cao su nên chưa tích cực tham gia góp đất, hoặc góp chưa hết diện tích đất đã đăng ký…


Chỉ còn vài tháng nữa sẽ bước vào trồng cao su vụ Xuân 2010, để có thể giải quyết những tồn tại nhằm đẩy mạnh tiến độ trồng cây cao su trong thời gian tới đòi hỏi các ngành chức năng, các địa phương cũng như Công ty CPCSHG cần phải nỗ lực hơn nữa, cùng thống nhất các biện pháp, cách làm để đảm bảo theo kế hoạch phát triển 1 vạn ha cao su mà tỉnh đã đề ra trong giai đoạn 2009 – 2015.


Phùng Nguyên

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang: Khai trương phòng giao dịch thị xã Hà Giang
HGĐT- Để không ngừng phát triển về quy mô cũng như chất lượng, đánh dấu sự trưởng thành, phát triển không ngừng, góp phần phục vụ sự nghiệp phát triển KT-XH của tỉnh, Ngân hàng ĐT&PT Hà Giang vừa tổ chức Khai trương Phòng giao dịch TXHG.
27/11/2009
Ngân hàng Công thương Việt Nam - Chi nhánh Hà Giang chính thức đi vào hoạt động
HGĐT- Sáng 24.11, Chi nhánh Ngân hàng Công thương (Vietin Bank) Chi nhánh Hà Giang đã chính thức đi vào hoạt động giao dịch tại trụ sở chính tổ 16, phường Minh Khai (TXHG).
27/11/2009
Cao Mã Pờ gắn phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh biên giới
HGĐT- Xã Cao Mã Pờ (Quản Bạ) có tổng số 8 thôn, bản, trong đó có 6 thôn giáp biên giới với huyện Malypho (Trung Quốc) gồm các thôn: Chín Trù Lìn, Thèn Ván I, II, Vả Thàng II, Vàng Chá Phìn, Chín Sang, địa hình phức tạp, có nhiều đường mòn qua biên giới. Toàn xã có 387 hộ, 2.037 khẩu thuộc các dân tộc Hoa Hán, Mông, Dao. Xã có 10 Chi bộ với tổng số 96 đảng viên.
27/11/2009
Xây dựng thôn bản vững mạnh ở Ngam Lim
HGĐT- Ngam Lim là thôn được được đánh giá cao trong xã Bản Díu (Xín Mần) về phong trào đoàn kết, xây dựng đời sống mới và là thôn “sáng” nhất nhì trong huyện Xín Mần về mọi phong trào khác. Ngam Lim nằm ngay dưới đỉnh Gia Long với 141 hội, 718 khẩu, với 98% dân số là đồng bào La Chí.
27/11/2009