Quý II, chè mất mùa, mất giá

16:38, 31/07/2009

HGĐT- Quý II.2009, chè mất mùa, mất giá là đánh giá, nhận định chung của các khu vực trồng, chế biến và xuất khẩu chè của tỉnh.


 
 Những đồi chè ở Công ty Cổ phần chè Hùng An ít búp cho dù mức đầu tư không giảm.

Công ty Cổ phần chè Hùng An, đơn vị đầu đàn trong trồng, chế biến, xuất khẩu chè của tỉnh, cho biết: Sản lượng hết tháng 6, công ty mới thu được gần 700 tấn chè nguyên liệu, giảm hơn 20% so với cùng kỳ. Tại huyện Hoàng Su Phì, sản lượng hết 6 tháng đầu năm mới đạt trên 5.000 tấn, xấp xỉ 50% kế hoạch năm 2009 đề ra. Đáng nói là ở vùng cao, khí hậu cuối năm lạnh sớm, sản lượng sẽ giảm dần, dẫn đến khả năng không đạt sản lượng so kế hoạch đề ra rất khó tránh khỏi. Tương tự ở Xín Mần, sản lượng chè nguyên liệu mới chỉ đạt 2.300 tấn, bằng 32% kế hoạch năm không nằm ngoài con số sụt giảm sản lượng chè. ở Bắc Quang, Vị Xuyên, Quang Bình... cũng nhận định sản lượng chè búp tươi sụt giảm so với cùng kỳ. Có 2 lý do chínhđược xem là nguyên nhân dẫn đến sụt giảm sản lượng, đó là sự thay đổi khí hậu, môi trường và nguyên do chủ quan trong quá trình đầu tư chăm sóc từ năm trước. Đánh giá về trạng thái biến đổi khí hậu năm 2009, các Nhà khoa học xác định, Việt Nam là một trong 6 nước chịu ảnh hưởng lớn nhất do biến đổi khí hậu tác động trực tiếp vào kinh tế - xã hội. Các nhà nông gắn vùng chè thì nhận xét, bước sang quý II.2009 thời tiết có nhiều diễn biến phức tạp, nắngnóng sớm, mưa ít, sâu bọ, dịch bệnh hại cây trồng phát sinh không theo quy luật... Một số nhà vườn thì cho rằng: “Năm nay “chè ngủ” thời gian quá dài...”(!) Chè mất mùa, hiện người làm chè mới nhận ra là năm trước, khi chè mất giá, thậm chí có thời gian không có người mua chè nguyên liệu, nên đồng bào đã không chăm bón chè, bỏ mặc cho cây chè sống qua ngày...(!) Giờ đây họ mới thấy hậu quả cây chè... thiếu sức sống, dẫn đến ít búp. Ngành chức năng cũng đánh giá theo 2 cách nêu, dẫn đến cây chè sụt giảm sản lượng, thậm chí khó có thể hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch Nghị quyết HĐND các cấp đề ra của năm 2009.


Nói đến Hà Giang, người ta biết đến là vùng cam sành tuyệt vời, vùng chè Shan tuyết huyền thoại, cổ tích, nhưng nó cứ... vơi dần qua thời gian. Rất nhiều năm làm mà hiện giờ cây chè của tỉnh vẫn chỉ “gói” trong 13 doanh nghiệp, trên 400 cơ sở HTX chế biến chè, vẫn công nghệ, con người, dây chuyền sản xuất... cũ. Sản phẩm chế biến vẫn chưa thể “xuất thẳng”, thương hiệu chưa làm thành giá trị gia tăng, mà mới dừng lại ở phần bán nguyên liệu là chính.


Trong 2 nguyên do dẫn đến sản lượng chè búp nguyên liệu 6 tháng đầu năm giảm, có nguyên nhân chủ quan rất cần được nhìn nhận để đưa ra giải pháp. Giải pháp để phát triển cây chè thành thế mạnh không nằm ngoài sự đầu tư. Trong đó là sự đầu tư về tài lực của tỉnh, các cấp chính quyền cơ sở. Đầu tư từ các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu, không có sự đầu tư bài bản từ sản xuất đến tiêu thụ, thì chắc chắn cây chè vẫn ở tình trạng... bấp bênh như giai đoạn hiện nay. Biết rằng, trong nhiều năm, việc đầu tư trồng, đầu tư khuyến công mới chỉ dừng ở giai đoạn “đầu tư thô”. Điều đó đồng nghĩa với việc bán nguyên liệu, mà chưa bán được “giá trị gia tăng” của sản phẩm, bởi thiếu thương hiệu, hẹp thị trường.


Nhìn qua đời sống người làm chè để thấy thêm cuộc sống của họ còn rất nhiều khó khăn. Khảo sát giá thu mua ở các huyện: Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên, giá dao động từ 2.200 - 2.500 đ/kg, giá thu mua ở Hoàng Su Phì từ 2.500 - 2.700đ/kg, ở Xín Mần là 2.500đ/kg chè búp tươi, thấp hơn so cùng kỳ từ 200 - 700đ/kg. Sản lượng giảm, giá thu mua thấp, khi đó giá vật tư, giá đời sống sinh hoạt lại tăng hơn so cùng kỳ, dẫn đến cây chè đứng trước nguy cơ bị... bỏ đói dài.


Hơn lúc nào hết, cần có cơ chế, chính sách đầu tư thỏa đáng để cây chè, ngành chè phát triển bền vững.


Nguyễn Hùng

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Phát triển cây hồng không hạt ở Quản Bạ
HGĐT- Huyện Quản Bạ có thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, nhất là phát triển các loại cây công nghiệp như chè cây dược liệu như thảo quả, đỗ trọng, đương quy, xuyên khung, ấu tẩu...
31/07/2009
Bắc Mê đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò theo hướng hàng hóa
HGĐT- Bắc Mê với một huyện có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển chăn nuôi, trồng trọt. Từ những thế mạnh đó, Đại hội Đảng bộ huyện Bắc Mê khóa I, nhiệm kỳ 2005 – 2010 đã nêu rõ: Trong 5 năm tới, Bắc Mê tiếp tục xác định sản xuất nông nghiệp là trọng tâm, gắn trồng trọt với chăn nuôi đàn đại gia súc để phát triển kinh tế hộ gia đình…
31/07/2009
Kiểm tra sau thông quan góp phần chống thất thu ngân sách
HGĐT- Thống kê của Cục Hải Quan Hà Giang cho thấy, 6 tháng đầu năm có trên 160 doanh nghiệp, tư thương triển khai hoạt động XNK qua các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh. Tổng kim ngạch XNK đạt 42,7 triệu USD, giảm 50% so với cùng kỳ năm trước.
31/07/2009
Nỗ lực phục hồi đàn gia súc
HGĐT- Trận rét đậm, rét hại lịch sử trên 40 ngày đầu năm 2008 gây thiệt hại lớn cho tỉnh ta, làm 17.089/231.314 con trâu, bò bị chết do rét…, dẫn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng số lượng đàn trâu, bò mà tỉnh đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
29/07/2009