Quản Bạ khuyến khích phát triển các ngành, nghề tiểu thủ công nghiệp

17:07, 30/10/2009

HGĐT - Trong những năm qua, huyện Quản Bạ có nhiều cơ chế, chính sách và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, từ đó dẫn đến quy mô sản xuất, hiệu quả kinh tế và năng suất lao động của các cơ sở sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày càng tăng.


Theo thống kê trên địa bàn huyện Quản Bạ hiện có tổng số 252 cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (gồm cả doanh nghiệp ngoài quốc doanh, các cơ sở cá thể và hợp tác xã). Trong đó, có 12 cơ sở sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng; 232 cơ sở xay xát, chế biến thức ăn gia súc; 18 cơ sở dệt vải thổ cẩm, chế biến thảo quả, miến dong…hoạt động với đủ các loại ngành, nghề sản xuất kinh doanh, trên nhiều địa bàn, lĩnh vực khác nhau. Các cơ sở xay xát, chế biến thực phẩm, khai thác vật liệu xây dựng được phát triển mạnh, một số cơ sở đã đầu tư kỹ thuật tiên tiến, sản xuất có hiệu quả, chất lượng sản phẩm được thị trường chấp nhận. Công tác dạy nghề, đào tạo nghề, phát triển tiểu thủ công nghiệp được coi trọng, thông qua sự hỗ trợ từ các chương trình khuyến công, chương trình của Liên minh HTX tỉnh, liên kết dạy nghề và tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp...đã hình thành hệ thống các cơ sở sản xuất thủ công nghiệp mới (HTX, tổ hợp tác, hộ gia đình) và khôi phục, phát huy được một số nghề thủ công truyền thống bước đầu kinh doanh có hiệu quả, tạo được nhiều việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn. Trong năm 2008, giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của huyện đạt trên 3.100 triệu đồng, chủ yếu các mặt hàng may mặc, dệt vải thổ cẩm, chế biến thảo quả, chế biến miến dong, khai thác vật liệu xây dựng. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp đã tạo ra khối lượng sản phẩm, hàng hoá lớn cung ứng, bán ra thị trường ước đạt 54.000m vải lanh thổ cẩm; 50 tấn chè; 2 triệu 200 nghìn viên gạch các loại, ngói 70.000 viên; khai thác đá, cát, sỏi 16.000m3; sản xuất nông cụ cầm tay 6.700 chiếc; xay xát gạo, ngô trên 5.000 tấn. Đặc biệt, nhiều cơ sở hoạt động trên lĩnh vực hàng may mặc, dệt vải thổ cẩm, chế biến thảo quả, miến dong, sản xuất rượu, chế biến chè…thường xuyên tạo việc làm cho 15 - 20 lao động, có thu nhập ổn định.


Nhìn chung, các cơ sở sản xuất kinh doanh tiểu thủ công nghiệp hoạt động trên địa bàn huyện Quản Bạ đã tiếp cận nhanh với nền kinh tế thị trường, kinh doanh đa ngành nghề, đa thu nhập, sản xuất những mặt hàng theo nhu cầu thị trường, thị hiếu người tiêu dùng…Tuy nhiên, số cơ sở tiểu thủ công nghiệp hoạt động không hiệu quả còn chiếm tỷ lệ cao, chủ yếu rơi vào các cơ sở dịch vụ nông nghiệp. Sở dĩ các cơ sở sản xuất dịch vụ tổng hợp hoặc ngành nghề làm ăn không hiệu quả bởi thiếu chủ động trong sản xuất, làm ăn thụ động, chưa theo kịp với những biến chuyển của kinh tế thị trường. Và một số cơ sở tiểu thủ công nghiệp sau khi được thành lập, mở mới nhưng không duy trì được hoạt động bởi nguồn vốn ít, mặt bằng kinh doanh nhỏ lẻ, manh mún. Để khắc phục những tồn tại, thúc đẩy các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp phát triển, huyện Quản Bạ đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ. Trong đó, có các biện pháp ưu tiên cho vay vốn theo lãi suất thấp được thực hiện khá đồng bộ, giúp các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp có thêm nguồn vốn hoạt động. Trong 9 tháng đầu năm 2009 đã có hàng chục cơ sở tiểu thủ công nghiệp được vay vốn với ngân sách hỗ trợ 50%; hỗ trợ vốn vay trong thời gian 3 - 5 năm tuỳ vào khả năng, thực lực của các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Kết qủa điều tra cho thấy, phần lớn các cơ sở tiểu thủ công nghiệp sau khi được vay vốn đều đi vào sản xuất kinh doanh ổn định, có lãi, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo thu nhập cho người lao động và cho xã viên.


