Vai trò của cây cao su trong phát huy giá trị của đất lâm nghiệp và thay đổi tư duy sản xuất

16:31, 28/09/2009

HGĐT- Tỉnh ta có diện tích đất lâm nghiệp trên 550 ngàn ha. Nhiều năm qua, với sự quan tâm, khuyến khích của Nhà nước, lâm nghiệp đã không ngừng được đẩy mạnh, góp phần đáng kể vào việc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân.


 
Phát tài liệu tuyên truyền chính sách phát triển cây cao su ở Trung Thành (Vị Xuyên).

Tuy nhiên, từ thực tế có thể thấy, việc đầu tư cho phát triển lâm nghiệp với chủ trương phủ xanh đất trống, đồi núi trọc kết hợp với phát triển kinh tế gặp không ít khó khăn, chi phí cũng không nhỏ. Với sự đầu tư nhiều nhưng hiệu quả kinh tế chưa cao, hơn nữa, đầu ra cho các sản phẩm lâm nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi. Chính vì thế, đi tìm một loại cây có thể tạo ra bước đột phá nhằm mang lại hiểu quả kinh tế, đồng thời có thể làm thay đổi tư duy sản xuất cho người dân là một vấn đề luôn được tỉnh ta quan tâm.


Cây cao su được trồng hàng chục năm nay ở các tỉnh miền Nam, Tây Nguyên trở ra đến Hà Tĩnh, khẳng định hiệu quả kinh tế cao. Với địa bàn miền núi Tây Bắc có thời tiết, khí hậu khá tương đồng với những vùng trồng cây cao su thành công của tỉnh Vân Nam-Trung Quốc (Giáp với vùng Tây Bắc nước ta), thì có thể nói, khi cây cao su được đưa vào trồng, sẽ giải quyết được vấn đề phủ xanh đất trống đồi núi trọc, đặc biệt là tận dụng được những diện tích đất nghèo kiệt. Từ đó, vừa tạo ra hướng đi mới, thay đổi tư duy sản xuất, vừa đem lại giá trị kinh tế cao hơn nhiều lần so việc sản xuất lâm nghiệp truyền thống trước đây.


Để có cơ sở khẳng định cây cao su có thể trồng trên một số tỉnh miền núi Tây Bắc, đến nay các tỉnh như Sơn La, Hoà Bình, Điện Biên, Lai Châu và tỉnh Hà Giang đã trồng thử nghiệm thành công giống cây này với diện tích lên đến hàng trăm ha. Với sự quyết tâm của các tỉnh cùng với Tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (TĐCNCSVN) thành lập được Công ty cao su để đẩy mạnh việc phát triển cao su trên các địa bàn theo hướng đại điền. Một số tỉnh như Yên Bái, Phú Thọ cũng đang xúc tiến để có thể đưa cây cao su vào trồng…


Ở 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La, việc triển khai trồng cây cao su rất thuận lợi, không chỉ bởi cây cao su đã phát triển tốt ở những vùng đất trên mà còn bởi sự ủng hộ tích cực của người dân. Đến nay, tỉnh Lai Châu đã trồng được 1.000ha và dự kiến đến hết năm nay sẽ trồng được 2.500ha. Tại Sơn La, tổng diện tích cao su đã trồng đạt trên 3.700ha. Nhờ việc bàn giao đất trồng cao su ở các tỉnh thuận lợi đã tạo điều kiện để các công ty ở đó triển khai đẩy mạnh tiến độ theo kế hoạch đề ra. Qua đó, tại 2 tỉnh Lai Châu và Sơn La, Công ty cao su đã tuyển dụng trên 1.000 lao động, đồng thời hàng ngàn người dân cũng thường xuyên được tạo thêm việc làm nhờ các công việc khai phá, trồng và chăm sóc cao su…


Với Hà Giang, quyết tâm của tỉnh đã được thể hiện rõ thông qua việc xây dựng chương trình phát triển cây cao su đến năm 2015 sẽ trồng 10.000ha theo hướng đại điền. Đây là một chủ trương lớn, có tính chiến lược và đột phá, bởi vậy, tỉnh cũng đã có những chính sách hỗ trợ đối với người dân tham gia trồng cao su. Từ quyết tâm ấy, tỉnh đã tổ chức nhiều đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm trồng cao su ở các tỉnh Lai Châu, Sơn La và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc)…


