Nỗ lực phục hồi đàn gia súc

17:41, 29/07/2009

HGĐT- Trận rét đậm, rét hại lịch sử trên 40 ngày đầu năm 2008 gây thiệt hại lớn cho tỉnh ta, làm 17.089/231.314 con trâu, bò bị chết do rét…, dẫn đến việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng số lượng đàn trâu, bò mà tỉnh đề ra trong giai đoạn 2006 - 2010 sẽ gặp rất nhiều khó khăn.


 
 Đàn trâu ở Thuận Hòa (Vị Xuyên) đang được phục hồi và phát triển tốt.

Những con số của đợt rét đậm 2008.

Với nhiều lợi thế phát triển chăn nuôi đại gia súc, những năm qua, người dân tỉnh ta cũng nhận được nhiều sự hỗ trợ của Nhà nước để thúc đẩy phát triển chăn nuôi, góp phần xóa đói, giảm nghèo bền vững. Việc phát triển đàn trâu, bò được quan tâm mạnh mẽ, đã tạo nên những kết quả đáng khích lệ trong phong trào phát triển chăn nuôi theo hướng hàng hóa, giúp nhiều hộ dân vượt khó, vươn lên thoát nghèo. Trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã xây dựng nhiều chương trình hỗ trợ cho nhân dân từ năm 2005 để đến năm 2010 sẽ phát triển đàn trâu, bò đạt 308.706 con; bình quân mỗi hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn sẽ có từ 1 – 3 con trâu, bò... Theo con số của ngành Nông nghiệp, tính đến cuối năm 2007, toàn tỉnh có 230.065 con trâu, bò, trong đó trâu 147.016 con, bò 83.049 con.


Tuy nhiên, sự bất ngờ của đợt rét năm 2008, trong đó có cả nguyên nhân từ sự chủ quan của không ít địa phương, của người dân… nên đã dẫn đến sự thiệt hại lớn về đàn gia súc. Số lượng đại gia súc toàn tỉnh đã giảm đi 7,4%, trong đó tỷ lệ bê, nghé chết chiếm đến 50,8%.


Nỗ lực vực dậy và những tín hiệu lạc quan.

Với nỗ lực của tỉnh, cùng các ngành, các cấp, ngay sau thiệt hại, tỉnh đã có những chính sách hỗ trợ kịp thời, khẩn trương chỉ đạo các địa phương khôi phục lại đàn trâu, bò cũng như toàn lĩnh vực nông nghiệp. Qua đó, từ nguồn kinh phí hỗ trợ theo Quyết định số 602/QĐ-TTg của Chính phủ, cùng với sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, các địa phương đã được hỗ trợ 36.343 triệu đồng để khắc phục hậu quả thiệt hại, chủ yếu hỗ trợ cho đàn trâu, bò. Trong đó, ngân sách Trung ương hỗ trợ là 23.496 triệu đồng, ngân sách địa phương là 6.952 triệu đồng, nguồn tài trợ, ủng hộ của các tổ chức cá nhân là 2.163 triệu đồng, nguồn dự phòng ngân sách tỉnh là 2.394 triệu đồng, dự phòng ngân sách huyện là 2.394 triệu đồng.


Trên cơ sở đó, tính đến tháng 11.2008, tỉnh và các huyện, thị đã tập trung các nguồn kinh phí để thực hiện hỗ trợ, khắc phục thiệt hại, khôi phục lại sản xuất. Tổng số kinh phí giải ngân hỗ trợ lên đến 38.680,8 triệu đồng. Các hộ có trâu, bò chết đã được hỗ trợ theo đúng quy định. Bên cạnh đó, có 3.007 hộ được hỗ trợ làm chuồng trại, 921 hộ được hỗ trợ trồng cỏ; số trâu, bò của hộ nghèo được hỗ trợ tiền mua thức ăn là 25.389 con… Ngoài kinh phí trên, theo số liệu thống kê của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hàng ngàn hộ nghèo trong tỉnh đã được khoanh nợ, trong đó ưu tiên các hộ bị thiệt hại do đợt rét đậm để bố trí cho vay thêm, vay mới vốn để mua trâu, bò… Qua đó, từ năm 2008 đến nay đã có 42.055 lượt hộ được vay 693.446 triệu đồng, trong đó có 485.412 triệu đồng để đầu tư cho chăn nuôi.


Các địa phương cũng đã tích cực thực hiện các giải pháp nhằm khôi phục lại đàn đại gia súc như tiếp tục hỗ trợ về giống, vận động nhân dân đẩy mạnh mở rộng các các diện tích trồng cỏ chăn nuôi, triển khai tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các dấu hiệu bệnh dịch trên đàn gia súc… Điển hình là các địa phương như : Vị Xuyên, Quản Bạ, Mèo Vạc, Bắc Quang, Yên Minh..., qua đó từng bước tạo điều kiện cho đàn đại gia súc phát triển.