Từ kết quả trên, huyện Quản Bạ đề ra phương hướng, mục tiêu để phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp cho những năm tới theo hướng phát triển nhanh, bền vững dựa trên cơ sở sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả cơ sở hạ tầng đã được đầu tư, nguồn tài nguyên sẵn có và các tiềm năng về lao động, thị trường; đầu tư phát triển cơ sở sản xuất CN - TTCN có quy mô hợp lý, phù hợp với tính chất của vùng nguyên liệu bằng công nghệ sản xuất tiên tiến, tạo khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao, giá thành hợp lý, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Mục tiêu của huyện là tập trung phát triển nhanh các lĩnh vực có thế mạnh như xây dựng thuỷ điện vừa và nhỏ, khai thác, chế biến nông - lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng; hình thành hệ thống sản xuất CN - TTCN hoạt động có hiệu quả, góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện, giải quyết nhiều việc làm cho lao động nông thôn. Phấn đấu đến năm 2015, hạ tỷ lệ lao động nông nghiệp xuống dưới 70%; tỷ lệ hộ nghèo còn 25%; tăng tỷ lệ lao động nông thôn được tập huấn, đào tạo nghề lên trên 40%.


Hoàng Ngọc

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Cần đầu tư giống và kỹ thuật cho nông dân Bắc Quang phát triển ngành nuôi trồng thủy sản
HGĐT - Bắc Quang, một huyện vùng thấp của tỉnh Hà Giang, nơi tập trung số lượng ao, hồ tương đối lớn. Do vậy vấn đề phát triển ngành nuôi trồng thuỷ sản nơi đây cần phải có chính sách quan tâm đúng mức của các cấp chính quyền địa phương.
30/10/2009
Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp
HGĐT- Chuyển đổi cơ cấu cây trồng là bước tiến quan trọng trong quá trình sản xuất nông nghiệp nhằm từng bước xây dựng nền nông nghiệp hàng hóa. Mấy năm gần đây, tỉnh ta luôn kiên trì thực hiện chiến lược chuyển đổi cơ cấu cây trồng và đã tạo được hiệu quả tích cực. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Hà Giang có cuộc trao đổi với ông Hoàng Văn Đế, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT.
28/10/2009
Huyện Bắc Quang tổng kết sản xuất nông - lâm nghiệp năm 2009
HGĐT- Ngày 23.10, tại xã Vô Điếm, huyện Bắc Quang đã tổ chức Hội nghị tổng kết sản xuất nông, lâm nghiệp năm 2009 và triển khai sản xuất vụ Đông - xuân năm 2009-2010.
28/10/2009
Công ty Xăng, dầu Hà Giang: Khánh thành Cửa hàng Xăng, dầu Thanh Thủy
HGĐT- Sáng 26.10, tại xã Thanh Thủy (Vị Xuyên), Công ty Xăng, dầu Hà Giang tổ chức Lễ khánh thành Cửa hàng Xăng, dầu Thanh Thủy. Dự Lễ khánh thành có lãnh đạo: Chi cục Đo lường chất lượng tỉnh; Phòng Cảnh sát môi trường, PCCC Công an tỉnh; huyện Vị Xuyên và xã Thanh Thủy.
28/10/2009