Có thể nói, khác với nhiều chương trình thử nghiệm trước đây, việc trồng cây cao su là một chương trình mới. Người dân tham gia chương trình này chỉ phải góp đất và được tính là đóng cổ phần (1ha bằng 10 triệu đồng tiền cổ phần, sau chu kỳ trồng gần 30 năm nếu người dân không tiếp tục trồng thì đất vẫn là của người dân), đồng thời còn được tỉnh hỗ trợ thêm kinh phí theo các mức quy định… Phần còn lại, TĐCNCSVN đầu tư về máy móc, giống, cán bộ điều hành, tài chính, nhân công… Trên cơ sở đó, khi cây cao su cho sản phẩm, người dân sẽ được chia lợi nhuận theo mức cổ phần đóng góp. Đồng thời, trong suốt quá trình trồng, chăm sóc và khai thác cao su, nhiều người dân sẽ được tuyển dụng làm công nhân của Công ty cao su giống như các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên... Và như các vùng trồng cao su ở miền trong, khi cây cao su phát triển, thì đồng nghĩa với việc có sự đầu tư về đường sá, cơ sở vật chất... từ phía Công ty cao su, góp phần xây dựng bộ mặt nông thôn mới cho các địa phương tham gia chương trình trồng cao su.


Với chu kỳ 27 – 30 năm, cây cao su chắc chắn sẽ góp phần vào việc phủ xanh đất trống, đồi trọc, tạo ra hiệu quả về kinh tế, môi trường. Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Phú, Tổng giám đốc CT CPCS Hà Giang cho biết, trong 3 – 4 năm đầu mới trồng, Công ty sẽ tạo điều kiện cho người dân tăng gia sản xuất bằng cách trồng xen canh hoa màu trong vườn cao su, điều này vừa giúp cho người dân tận dụng tối đa tiềm năng của đất, vừa bảo vệ cây một cách tốt nhất. Trên cơ sở đó, khi cây cao su được triển khai có hiệu quả với giá trị cao gấp nhiều lần trồng cây lâm nghiệp truyền thống thì đây chính là điều sẽ làm thay đổi nhận thức về phát triển kinh tế cho người dân.


Giao Thư

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển kinh tế từ trồng rừng và chăn nuôi ở Bắc Mê
HGĐT- Diện tích rừng trồng mới tăng cao qua các năm, đàn gia súc tiếp tục tăng trưởng dù bị ảnh hưởng của thiên tai, dịch bệnh. Người dân có thu nhập chính đáng từ rừng, giá trị ngành chăn nuôi đang chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất nông - lâm nghiệp. Điều này khẳng định chủ trương phát triển kinh tế từ rừng và chăn nuôi đại gia súc ở Bắc Mê đã đi vào cuộc sống.
25/09/2009
Đẩy mạnh công tác khuyến nông góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp ở Mèo Vạc
HGĐT- Với điều kiện tự nhiên, địa hình vô cùng khó khăn, toàn huyện chỉ có khoảng 21.043ha đất canh tác. Vào mùa đông và xuân thường gặp hạn hán kéo dài, gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp cũng như sinh hoạt của nhân dân. Khắc phục những bất lợi đó, huyện Mèo Vạc luôn quan tâm, chỉ đạo ngành chức năng, trong đó có công tác khuyến nông chủ động tạo mọi điều kiện cho sản
25/09/2009
Lễ thả cá giống vào hồ Thủy điện Tuyên Quang
HGĐT- Sáng 21.9, Sở Nông nghiệp - PTNT tỉnh Hà Giang phối hợp với Trung tâm Khuyến nông, Khuyến ngư Quốc gia và UBND huyện Bắc Mê tổ chức buổi lễ thả cá giống tái tạo nguồn lợi thuỷ sản lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang.
23/09/2009
Chợ đầu mối km 26 công trình mang tính kinh tế - xã hội cộng đồng cao
HGĐT- Mới đây, Ban quản lý Dự án DPPR huyện Xín Mần đã đưa chợ đầu mối km 26 xã Thèn Phàng vào sử dụng. Công trình được đánh giá rất cao bởi có tác động sâu, rộng đến quá trình phát triển KT-XH trên địa bàn huyện.
23/09/2009