Rút kinh nghiệm sâu sắc từ thiệt hại, các huyện đã chú trọng mạnh đến công tác tuyên truyền, vận động nhân dân từng bước thay đổi tập quán chăn nuôi. Thông qua việc xây dựng các mô hình làm chuồng, trại chống rét, cách chế biến, bảo quản và dự trữ thức ăn cho gia súc trong mùa đông. Đặc biệt trong vụ rét cuối năm 2008, đầu năm 2009, các huyện đã nâng cao tinh thần chủ động, chỉ đạo các địa phương triển khai mạnh mẽ các phương án phòng, chống rét và dịch bệnh cho gia súc. Người dân sau thiệt hại đã nâng cao ý thức, tự chủ động bảo vệ đàn gia súc trước sự đe dọa của tự nhiên. Với chủ trương chuyển các diện tích đất xấu sang trồng cỏ chăn nuôi, cùng với sự hỗ trợ, ưu đãi về vốn, diện tích trồng cỏ phục vụ chăn nuôi vẫn tiếp tục được phát triển mạnh, đặc biệt có hàng ngàn ha đất xấu đã được chuyển sang trồng cỏ. Tính đến tháng 6.2009, tổng diện tích trồng cỏ luỹ kế toàn tỉnh là 13.415,2 ha, trong đó diện tích đã trồng mới trong 6 tháng đầu năm là 1.832,7 ha, từ đó cho thấy tư duy chăn nuôi đã từng bước chuyển biến, không quá dựa vào tự nhiên.


Trao đổi về những yếu tố tác động giúp đàn đại gia súc phục hồi nhanh, ông Phạm Văn Mão, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho rằng, sau đợt rét đậm 2008, do sự điều tiết tự nhiên của thị trường, giá trâu, bò, đặc biệt là trâu, bò giống đã tăng lên rất nhiều nên việc bán trâu, bò ra bên ngoài tỉnh hoặc giết mổ sẽ được hạn chế hơn so với trước. Cùng với các chính sách hỗ trợ khôi phục chăn nuôi giúp cho việc khôi phục số lượng đàn trở nên nhanh chóng hơn. Ông Mão nhận định, số lượng đàn trâu, bò trong thực tế hiện nay có thể còn cao hơn rất nhiều so với con số thống kê được. Nhiều huyện đã có sự quan tâm, đầu tư đúng hướng nên có tốc độ khôi phục đàn trâu, bò khá tốt như: Vị Xuyên, Bắc Mê, Hoàng Su Phì...


Nhờ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cùng với các biện pháp hỗ trợ tích cực của các cấp, có thể nói đã từng bước phục hồi sự phát triển của đàn đại gia súc. Theo báo cáo của Cục thống kê tỉnh, đến nay tổng đàn đại gia súc đã có những tín hiệu tăng trưởng tốt. Tổng đàn trâu, bò tính đến thời điểm 1.4.2009 là 243.372 con, so với khoảng trên 212 ngàn con ở thời điểm sau đợt rét đậm 2008. Trong đó, đàn trâu có 150.710 con, bò có 92.662 con. Với sự tăng trưởng của đàn trâu, bò hàng năm đạt khoảng 5% cùng với những thiệt hại sau rét năm 2008, thì năm 2010 khó có thể đạt mục tiêu mà tỉnh đề ra, nhưng với tiềm năng, thế mạnh, với sự hỗ trợ của các ngành, các cấp cùng với ý thức của người dân đã được nâng lên, từ đó sẽ tạo đà phát triển vững chắc cho đàn trâu, bò trong thời gian tới.


Huy Toán

Ý kiến bạn đọc


Cùng chuyên mục

Ghi nhận sau 1 năm ở vườn cao su thực nghiệm thôn Cốc Héc, xã Trung Thành
HGĐ- TĐúng ngày 2.7.2009 là tròn 1 năm cây cao su được trồng tại vườn trồng thực nghiệm ở thôn Cốc Héc, xã Trung Thành (Vị Xuyên), chúng tôi có dịp trở lại đây để được ngắm nhìn những cây cao su trên vùng đất mới. Trong cái nắng rát bỏng của tháng 7, nhưng những cán bộ khuyến nông của xã Trung Thành và cán bộ kỹ thuật của Công ty CPCSHG vẫn hồ hởi đưa chúng tôi về thôn Cốc Héc.
29/07/2009
Thực trạng sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh những tháng đầu năm 2009
HGĐT- Năm 2009, kinh tế thế giới tiếp tục bị suy giảm đã tác động xấu đến tình hình sản xuất công nghiệp của tỉnh. Song với quyết tâm phấn đấu hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ của năm 2009 và cả giai đoạn 2006 - 2010, ngành Công nghiệp tỉnh quyết tâm khắc phục khó khăn, đẩy mạnh sản xuất góp phần vào thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu phát triển KT – XH của tỉnh mà Nghị
29/07/2009
Hoàng Su Phì xây dựng thương hiệu chè xanh chất lượng cao
HGĐT- 3 năm thực hiện Nghị quyết chuyên đề của HĐND huyện về Quy hoạch, phát triển cây chè giai đoạn 2007-2010, Hoàng Su Phì đã xây dựng được vùng chè rộng lớn ở 12 xã với diện tích trên 3,5 nghìn ha. Cùng với việc mở rộng diện tích, Hoàng Su Phì còn khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng nhà máy chế biến với công nghệ hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm chè chất lượng
29/07/2009
Huyện Quản Bạ Triển khai sản xuất vụ Hè – thu
HGĐT- Sáng 28.7, UBND huyện Quản Bạ tổ chức Hội nghị sơ kết sản xuất vụ Đông - xuân và triển khai các nhiệm vụ tổ chức sản xuất vụ Hè - thu năm 2009.
29/07/2009