Cam, quýt đầu mùa được giá

07:59, 19/11/2009

HGĐT- Hiện tại giá bán cam đang giao động trên địa bàn toàn tỉnh từ 10 – 12 ngàn đồng/kg, giá bán quýt từ 12 – 15ngàn đồng/kg. Với giá bán hiện tại đang cao hơn so với cùng kỳ năm trước từ 6 – 8ngàn đồng/kg. Tuy nhiên, giá bán cao, nhưng sản lượng cam, quýt lại sụt giảm đáng kể và theo khảo sát tại thị trường cho thấy nguồn “cung” nhỏ hơn “cầu”.


Qua đánh giá của 2 huyện trọng điểm cam, quýt của tỉnh là Bắc Quang và Quang Bình cho thấy vụ cam, quýt năm 2009 diện tích bị thu hẹp rất nhiều so với niên vụ trước. Bắc Quang hiện cũng chỉ còn gần 3.000 ha, Quang Bình diện tích cũng chỉ còn lại khoảng 1.750 ha. Song, đa phần diện tích cam, quýt đã cằn cỗi và sâu bệnh nhiều. Có 2 nguyên nhân dẫn đến diện tích cam, quýt bị thu hẹp là giá bán vụ trước quá thấp làm cho phần đa các nhà trồng cam bỏ “đói” vườn cam. Nếu tính cùng thời điểm này năm trước, giá bán cam lẻ qua các điểm, hoặc các đại lý trên địa bàn chỉ giao động từ 2.000 – 2.500đ/kg. Giá quýt cũng xoay quanh từ 6.000 – 8.000đ/kg. Khi đó là suy thoái kinh tế ở mức tồi tệ nhất đã làm ảnh hưởng đến sức mua. Còn giá cam, quýt dịp từ 20 – 24 (Tết âm lịch 2008) cũng chỉ giao động trong khoảng 4 – 6 ngàn đồng/kg. Đáng nói hơn là rất nhiều vườn quả Tết đến không có người mua. Thời điểm sát nút giao thừa Tết 2008, giá bán ở nhiều nơi không quá 2.000đ/kg (đặc biệt là các xã vùng sâu, xa ở Bắc Quang – Quang Bình). Ngoài Tết 2009 vừa qua, có một số nơi thuộc huyện Quang Bình như Yên Hà, Hương Sơn đồng bào đã không còn tự chủ nữa mà phá bỏ vườn cam. Hiện tượng tiêu cực trên đã được ngăn chặn kịp thời. Tuy nhiên nó cũng phản ánh sự sụt giảm giá bán đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng đầu tư, chăm sóc vườn cam của các hộ dân trong vùng cam. Đi từ tâm lí trên, còn ảnh hưởng không nhỏ của thời tiết năm 2009. Các nhà khoa học cho rằng, năm 2009 hiện tượng En-ni-nô quay trở lại làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh thái, đến sự phát triển của cam, quýt. Hiện nay thời tiết cực đoan đã phản ánh rõ. Hiện tượng nóng, khô hạn kéo dài. Đi kèm theo đó là sâu bệnh… đã làm cho phần lớn diện tích cam, quýt còn lại bị ảnh hưởng. Khảo sát ở một số vùng cam tốt trước kia như: Vĩnh Hảo – Tiên Kiều (Bắc Quang), hay Yên Hà - Hương Sơn (Quang Bình), thì diện tích cam, quýt đã đa phần nhiễm bệnh vàng lá, đổ ngọn, có gầu xanh ở đầu lá non, thối rễ… Bệnh thì không mới, nhưng mức độ nhiễm bệnh lại tăng cao. Thời tiết cực đoan, sâu bệnh lấn át, mức độ chăm bón thấp… đã đem lại kết quả không mấy tốt đẹp cho mùa cam năm nay. Tại thời điểm đầu mùa cam năm nay giá bán tăng, nhưng được dự báo “cung” nhỏ hơn “cầu” là điều không nghi ngờ nữa.


Thật tiếc, nếu cho rằng “cung” nhỏ hơn “cầu” thì người trồng cam lại càng có lãi. Điều đó không sai, tuy nhiên nó chỉ phản ánh đúng khi người trồng cam phải luôn luôn tuân thủ các giải pháp về kỹ thuật để tạo ra những vườn cam tốt, chất lượng quả cao, phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Phải biết nắm vững quy luật thị trường để có giải pháp điều tiết tiêu dùng, nâng cao giá trị cạnh tranh. Quan trọng hơn là sự tính toán đầu tư trồng vườn hợp lý làm cho “cung” phù hợp với “cầu” mới tạo ra giá trị đích thực trong sản xuất và phân phối lưu thông.


Đầu mùa cam năm nay giá cả xem ra khả quan đối với những nhà nông biết cách làm ăn và làm ăn có tính toán. Đồng thời cũng là lời cảnh báo nghiêm khắc với những lối làm ăn bừa bãi, buông thả. Qua đó cũng nhắc chúng ta một điều: Trong cơ chế thị trường đầy biến động, cạnh tranh hiện nay, mỗi nhà nông, nhà vườn, dù trồng cây gì, nuôi con gì, làm việc gì cũng đều phải làm tốt, làm chắc và tính toán, cân nhắc kỹ để tránh hiện tượng “được mùa - được giá - lại không có hàng để bán.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Đẩy nhanh tiến độ thi công đường Nà Chì - Nấm Dẩn.
HGĐT - Hết tháng 9.2009, công trình nâng cấp tuyến đường Nà Chì - Nấm Dẩn (Xín Mần) đã bước vào giai đoạn thi công nước rút nhằm hoàn thành vào cuối năm 2009, bàn giao đưa vào sử dụng khai thác đầu năm 2010.
30/10/2009
Quản Bạ khuyến khích phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp
HGĐT - Trong những năm qua, huyện Quản Bạ có nhiều cơ chế, chính sách và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế và năng suất lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng.
30/10/2009
Cần đầu tư giống và kỹ thuật cho nông dân Bắc Quang phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
HGĐT - Bắc Quang, một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, nơi tập trung số lượng ao, hồ tương đối lớn. Do vậy vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nơi đây cần phải có chính sách quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương.
30/10/2009
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
HGĐT- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là bước tiến quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm từng bước xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa. Mấy năm gần đây, tỉnh ta luôn kiên trì thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã tạo được hiệu quả tích cực. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Đế, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.
28/10/2009