Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo ở Quản Bạ

16:46, 21/10/2009

HGĐT- Hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập luôn được Hội Phụ nữ huyện Quản Bạ xác định là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong các hoạt động của phong trào Hội. Nhờ chú trọng xây dựng các mô hình kinh tế mà nhiều chị em đã thoát nghèo.


 
Lớp tập huấn chăn nuôi giun quế cho chị em hội viên phụ nữ tại thôn Thống Nhất, xã Đông Hà (Quản Bạ).

Hiện nay, Hội Phụ nữ huyện Quản Bạ có 7945 hội viên, sinh hoạt ở 107 chi hội. Trong những năm qua, Hội đã thực hiện tốt chương trình hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, xoá đói giảm nghèo. Chị Ngô Thị Minh, Phó Chủ tịch Hội LHPN huyện Quản Bạ cho biết: Xác định một trong những nguyên nhân chính gây ra đói nghèo là do thiếu vốn và kiến thức khoa học kỹ thuật. Do đó, Hội đã phối hợp với các ngành liên quan, tuyên truyền, vận động hội viên phụ nữ thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đưa các loại giống lúa, giống ngô lai năng suất, chất lượng cao vào gieo trồng; tăng cường thâm canh tăng vụ, tăng năng suất cây trồng, vật nuôi. Trong 9 tháng đầu năm, Hội đã phối hợp với cán bộ khuyến nông viên các xã, thị trấn tổ chức được 11 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho 538 hội viên phụ nữ tham gia. Ngoài ra, Hội còn phối hợp với Trung tâm dạy nghề Hội LHPN tỉnh và Hội Phụ nữ cơ sở tổ chức mở được 5 lớp dạy nghề tại 3 xã: Cán Tỷ, Đông Hà, Quản Bạ, gồm các lớp như: Kỹ thuật dệt lanh và thêu hoa văn thổ cẩm dân tộc Mông, chăn nuôi thú y và trồng rau an toàn. Các hoạt động này đã tác động tích cực đến nếp nghĩ, cách làm của hội viên phụ nữ. Với đặc thù là huyện vùng cao, có diện tích rộng, thuần nông, chị em rất cần có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất nông nghiệp, phát triển kinh tế gia đình, do đó các cơ sở Hội đã đứng ra tín chấp cho chị em vay các nguồn vốn từ Ngân hàng CSXH và tập huấn cho chị em cách sử dụng vốn đúng mục đích và hiệu quả. Tổng các nguồn vốn do Hội Phụ nữ quản lý đến nay có số dư nợ 38.967 triệu đồng. Bằng nguồn vốn trên các chị đã đầu tư vào chăn nuôi lợn, trâu bò, đầu tư vào sản xuất kinh doanh…


Đặc biệt trong phong trào phụ nữ giúp nhau phát triển kinh tế gia đình, Hội đã chú trọng giúp đỡ các hộ nghèo do phụ nữ làm chủ hộ đã được cấp Hội thực hiện và duy trì bằng nhiều hình thức như: Giúp đỡ bằng ngày công lao động, cây giống, con giống, vốn, hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc nuôi trồng... Hội đã vận động các hội viên giúp đỡ được 2.113 ngày công, 1.570kg lương thực ăn lúc giáp hạt, 2.760 kg phân chuồng… Ngoài ra, Hội còn phối hợp với UBMTTQ huyện hỗ trợ kinh phí làm nhà mới cho 2 hộ nghèo ở xã Nghĩa Thuận và thị trấn Tam Sơn. Bên cạnh đó, Hội tiếp tục duy trì thực hiện các mô hình điểm phát triển kinh tế gia đình tại 11/13 xã, thị trấn với 16 mô hình như: Mô hình nuôi giun cho gia cầm, mô hình nấu rượu – chăn nuôi lợn, mô hình nuôi gà đen….


Bên cạnh việc giúp hội viên phát triển kinh tế gia đình, Hội Phụ nữ huyện Quản Bạ còn tích cực tuyên truyền, khuyến khích hội viên và gia đình xây dựng nếp sống văn hoá mới, tăng cường đoàn kết tương trợ các gia đình trong mọi lĩnh vực. Phong trào phụ nữ huyện Quản bạ trong thời gian qua đã tạo những bước chuyển biến mới, mang lại lợi ích thiết thực cho hội viên. Trong thời gian tới, Hội mong muốn tiếp tục được các cấp, ngành chức năng tạo điều kiện thuận lợi để hoạt động, nhất là tăng cường vốn vay cho hội viên. Đồng thời các tổ vay vốn cũng cần được tập huấn để nâng cao năng lực giám sát, quản lý sử dụng vốn đúng mục đích.


Hương Ly

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Huyện Hoàng Su Phì tổ chức Hội chợ Thương mại
HGĐT- Vừa qua, tại sân vận động trung tâm huyện Hoàng Su Phì đã diễn ra lễ khai mạc Hội chợ Thương mại lần thứ 4 năm 2009.
21/10/2009
Xây dựng các hồ chứa nước sinh hoạt ở Mèo Vạc
HGĐT- Với những khó khăn về địa hình, thời tiết, đặc biệt là sự khô hạn vào mùa đông ở các huyện vùng cao tỉnh ta đã khiếN việc đi tìm nguồn nước là nỗi mong mỏi bao đời của đồng bào các dân tộc, đồng thời cũng chính là nỗi trăn trở của bao thế hệ lãnh đạo các cấp ở tỉnh ta. Thấu hiểu vất vả của Cao nguyên đá trong những mùa đông hạn và giá rét, Chính phủ đã quyết định hỗ
19/10/2009
Hiệu quả nguồn vốn đầu tư ở những xã biên giới
HGĐT- Đa phần các xã biên giới của tỉnh ta đều nằm cách xa trung tâm huyện lỵ, điều kiện canh tác, sinh hoạt khó khăn, nhưng nhờ sự đầu tư từ các nguồn vốn của T.Ư như Chương trình 134, 135 và 120 nên hệ thống đường giao thông, đường điện, trụ sở làm việc của những xã biên giới được xây dựng kiên cố, khang trang.
19/10/2009
Đánh thức tiềm năng Cao nguyên đá lớn nhất của cả nước
HGĐT- Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn bao gồm 4 huyện: Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc và Yên Minh, với tổng diện tích khoảng 2.350km2, dân số trên 25 vạn người gồm trên 20 dân tộc. Vùng đất với 3/4 là đá này trải qua hàng trăm triệu năm biến đổi địa chất, đã hình thành nên những kiến tạo tự nhiên độc đáo, với những di sản kiến tạo địa mạo, địa chất hiếm nơi nào có được.
19/10/2009